Đăng ký nhận báo giá



Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non: Thực trạng và giải pháp

(4.3/5) (15 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 18/06/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 18/06/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở các trường đại học, hay các bậc phổ thông, trung học. Hiện nay, công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quá trình chăm sóc, giảng dạy trẻ em được nhiều cơ sở giáo dục mầm non áp dụng. 

Bộ GDĐT đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết. Bắt đầu từ việc số hóa, gắn mã định danh cho hồ sơ học sinh, giáo viên. Đến việc ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào hệ thống cơ sở vật chất của trường... đều được xem là một bước của chuyển đổi số. 

Cùng VR360 tìm hiểu ngay về những lợi ích, những khó khăn cũng như giải pháp để áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục mầm non thành công trong nội dung bài viết! 

Chuyển đổi số giáo dục mầm non là gì?

1. Chuyển đổi số giáo dục mầm non là gì? 

Có rất nhiều nghiên cứu bàn luận về chủ đề chuyển đổi số trong giáo dục mầm non. VR360 xin được trích dẫn định nghĩa từ một nghiên cứu của Phó Hiệu trưởng Trường Mầm Non Cam Phúc Nam như sau: 

Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là quá trình đưa công nghệ mới vào công tác giáo dục và đào tạo. Giúp trẻ tiếp cận với những phương pháp học tập hiện đại, phát triển tốt hơn về các kỹ năng số. Đây là một hướng đi mới trong giáo dục mầm non giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tải công việc cho giáo viên và tạo ra các cơ hội học tập trên môi trường số. 

Cụ thể, chuyển đổi số trong giáo dục mầm non bao gồm quản lý thông tin từ việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết. Các thông tin bao gồm trường, lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính,... Thực hiện công tác số hóa, gắn mã định danh cho hồ sơ học sinh (số hóa các thông tin về lý lịch, quá trình học tập, rèn luyện, sức khỏe…).  

Bên cạnh đó, sử dụng các công nghệ số như máy tính, máy chiếu, các thiết bị truy cập internet và các ứng dụng giáo dục để tăng cường khả năng học tập của trẻ. Với việc sử dụng các công nghệ này, trẻ sẽ có cơ hội tiếp cận các kiến thức mới một cách nhanh chóng và đồng thời cũng giúp giáo viên theo dõi được quá trình học tập của từng trẻ một cách chính xác hơn. 

Dựa trên đây, có hai nội dung chính cần tập trung đó là: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá dựa trên việc ứng dụng triệt để công nghệ số. 

Vậy đến thời điểm hiện tại, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào ở các trường mầm non? Theo dõi nội dung đề cập đến thực trạng của chuyển đổi số trong giáo dục mầm non dưới đây.  

2. Thực trạng và khó khăn trong chuyển đổi số tại các trường mầm non

2.1 Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục mầm non hiện nay

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, có 465 đơn vị trường mầm non công lập và 858 đơn vị trường mầm non tư thục đã được số hóa toàn bộ hồ sơ. Trong đó, các cơ quan, tổ chức đều chú trọng đến công nghệ, lấy đó là mục tiêu chung để phát triển. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả quản lý trên nền tảng số. 

Nhìn chung, các trường học đã có sự tiếp xúc ít nhiều với chuyển đổi số. Tuy nhiên để triển khai một cách bài bản, đồng bộ trong hệ thống giáo dục và đào tạo mầm non còn là một nhiệm vụ cần thời gian. Cần thận trọng trong việc đổi mới, đưa công nghệ vào môi trường học tập và giảng dạy bởi những hạn chế về kiến thức công nghệ thông tin và kĩ năng sử dụng phần mềm còn chưa thuần thục. Việc thích nghi với thay đổi vẫn đang là thách thức lớn với nhiều cơ sở giáo dục mầm non.   

Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục mầm non hiện nay

Chuyển đổi số ở bậc mầm non trong năm 2022 - 2025 được chia làm 3 giai đoạn:  

  • Giai đoạn 1 hoàn thành trước khi kết thúc năm học 2021 - 2022, đảm bảo các trường học đều có những nhận thức về chuyển đổi số và bắt đầu có những kế hoạch để triển khai toàn diện.  
  • Giai đoạn 2 hoàn thành trước năm 2023, đảm bảo 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được quản lý bằng hồ sơ số, 100% trẻ mầm non được quản lý bằng hồ sơ số với mã định danh duy nhất, xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo…  
  • Giai đoạn 3 phát triển quy mô dữ liệu trong quản lý 2023 - 2025 với việc xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên hỗ trợ giảng dạy, học liệu số, bài giảng điện tử mầm non, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về thư viện và thư viện điện tử của cơ sở giáo dục mầm non… 

   >>> Bạn có thể quan tâm đến chủ đề chuyển đổi số trong giáo dục: Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục tiềm năng như thế nào? 

 2.2 Những khó khăn mà nhà trường đối mặt khi thực hiện chuyển đổi số  

Bên cạnh những đơn vị đã triển khai chuyển đổi số thành công thì vẫn còn nhiều trường mầm non chỉ mới bắt đầu tiếp cận đến quá trình này. Có thể bắt nguồn từ một số khó khăn dưới đây khiến công tác số hóa ở nhiều trường học phải trì hoãn.  

Đầu tiên, nguồn ngân sách hạn hẹp: Vấn đề về tài chính là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi số trong giáo dục mầm non. Các trường học chưa thực sự để tâm đến việc trích ra một phần ngân sách để phát triển hay đầu tư một công nghệ mới vào hệ thống giáo dục. Bên cạnh đó để ứng dụng chuyển đổi số thường phải tốn khá nhiều kinh phí của nhà trường. Vì vậy nhiều trường học mầm non hiện nay vẫn chưa sẵn sàng để có thể chuyển đổi số toàn diện trong hệ thống giáo dục đào tạo.    

Tiếp đến, vấn đề khan hiếm về nguồn lực cũng khiến công tác chuyển đổi số trở nên khó khăn. Để có thể thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục thành công không thể thiếu sự cống hiến của các giáo viên có sự hiểu biết về công nghệ. Đây không phải là một vấn đề dễ dàng giải quyết bởi trường mầm non thường xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn lực về nhân lực. Rất khó để tuyển dụng một giáo viên mầm non “đa năng” vừa có thể chăm sóc giáo dục trẻ, lại có thể đảm bảo cho công cuộc chuyển đổi số thực hiện thuận lợi. 

 Những khó khăn mà nhà trường đối mặt khi thực hiện chuyển đổi số

Sự riêng tư và bảo mật online cũng là một trong những thách thức lớn khi ứng dụng công nghệ vào trường học. Bởi tính bảo mật về quyền riêng tư và an toàn cho học sinh lúc này dễ dàng bị xâm phạm bởi một số thế lực mạng nào đó. Việc sử dụng kỹ thuật số đòi hỏi có những biện pháp kiểm soát truy cập và bảo mật cao, đồng thời tuân thủ những quy tắc và sự riêng tư của học sinh. 

Thiếu kỹ năng và kiến thức về công nghệ: Lĩnh vực giáo dục mầm non cần nhân sự am hiểu về công nghệ để thực hiện chuyển đổi số. Thế nhưng, không phải thầy cô nào cũng có thói quen sử dụng công nghệ, nhiều thầy cô và nhân viên trong trường vẫn chưa trang bị kiến thức để thực hiện chuyển đổi số.  

Cuối cùng là sự chậm trễ trong việc đổi mới tư duy: Một số cơ sở mầm non vẫn chưa thể thích nghi với sự thay đổi trong cách giảng dạy. Vẫn giữ văn hóa truyền thống và thói quen khi dạy học, điều này gây cản trở trong việc thích nghi với chuyển đổi số.   

Xem chủ đề cẩm nang chuyển đổi số tại bài viết Cẩm nang chuyển đổi số phần 1Cẩm nang chuyển đổi số phần 2

3. Lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục mầm non 

   - Tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn cho trẻ: Trẻ nhỏ rất tò mò và dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp quá trình học tập và tiếp thu của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chuyển đổi số tạo nên một môi trường học tập mới thuận tiện và thú vị bởi những thiết bị mới, những phương pháp dạy học mới trong trường học.  

Lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục mầm non

   - Giúp trẻ phát triển kỹ năng số học và công nghệ từ khi còn nhỏ: Ứng dụng chuyển đổi số trong trường học mầm non giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị công nghệ hiện đại. Là thế hệ tương lai của đất nước, việc tiếp xúc công nghệ ngay từ nhỏ sẽ giúp quá trình chuyển đổi số sau này trở nên dễ dàng hơn trong việc nhận thức về tầm quan trọng của sự thay đổi này.  

   Nâng cao chất lượng giảng dạy: Ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động dạy học giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Thông qua những phần mềm giáo dục giúp học sinh phát huy kỹ năng tính toán và phản ứng nhanh chóng trong môn toán học, khoa học và trau dồi kiến thức ngoại ngữ… bằng những hoạt động trực quan và tương tác. 

   Giúp trẻ rèn luyện thói quen tự học: Công nghệ số giúp trẻ phát huy kỹ năng tự học và tự phát triển bản thân. Nhờ vào các ứng dụng học trực tuyến hoặc những công cụ giúp ghi lại nội dung của buổi học, các em học sinh có thể truy cập tài liệu học tập online, làm các bài tập tự kiểm tra và tự nhận xét, theo dõi quá trình học tập hiệu quả hơn. 

Giúp trẻ rèn luyện thói quen tự học

   Hỗ trợ cá nhân hóa dạy học: Việc chuyển đổi số trong giáo dục mầm non cho phép thầy cô theo dõi quá trình tiếp thu, học tập của trẻ nhỏ. Từ đó có thể thiết lập một chương trình học dành riêng cho mỗi trẻ, giúp quá trình giảng dạy và tiếp thu giữa giáo viên và học sinh trở nên hiệu quả hơn khi các bạn nhỏ có thể tiếp cận những nội dung kiến thức phù hợp với bản thân. Các phần mềm giáo dục có thể hình thành những bài học tuỳ chỉnh căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các em. 

   Mở rộng quy mô giáo dục: Điều này mang đến cơ hội được học tập cho các trẻ em tại những vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh hoặc khó tiếp cận với việc đến trường. Những phần mềm học tập online và tài liệu cho phép trẻ tự học tập từ xa và truy cập vào bài giảng một cách đơn giản. 

4. Các giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục mầm non 

4.1. Ứng dụng phương tiện thông tin 

Giải pháp ứng dụng cơ bản nhất dành cho các giáo viên, trường học chính là xử dụng các phương tiện thông tin như điện thoại di động, máy tính giúp cung cấp tài liệu, bài học cho trẻ một cách thuận tiện hơn. Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể thiết lập nên những trò chơi giáo dục và tương tác với học sinh tạo nên sự thu hút và hứng thú hơn trong việc đến trường. Những phương tiện này tiếp cận một cách mới mẻ cho việc học tập và rèn luyện kỹ năng cho trẻ em. 

4.2. Mạng xã hội và truyền thông 

Ứng dụng mạng xã hội và truyền thông là một trong những giải pháp quảng bá hình ảnh và năng lực của trường học đến các bậc phụ huynh một cách hiệu quả. Thông qua website, fanpage để cập nhật những hình ảnh, sự kiện của trường. Đây là phương thức đơn giản để duy trì kết nối, tương tác và chia sẻ một cách nhanh chóng và trực tiếp. Có vô số cơ hội học tập trên các website này, giúp trẻ em học tư xa hiệu quả. 

4.3. Robot và trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số giáo dục mầm non  

Khi ứng dụng AI và Robot trong các trường mầm non tạo nên cơ hội tiếp cận với những công nghệ hiện đại tạo nên sự hứng thú và chủ động tìm hiểu của học sinh. Giúp trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin bài giảng, trò chơi giáo dục trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, việc ứng dụng này còn hỗ trợ trẻ trong việc tư duy và sáng tạo thông qua phương pháp học tập, giáo dục trực tuyến.  

Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non: Thực trạng và giải pháp

4.4. Phần mềm quản lý học tập online  

Các phần mềm giảng dạy trực tuyến với nội dung vô cùng sáng tạo giúp các bạn trẻ học tập và tiếp thu hiệu quả hơn. Nền tảng này cho phép các thầy cô có thể quản lý giáo án, bài giảng được biên soạn và lưu trữ một cách khoa học. Học sinh có thể chủ động truy cập vào các ứng dụng dạy học, bài giảng online để có thể hoàn thành các bài tập. Các phần mềm quản lý này sẽ cung cấp một số công cụ để theo dõi tiến độ học tập, quản lý hồ sơ học sinh, xây dựng bài kiểm tra và phân tích kết quả. 

4.5. Ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường 

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR và Thực tế ảo tăng cường AR vào đào tạo và giảng dạy mang đến trải nghiệm học tập tương tác một cách trực quan giúp trẻ em khám phá không gian ảo, kết nối với những đối tượng 3D và trực quan hóa khái niệm trừu tượng. Các bạn trẻ không có cơ hội được khám phá môi trường bên ngoài nhiều, thông qua các chuyến tham quan ảo sẽ giúp các bạn nhỏ được trải nghiệm những điều mới mẻ, được tự do tương tác vô cùng chân thật. 

Một số dự án ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong trường học mà VR360 đã thực hiện: 

     Trường Mầm non Wonderland Đà Nẵng

Chuyến tham quan thực tế ảo không gian trường học giúp quý phụ huynh có thể đánh giá được vị trí địa lý, môi trường giáo dục cùng các vật chất hiện đại trong quá trình trải nghiệm. Phụ huynh có thể chủ động tham quan các phòng học ở các tầng, khu vực vui chơi, thư viện, các thiết bị tại phòng y tế và đặc biệt là phòng bếp - một trong những nỗi lo của mỗi phụ huynh về chất lượng bữa ăn của con mình. Tất cả sẽ được giới thiệu chỉ trong một chuyến tham quan ảo. 

Trường Mầm non Wonderland Đà Nẵng

     Trường Đại học Swinburne Đà Nẵng

VR360 mang đến cho các bạn sinh viên một trải nghiệm thú vị khi bước chân vào cánh cửa đại học. Với chuyến thăm quan thực tế ảo giúp các bạn sinh viên có cái nhìn chân thật nhất về môi trường học tập, cùng các thiết bị, cơ sở vật chất của trường. VR360 đã tích hợp các tính năng như thông tin, hình ảnh và hướng dẫn vị trí, để các bạn sinh viên mới có thể dễ dàng hình dung và tìm kiếm các vị trí như phòng tuyển sinh, phòng học, thư viện,… mà không cần mất quá nhiều thời gian. Dưới góc nhìn 360 chi tiết và sắc nét giúp phụ huynh và sinh viên có được những trải nghiệm tuyệt vời khi tham quan. 

Trường Đại học Swinburne Đà Nẵng

Bộ GD-ĐT đang chủ trương hoàn thành công tác chuyển đổi số trong giai đoạn 2023-2025. Không chỉ riêng những trường đại học, trường trung học mới áp dụng triển khai mà cả những trường mầm non trên cả nước cũng sẵn sàng cho việc thay đổi này. Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết về chuyển đổi số trong giáo dục mầm non, VR360 hy vọng các trường mầm non có thể vượt qua những khó khăn và lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp. 

Bài viết được biên soạn vào năm 2023 và được cập nhật, chỉnh sửa vào năm 2024 để bảo đảm tính toàn vẹn, chính xác của nội dung.  

Bài viết liên quan:

 


LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360 
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT 

- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline:  0935 690 369  
- Email: infor@vr360.com.vn 
- Địa chỉ:

  • 123 Phạm Huy Thông, Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Toà nhà Citilight, số 45 Võ Thị Sáu, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • 3B Đặng Thái Thân, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tin tức mới nhất

Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI từ năm 1950 đến 2024

Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI từ năm 1950 đến 2024

Cùng điểm qua dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo trong bài viết.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 24/07/2024
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục và giảng dạy: hướng đến tương lai

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục và giảng dạy: hướng đến tương lai | Công nghệ và Giáo dục #2

Tìm hiểu về phương pháp và lợi ích khi ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục và giảng dạy
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 16/07/2024
Công nghệ ảo hóa - nền tảng tối ưu hóa cho doanh nghiệp 5.0

Công nghệ ảo hóa - nền tảng tối ưu hóa cho doanh nghiệp 5.0

Khám phá vai trò của công nghệ ảo hóa trong sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 21/06/2024
Số hóa di tích là gì?

Số hóa di tích: Bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử trong thời đại số

Tìm hiểu ngay về công tác số hóa di tích cũng như những lợi ích và thách thức hiện nay
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/06/2024
Số hóa phòng truyền thống: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản số

Số hóa phòng truyền thống: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản số

Số hóa phòng truyền thống là quá trình áp dụng công nghệ số để chuyển đổi các tài liệu, hiện...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 17/05/2024

Bài viết cùng chủ đề

Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI từ năm 1950 đến 2024

Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI từ năm 1950 đến 2024

Cùng điểm qua dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo trong bài viết.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 24/07/2024
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục và giảng dạy: hướng đến tương lai

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục và giảng dạy: hướng đến tương lai | Công nghệ và Giáo dục #2

Tìm hiểu về phương pháp và lợi ích khi ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục và giảng dạy
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 16/07/2024
Công nghệ ảo hóa - nền tảng tối ưu hóa cho doanh nghiệp 5.0

Công nghệ ảo hóa - nền tảng tối ưu hóa cho doanh nghiệp 5.0

Khám phá vai trò của công nghệ ảo hóa trong sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 21/06/2024
Số hóa di tích là gì?

Số hóa di tích: Bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử trong thời đại số

Tìm hiểu ngay về công tác số hóa di tích cũng như những lợi ích và thách thức hiện nay
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/06/2024
Số hóa phòng truyền thống: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản số

Số hóa phòng truyền thống: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản số

Số hóa phòng truyền thống là quá trình áp dụng công nghệ số để chuyển đổi các tài liệu, hiện...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 17/05/2024
Phòng truyền thống là gì? Ưu điểm so với hình thức lưu trữ khác

Phòng truyền thống là gì? Ưu điểm so với hình thức lưu trữ khác

Cùng tìm hiểu về phòng truyền thống cũng như những ưu điểm của hình thức này trong nội dung bài...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 15/05/2024
Phòng tương tác thông minh: Đột phá mới trong lĩnh vực Nội thất

Phòng tương tác thông minh: Đột phá mới trong lĩnh vực Nội thất

Sự ra đời của phòng tương tác thông minh đã tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 10/05/2024
Bảo tàng tương tác thông minh đưa hiện vật đến gần du khách

Bảo tàng tương tác thông minh đưa hiện vật đến gần du khách

nhiều bảo tàng đã ứng dụng công nghệ để tạo nên bảo tàng tương tác thông minh, tái hiện không...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/05/2024
Trải nghiệm bản đvồ du lịch tương tác thông minh 360 độ

Trải nghiệm bản đồ du lịch tương tác thông minh 360 độ

Bản đồ du lịch tương tác thông minh 360 độ giúp nâng cao công tác quản lý du lịch, đồng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 04/05/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ