Công nghệ thực tế tăng cường AR - Augmented Reality được thử nghiệm thành công lần đầu tiên bởi nhà làm phim nổi tiếng Morton Heilig vào năm 1957. Ông tạo ra “Sensorama” cho phép người dùng trải nghiệm hình ảnh, âm thanh và mùi hương. Tuy nhiên, định nghĩa về AR phải đến năm 1990 mới được hình thành bởi Thomas P Caudell của hãng Boeing. Trong series khám phá công nghệ lần này, VR360 sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AR là gì, đồng thời phân biệt được hai công nghệ thực tế ảo là AR và VR.
Thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality) là một xu hướng công nghệ mới được phát triển trên nền tảng công nghệ thực tế ảo VR, mô phỏng trạng thái vật lý xung quanh con người, tuy nhiên trong không gian đó đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Một ví dụ để bạn có thể hình dung rõ hơn về công nghệ này: Khi người dùng chơi game Pokemon GO sẽ được quan sát và điều khiển các Pokemon trong game, điểm đặc biệt là không gian xung quanh các Pokemon được lấy từ hình ảnh thực tế do camera thu được. Như vậy trong trường hợp trên, hình ảnh camera ghi được và hiển thị trên game là thực tế, kết hợp các yếu tố ảo hóa như Pokemon và các công trình khác đi kèm, tất cả sẽ được gọi chung là thực tế ảo tăng cường AR.
Thay vì cô lập người dùng trong một môi trường khác như thực tế ảo, công nghệ AR thường tập trung vào việc kết hợp thế giới thực và thông tin ảo. Thông qua việc sử dụng công nghệ này, sự vật, hiện tượng trong thế giới thực được mô phỏng dưới dạng 3D và hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thiết bị di động. Để cung cấp cho người dùng trải nghiệm thực tế và sống động hơn, thực tế tăng cường cũng bao gồm âm nhạc, hình ảnh, video bổ sung... Bạn có thể giao tiếp trực tiếp với môi trường vật lý xung quanh mình nhờ công nghệ này.
Thực tế tăng cường AR được biết đến lần đầu tiên khi ứng dụng vào lĩnh vực điện ảnh. Đếm hôm nay, công nghệ này đã được ứng dụng vào cuộc sống, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này có nghĩa là công nghệ AR thực sự có tiềm năng và cơ hội tạo nên những đột phá lớn trong mỗi ngành nghề. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp định hướng sử dụng công nghệ thực tế tăng cường trong quy trình hoạt động của mình.
“Cái bắt tay” với công nghệ AR đã tạo nên một bước đột phá mới trong ngành giáo dục, làm thay đổi phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Ứng dụng công nghệ AR giúp các giảng viên có thể chuẩn bị những giáo án thiên về thực hành, để các học sinh, sinh viên có thể trải nghiệm một cách chân thực, hạn chế được các tiết học chỉ toàn lý thuyết khô khan và khó hiểu. Thông qua công nghệ AR, không khí của mỗi tiết học trở nên sôi động hơn, tăng sự tương tác bằng việc cho học sinh xem trực tiếp, trải nghiệm trong môi trường thực tế ảo. Ngoài ra, công nghệ thực tế tăng cường giúp giáo viên giải quyết các vấn đòi hỏi tính thực tế như địa lý, lịch sử, y học... học sinh sẽ không thể hình dung được các bước giải phẫu sẽ phải làm những gì cho đến khi được thực hành trong thế giới với các mô hình vật thể ảo.
Công nghệ thực tế ảo VR360 Tour với chiều không gian 360 độ đem đến trải nghiệm chân thật thông qua thiết bị thông minh. Không gian thực tế ảo được giả lập bởi con người và trong môi trường này, tất cả các hình ảnh và cơ chế vận hành đều tác động trực tiếp lên các giác quan của con người, cho phép thực hiện các thao tác như tiến, lùi, rẽ trái, rẽ phải đem lại trải nghiệm ấn tượng. Thực tế ảo cho trường học là mô phỏng, xây dựng không gian nơi học đường, từ tổng quan đến chi tiết như cây cối, phòng học, khuôn viên,…
TAO CHUYẾN THAM QUAN THỰC TẾ ẢO CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
NHẬN TƯ VẤNCông nghệ AR được giới trẻ biết đến nhiều thông qua việc ứng dụng vào các trò chơi giải trí. AR có thể tạo điểm nhấn đặc biệt cho trò chơi di động bằng cách sử dụng hình ảnh thực tế và kết hợp thêm các yếu tố ảo vào môi trường thực. Ví dụ, người chơi có thể chơi game trên màn hình điện thoại và nhìn thấy các đối tượng ảo như quái vật hoặc vật phẩm trong môi trường xung quanh họ. Không dừng lại trong việc ứng dụng vào các trò chơi, công nghệ thực tế tăng cường là yếu tố quan trong trong điện ảnh, tăng trải nghiệm xem phim và xem sự kiện. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng AR trên điện thoại hoặc kính AR để nhìn thấy nội dung ảo được hiển thị trên màn hình. Ví dụ, trong buổi ra mắt phim mới, người dùng có thể nhìn thấy các nhân vật yêu thích của mình hiện lên ngay trên màn hình điện thoại khi quét mã QR đính kèm.
Trò chơi đầu tiên sử dụng thực tế tăng cường để cho phép người chơi trải nghiệm thế giới thực. Bằng cách sử dụng công nghệ AR và vị trí GPS để tìm người chơi và nhân vật trò chơi, một phương pháp chơi mới và hấp dẫn hơn đã được tạo ra, thu hút sự quan tâm của người chơi đối với các thể loại trò chơi mới. Trái ngược với game thực tế ảo, game thực tế tăng cường có thể truy cập ở mọi nơi, mọi lúc và dễ dàng tải về thiết bị thông minh.
Công nghệ AR cung cấp khả năng xem trực quan và chi tiết về sản phẩm thông qua các ứng dụng di động. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để xem các đối tượng 3D, màu sắc, các tính năng và thông tin khác về sản phẩm. Bên cạnh đó, thực tế tăng cường AR tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới mẻ và thú vị bởi khách hàng có thể tương tác như đang có mặt trực tiếp tại cửa hàng. Ví dụ, họ có thể xem thông tin chi tiết về sản phẩm, giá cả, đánh giá và đặt hàng ngay từ điện thoại di động. AR cung cấp khả năng tư vấn và đánh giá sản phẩm một cách trực quan cho khách hàng. Nhân viên bán hàng có thể sử dụng ứng dụng AR để hướng dẫn khách hàng về các tính năng, cách sử dụng và lợi ích của sản phẩm. Đồng thời, khách hàng cũng có thể xem đánh giá từ người dùng khác và đánh giá sản phẩm trực tiếp thông qua ứng dụng di động của mình.
Ứng dụng AR sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm chân thực nhất và cái nhìn tổng thể về món hàng mà họ định mua, nó cũng thể hiện rõ qua nỗ lực bán hàng của công ty. Khả năng đánh giá và sắp xếp các mặt hàng trong khu vực sinh hoạt khi sử dụng AR cho hàng hóa nội thất thường là một trải nghiệm mà mọi người tiêu dùng đánh giá cao để đưa ra lựa chọn nhanh chóng.
Nhìn chung, công nghệ thực tế tăng cường (AR) sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp xúc với người tiêu dùng tốt hơn, bao gồm các hoạt động giao tiếp cũng như quyết định mua hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, với sự cải tiến kỹ thuật hiện tại, chắc chắn rằng nếu được triển khai đúng cách, AR cuối cùng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR cung cấp cơ hội để truyền đạt thông điệp và nội dung sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông. Người xem có thể tương tác với các yếu tố ảo như: đồ họa, hình ảnh hoặc video, được áp dụng trực tiếp vào các sản phẩm truyền thông. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm tương tác hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khán giả. Việc khách hàng có thể tương tác với quảng cáo thông qua điện thoại di động hoặc kính AR giúp tạo ra động lực mua hàng và tăng khả năng ghi nhớ quảng cáo. Công nghệ này còn thúc đẩy sự tham gia tích cực từ khán giả trong lĩnh vực truyền thông. Khán giả có thể tương tác với nội dung ảo trong sự kiện truyền thông trực tiếp hoặc qua các ứng dụng di động. Ví dụ, trong một buổi hòa nhạc, khán giả có thể sử dụng ứng dụng AR để xem hiệu ứng đặc biệt ảo hoặc đăng ký vào các kênh truyền thông xã hội.
Như vậy, nhìn chung, công nghệ AR sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm người tiêu dùng thông qua cả các hoạt động truyền thông và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm và dịch vụ của họ. Tuy nhiên, với sự cải tiến kỹ thuật hiện tại, chắc chắn rằng trong tương lai, nếu AR được sử dụng một cách thích hợp cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Ứng dụng AR vào lĩnh vực y tế là một bước tiến lớn đòi hỏi quá trình nghiên cứu lâu dài. Công nghệ AR có thể được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật bằng cách cung cấp thông tin quan trọng và hướng dẫn trực quan cho các bác sĩ. Nhờ vào định vị và hiển thị thông tin trên màn hình AR, bác sĩ có thể xem thông tin về tình hình của bệnh nhân một cách chi tiết, hình ảnh hồi quang và hướng dẫn từ xa, giúp cải thiện chính xác và hiệu quả của quá trình phẫu thuật. Công nghệ AR cũng có thể được sử dụng để hiển thị thông tin khác nhau, từ mạch và áp lực bên trong đến hồ sơ y tế nói chung. Ngoài ra, AR có thể được sử dụng để cung cấp hướng dẫn trực quan cho bệnh nhân. Bằng cách sử dụng công nghệ này, bệnh nhân có thể thấy thông tin về căn bệnh của mình, hướng dẫn về cách dùng thuốc, lịch trình chăm sóc và các thông tin khác một cách trực quan và dễ hiểu.
Một trong những ứng dụng phổ biến của công nghệ AR trong lĩnh vực bất động sản là việc tạo ra một Sa bàn ảo 360. Đây là một giải pháp công nghệ đầy tiềm năng, sử dụng thực tế ảo để tái hiện các sản phẩm từ góc nhìn 3D. Người xem có thể thấy toàn bộ không gian của dự án hay sản phẩm mình đang quan tâm theo mọi góc độ, hướng nhìn. Chỉ với những thao tác đơn giản, khách hàng có thể di chuyển đến mọi vị trí mà mình muốn quan sát mang lại cảm giác và trải nghiệm chân thực nhất. Từ đó, người có nhu cầu sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, nhân viên sales cũng dễ dàng đưa ra phân tích, tư vấn cho khách hàng những bất động sản phù hợp, tăng khả năng thành công trong giao dịch cũng như có thể giảm thời gian chốt được sale.
Tuy không chỉ đơn thuần giới thiệu sản phẩm, Sa bàn ảo 360 còn mang trong mình khả năng ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản. Đặc biệt, nó có khả năng tạo ra một cái nhìn tổng quan, rộng hơn về khu vực mà doanh nghiệp muốn trình bày. Điều này giúp mang đến một hiểu biết sâu sắc hơn về không gian và môi trường xung quanh các dự án bất động sản.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thực tế ảo tăng cường AR và thực tế ảo VR bởi cả hai đều là công nghệ thực tế ảo. Tuy nhiên AR được hiểu chính xác là công nghệ kết hợp giữa thế giới thực và thông tin ảo. Cả AR và VR đều tồn tại song song và bổ trợ cho nhau. Để phân biệt được 2 công nghệ này, bạn cần chú ý đến cách thức hoạt động cũng như những yếu tố mà VR360 chia sẻ dưới đây.
Thực tế ảo tăng cường (AR) | Thực tế ảo (VR) | |
Định nghĩa | Là công nghệ mô phỏng lại thế giới thực, đặt người dùng vào trung tâm của trải nghiệm thông qua tương tác trong thế giới 3D. | Là công nghệ tạo ra những hình ảnh kỹ thuật số có khả năng hiển thị ngay trong thế giới thật. |
Các hoạt động |
Công nghệ VR sẽ đưa bạn vào thế giới ảo với những hình ảnh được kết xuất hoàn toàn bằng kỹ thuật số, cho phép tương tác với những vật thể có trong đó. Tại VR, 75% là ảo hóa và 25% là thực tế |
Công nghệ AR đưa vật thể hay cấu trúc ảo vào không gian thực tạo nên trải nghiệm hỗn hợp giữa thực và ảo. Tại AR, 75% là thực tế và 25% là ảo hóa. |
Mục đích | VR cần sự hỗ trợ của kính, thiết bị cầm tay, mũ thực tế ảo để có thể tương tác trong thế giới này | Thông qua các thiết bị như laptop, smartphone và tablet là có thể thay đổi cách thế giới thực và các hình ảnh kĩ thuật số, đồ họa tương tác lẫn nhau. |
Ứng dụng | Ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như: du lịch, thiết kế, nghệ thuật, mua sắm... |
Chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực cần phải được thực hiện như một chiến lược dài hạn, công nghệ AR được xem là một giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Trong tương lai, việc ứng dụng của công nghệ thực tế tăng cường AR sẽ ngày càng phát triển và phổ biến hơn, mang đến nhiều sự thay đổi tích cực trong các lĩnh vực. Qua những thông tin được VR360 mang lại như công nghệ AR là gì, lợi ích mà AR mang lại, hy vọng bạn sẽ có những góc nhìn mới hơn về công nghệ này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để đó chờ series khám phá công nghệ mới trong số tiếp theo.
Bài viết được biên soạn vào năm 2022 và được cập nhật, chỉnh sửa vào năm 2023 để bảo đảm tính toàn vẹn, chính xác của nội dung.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Fb: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục