Đăng ký nhận báo giá



Cẩm nang chuyển đổi số - Những nội dung cơ bản (Phần 1)

(4.5/5) (22 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 08/03/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 08/03/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Hoặc chuyển đổi số, hoặc bị bỏ lại phía sau” là nhận định của ông Đặng Thái Cường, Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Fundgo, khi nói về chuyển đổi số.  

Để có thể gia nhập vào làn sóng chuyển đổi số trong năm 2024, những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức chính phủ cần làm gì để có cho mình một chiến lược chuyển đổi số phù hợp. Hãy cùng VR360 tìm hiểu qua series Cẩm nang chuyển đổi số. Trong số đầu tiên này sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin, nội dung cơ bản trong hành trình chuyển đổi số. 

Cẩm nang chuyển đổi số

I. Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây được xem là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. 

Ở đây, chúng ta bắt gặp một thuật ngữ mới về Tin học hóa. Vậy tin học hóa là gì và vì sao nói chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa?  

Tin học hóa hay còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa quy trình nghiệp vụ đã có. Tin học hóa thường không làm thay đổi quy trình đã có của một tổ chức, doanh nghiệp mà phải đến khi tin học hóa ở mức cao, dẫn đến thay đổi quy trình hoặc mô hình hoạt động mới gọi là chuyển đổi số

Cẩm nang chuyển đổi số

Một ví dụ về tin học hóa trong vận tải khi số hóa quy trình vận tải hành khách truyền thống mà không làm thay đổi mô hình hoạt động. Với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ taxi trước đây nếu chưa ứng dụng tin học hóa, khách hàng vẫy tay hoặc gọi taxi bằng cách gọi đến tổng đài để đặt chuyến. Đến khi các doanh nghiệp như Be, Uber, Grab, MyGo, FastGo... tham gia ứng dụng công nghệ thông tin thì mỗi hành khách, mỗi tài xế cài một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Người có nhu cầu và người có khả năng cung ứng dịch vụ kết nối với nhau một cách dễ dàng.  

Vì chuyển đổi số là một công cuộc triển khai toàn diện trong mọi lĩnh vực, nên định nghĩa chuyển đổi số được thể hiện rõ ràng hơn trong các cấp độ, lĩnh vực tương ứng.  

1.1 Chuyển đổi số trong xã hội là việc hình thành xã hội số.  

Xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên tất cả các hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa những thông tin, dữ liệu tăng trưởng một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân. Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số. Theo nghĩa này, xã hội số, cùng với chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số. 

Dù nghe có vẻ trừu tượng, nhưng thông qua các trường hợp thực tiễn, dễ dàng nhận thấy quá trình chuyển đổi số thâm nhập vào đời sống của chúng ta, khi hình ảnh quét mã QR để thanh toán không còn xa lạ trong các cửa hàng. Không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ, bán lẻ mà hiện nay, mọi ngành nghề đều ứng dụng công nghệ để phục vụ các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tháng 4/2021, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho ra mắt ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA. Khách tham quan có thể sử dụng ứng dụng, kèm công nghệ quét mã QR và định vị iBeacon để xem 100 tác phẩm của Bảo tàng. Từ đó giúp du khách có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. 

1.2 Chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi số doanh nghiệp mang lại thay đổi lớn, giúp một số doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển kỷ lục.  Chuyển đổi số doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.  

Doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ dàng phát huy tốt trong việc thay đổi và thích ứng với quá trình chuyển đổi số. Bởi việc phổ biến và đồng bộ cấu trúc đơn giản, gãy gọn hơn, áp dụng những mô hình mới một cách linh hoạt. Trong khi đó nhiều tập đoàn lớn, lâu đời chật vật để thay đổi những thói quen đã tồn tại trong tổ chức, hơn hết để đồng bộ toàn diện cơ cấu đòi hỏi những nỗ lực lớn gấp nhiều lần so với doanh nghiệp nhỏ. Nhưng cơ hội vẫn dành cho tất cả. 

Từ việc truyền tải thông tin, lưu trữ nội dung công việc thông qua việc ghi chép ở giấy tờ, sổ sách thì bây giờ có rất nhiều phần mềm để hỗ trợ cho công việc này. Người dùng có thể sử dụng những phần mềm như: ERP, Google Drive, Onedrive, Dropbox... Cho phép truy cập mọi lúc, mọi nơi với đầy đủ tính năng quản lý dễ dàng. Ngoài ra với thời đại công nghệ số như ngày nay, người dùng có thể họp trực tuyến thông qua Google Meet, Microsoft Teams, Zoom... hỗ trợ linh hoạt cho mọi người trong quá trình công tác, di chuyển nhiều nơi. 

1.3 Chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương. 

Chuyển đổi số đã thâm nhập và tồn tại trong đời sống dù chưa nhiều người biết đến. Và đến khoảng năm 2018 ở tại Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới thực sự được mọi người nhắc đến và tìm hiểu một cách chuyên sâu. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Cũng từ đây, hành trình tham gia vào công cuộc chuyển đổi số luôn được quan tâm và chú trọng. 

Sự khác nhau của ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra bao gồm các ý chính sau: 

  • Chuyển trọng tâm từ chính quyền sang người dân 
  • Chuyển từ ứng dụng công nghệ sang chuyển đổi cách làm việc 
  • Chuyển trọng tâm từ giám đốc CNTT sang người đứng đầu 
  • Chuyển từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số dùng chung 
  • Chuyển từ máy tính riêng lẻ sang điện toán đám mây 
  • Chuyển từ hệ thống CNTT sang môi trường
  • Chuyển từ tự động hoá sang thông minh hoá 
  • Chuyển từ dữ liệu của tổ chức sang dữ liệu người dùng 
  • Chuyển đổi từ dữ liệu có cấu trúc sang dữ liệu phi cấu trúc 
  • Chuyển từ CNTT sang CNTT + Số hoá toàn diện + Dữ liệu + Đổi mới sáng tạo + Công nghệ số 

Tìm hiểu thêm thông tin về 6 mức độ chuyển đổi số tại đây

II. Vậy chuyển đổi số có thật sự cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân? 

Chuyển đổi số là quá trình khách quan, đã tạo nên những thay đổi lớn trong mọi tầng lớp. Các tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoặc đứng ngoài quá trình này. Nếu đứng ngoài, sẽ tạo nên khoảng cách lớn giữa các tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực đã thực hiện và chưa thực hiện chuyển đổi số. Khoảng cách đó sẽ dần được nới rộng theo cấp số nhân bởi vì chuyển đổi số vẫn đang xảy ra dù thiếu vắng sự có mặt của một doanh nghiệp nào đó. 

Cũng như nhận định của Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Fundgo đã nói: “Hoặc là chuyển đổi số, hoặc là bị bỏ lại phía sau.” Thật khó để hình dung một doanh nghiệp bây giờ vẫn hoạt động và lưu trữ các thông tin qua những cuốn sổ dày cộm, hay gửi một thông báo bằng cách viết thư... Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà tạo ra các giá trị mới ngoài những giá trị truyền thống, mở ra không gian sáng tạo và phát triển trước nay chưa từng có. 

Cẩm nang chuyển đổi số

Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho mọi quốc gia khi tham gia vào quá trình này. Đặc biệt là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tiếp cận gần hơn với sự phát triển của toàn cầu, nâng cao đời sống cho mọi người dân. Vì vậy chính phủ Việt Nam luôn đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số quốc gia, tập trung vào phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Tham gia chuyển đổi số là cơ hội để Việt Nam có thể vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia.

Chuyển đổi số cần phải thực hiện toàn diện, đồng bộ mới mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Bởi thị trường luôn thay đổi, hành vi của người tiêu dùng thay đổi, luôn có một nhóm người dùng mới, nhu cầu mới, yêu cầu những trải nghiệm mới.

Vậy ai cần tham gia vào quá trình chuyển đổi số? Cùng theo dõi trong nội dung tiếp theo của Cẩm nang chuyển đổi số.

III. Chuyển đổi số là việc của ai?

Theo Cục tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Với một tổ chức, trước tiên đó là việc của người đứng đầu, nếu không thì không ai dám làm và có thể làm. Sau đó chính là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ chức dựa trên những định hướng về tầm nhìn, tư duy trước đó của nhà lãnh đạo. 

Để giúp hình dung rõ hơn về nhiệm vụ này, có thể gọi tên những nhóm sau bao gồm: Nhà lãnh đạo chuyển đổi số, chuyên gia công nghệ số, người tham gia chuyển đổi số. 

Nhà lãnh đạo chuyển đổi số là những người đứng đầu tổ chức có tầm quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số. Bởi việc thiết lập hoặc thay đổi những phương thức tổ chức, hoạt động khác đi đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ chức, có niềm tin là chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra.  

Một khi nhà lãnh đạo đã đưa ra những chỉ thị, những đường lối trong công cuộc chuyển đổi số, các thành viên trong tổ chức mới có thể thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán. Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải là người am hiểu về công nghệ số. Điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là biết đặt ra bài toán, dám chấp nhận cái mới và dám cho cái mới một cơ hội. 

Chuyên gia công nghệ số có thể là người bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. Chuyên gia bên trong của tổ chức là người nhận bài toán từ lãnh đạo và chuyển hóa thành yêu cầu, là người ra đầu bài thông thái. Chuyên gia bên ngoài của tổ chức là những người chuyên nghiệp, trong các doanh nghiệp công nghệ số, dùng công nghệ số để giải quyết bài toán đặt ra. Trên thực tế, nhiều người lầm tưởng chuyên gia chỉ nói những câu chuyện chuyên môn phức tạp, vì thế, nhiều người tự nhận là chuyên gia bằng cách biến câu chuyện đơn giản thành câu chuyện phức tạp. Nhưng không phải vậy, chuyên gia là người có khả năng làm ngược lại, biến câu chuyện phức tạp thành câu chuyện đơn giản. 

Cẩm nang chuyển đổi số

Mọi cá nhân, thành viên trong tổ chức: Bởi chuyển đổi số là quá trình thực hiện đồng bộ và toàn diện nên tất cả các thành viên đều phải tham gia. Ở nhóm này, tất cả các thành viên sẽ thực hiện các công việc theo hướng dẫn của chuyên gia công nghệ số để có thể hoàn thành bài toán của nhà lãnh đạo một cách hiệu quả. 

Triển khai kế hoạch chuyển đổi số cần phải có sự am hiểu, nghiên cứu của nhà lãnh đạo để có thể hướng thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp đi đúng, đi nhanh và hiệu quả. Nhà lãnh đạo cũng có thể nhờ sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia công nghệ số để đơn giản hóa vấn đề của doanh nghiệp, từ đó phổ biến kịp thời đến các thành viên trong tổ chức. 

Xem thêm nội dung cẩm nan chuyển đổi số tại bài viết Cẩm nang chuyển đổi số phần 2

IV. Khi nào cần thực hiện chuyển đổi số?

Nhìn vào xu hướng phát triển, doanh nghiệp có thể tham gia vào chuyển đổi số muộn nhưng nếu không có kế hoạch chuyển đổi số thì dễ dàng bị bỏ lại phía sau. Nhìn về đường dài, thì mọi cá nhân, tổ chức đều sẽ phải tham gia vào chuyển đổi số, không ai có thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, những tác động của công nghệ số lên các tổ chức, các ngành nghề là khác nhau, nên lộ trình chuyển đổi sẽ khác nhau. Vậy khi nào cần thực hiện chuyển đổi số? Tiếp tục theo dõi những nội dung trong Cẩm nang chuyển đổi số dưới đây! 

Chuyển đổi số làm thay đổi nhiều quy luật trong kinh doanh, quy luật “cá lớn nuốt cá bé” dường như đã không còn phù hợp trong tình hình phát triển của xã hội ngày nay. Hoặc chí ít, chuyển đổi số đã làm kẻ hở ngày càng mở rộng để cho doanh nghiệp nhỏ có thể theo kịp. Nếu một doanh nghiệp lớn không đổi mới, có thể sẽ bị thay thế bởi những doanh nghiệp mới, nhỏ và linh hoạt hơn. Chuyển đổi số đã thay đổi quy luật ấy bằng “cá bơi nhanh nuốt cá bơi chậm". Vì vậy, doanh nghiệp nào đi nhanh, tham gia chuyển đổi số sớm thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. 

Chuyển đổi số thiết lập lại mặt bằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chuyển từ “cá to nuốt cá bé” sang “cá nhanh nuốt cá chậm”. Trong chuyển đổi số, doanh nghiệp nào đi nhanh sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn tuỳ thuộc vào thực trạng chuyển đổi số.  

Cẩm nang chuyển đổi số

Khi doanh nghiệp đã khai thác hết năng suất của các phương pháp mình đang sử dụng? 

Dễ dàng nhận thấy thời điểm cần thực hiện chuyển đổi số trong thời điểm này. Khi một tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng hết các phương pháp sản xuất truyền thống nhưng năng suất vẫn không đạt được mục tiêu đề ra. Và mục tiêu ấy dần trở nên thành mục tiêu bất khả thi. Lúc này việc thực hiện chuyển đổi số để thay đổi phương thức sản xuất dường như là một sự lựa chọn sáng suốt.  

Hạn chế hoặc thậm chí là loại bỏ những phương pháp sản xuất truyền thống, thay vào đó là ứng dụng công nghệ số vào dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc ở mức cao hơn. 

 

Có nhất thiết phải cần chờ xảy ra vấn đề mới thực hiện chuyển đổi số? 

Vốn dĩ việc chuyển đổi số là cần thiết ở mọi thời điểm, không nhất thiết phải chờ đến lúc doanh nghiệp của bạn xảy ra vấn đề mới bắt đầu hành động. Điểm yếu của doanh nghiệp chính là chờ đợi và khiến cơ hội thay đổi ngày một xa hơn. Thay đổi không phải để lùi lại mà để tiến xa hơn, chuyển đổi số sẽ giúp quá trình phát triển đi nhanh hơn so với hiện tại, đồng thời loại bỏ những mối nguy hại tiềm ẩn cho doanh nghiệp trước tình hình phát triển nhanh chóng.  

Cẩm nang chuyển đổi số

Một ví dụ về chuyển đổi số trước khi khủng khoảng? 

Trong bối cảnh báo chí toàn cầu gặp khó khăn khi nguồn thu quảng cáo liên tục giảm mạnh, thì tờ Thời báo New York (New York Times) tại Mỹ lại ghi nhận dấu mốc doanh thu ấn tượng. Quý IV/2019, mảng kinh doanh số của tòa soạn này đã vượt ngưỡng 800 triệu USD, trong đó có tới 420 triệu USD đến từ độc giả trả phí, cao hơn nguồn thu từ mảng kinh doanh truyền thống là quảng cáo. Đến hết năm 2020, số độc giả trả phí cho các ấn phẩm in và ấn phẩm số của The New York Times đã đạt hơn 7,5 triệu. Trong đó, đăng ký cho các ấn phẩm số đã vượt 5 triệu lượt, chiếm 67%. 

Cẩm nang chuyển đổi số

Thành công của New York Times không phải đến một cách ngẫu nhiên. Những nhà lãnh đạo của tòa soạn từ sớm đã nhìn thấy tiềm năng to lớn ở Internet trong việc phát huy giá trị cốt lõi, mang đến những câu chuyện theo tiêu chuẩn báo chí cao nhất đến với độc giả toàn thế giới. Sau nhiều năm kiên trì đi theo con đường riêng với trọng tâm ưu tiên phát triển doanh thu số, những nỗ lực của New York Times đã được đền đáp khi tòa soạn này hiện duy trì vị trí tòa soạn danh giá nhất với 120 giải Pulitzer và đồng thời cũng là tòa soạn có tỉ lệ phóng viên biết lập trình cao nhất trong làng báo. 

Cẩm nang chuyển đổi số

Cũng là ngành báo chí nhưng có lẽ tờ Độc lập (The Independent) lại không may mắn như New York Time khi để cơ hội chuyển đổi số vụt mất và rơi vào khủng hoảng. Được thành lập vào năm 1986 bởi ba nhà báo, tờ Độc lập của nước Anh đã trở thành ngôi nhà của những nhà báo nổi tiếng như Robert Fisk, Andrew Marr, Helen Fielding... Vào giai đoạn đỉnh cao, tờ Độc lập đã từng xuất bản 400.000 bản mỗi ngày, rồi sau đó, cùng với sự phát triển của Internet, số lượng ấn bản giảm xuống chỉ còn 40.000 bản mỗi ngày vào năm 2015 và tuyên bố dừng ấn phẩm vào năm 2016. 

V. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia chuyển đổi số

“Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.” Để có thể thực hiện chuyển đổi số một cách đúng đắn và hiệu quả, cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm cũng như những cơ hội và thức thức đặt ra để có thể đưa ra những chiến lược, kế hoạch đúng đắn. 

Về điểm mạnh: 

  • Nhận thức và chủ trương đúng, kịp thời của Đảng, Chính phủ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số;  
  • Không bị áp lực và tổn thất lớn do phải chuyển đổi mô hình cũ, công nghệ cũ; 
  • Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và tỷ lệ sử dụng công nghệ phát triển rất nhanh; 
  • Nguồn nhân lực trẻ, thông minh, ham học hỏi, sáng tạo, thích ứng nhanh và có khát vọng làm giàu; 
  • Điều kiện tốt về vị thế chính trị ổn định, dân số, địa lý, khí hậu, tài nguyên.  

Cẩm nang chuyển đổi số

     - Về điểm yếu:

  • Nguồn đầu tư vào quá trình chuyển đổi số còn hạn chế bởi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp
  • Đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sáng tạo chưa cao;
  • Đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) chưa đáp ứng nhu cầu;
  • Tỷ lệ doanh nghiệp, người dân hiểu biết, sử dụng ICT còn thấp.

 

     - Về cơ hội:

  • Chính phủ Việt Nam luôn đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số quốc gia, tập trung vào phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
  • Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng;

Cẩm nang chuyển đổi số

  • Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình;
  • Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Cẩm nang chuyển đổi số

     - Về thách thức:

  • Là một nước đang phát triển, việc tham gia chuyển đổi số sẽ tạo nên khoảng cách lớn giữa các quốc gia, nếu không theo kịp dễ dàng bị tụt hậu phía sau.
  • Nhân lực chuyển đổi số thiếu hụt, từ nhà quản lý đến chuyên gia, kỹ sư, công nhân công nghệ số. Người dân chưa có đủ kỹ năng số cần thiết. Nguy cơ mất việc làm khi người lao động không được đào tạo lại, đào tạo nâng cao kịp thời để bắt kịp các yêu cầu về kỹ năng mới;
  • An toàn, an ninh mạng, dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư của con người trên không gian mạng bị đe dọa.

VI. Cần chi tiêu bao nhiêu cho chuyển đổi số?

Chuyển đổi số không phải là một khoản chi phí, mà là giải pháp để tối ưu hóa chi phí và tạo ra những giá trị mới. Nhiều người lầm tưởng rằng chuyển đổi số phải mua sắm những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất, vì vậy công cuộc này cần tốn rất nhiều chi phí. Tuy nhiên quá trình ứng dụng các giải pháp công nghệ phải là kết quả của quá trình nghiên cứu từ những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp để có thể đưa ra sự lựa chọn chi tiêu hợp lý. 

Cẩm nang chuyển đổi số

Mức chi tiêu trung bình của thế giới vào khoảng 2-3%. Ở một số nước như Singapore, tỷ lệ này có thể lên đến 4-5%. Mức trung bình của Việt Nam hiện nay đang là 0,3%. Mỗi cơ quan, tổ chức căn cứ vào chiến lược chuyển đổi số của mình để có mức chi phù hợp. Đối với các cơ quan nhà nước cấp bộ, cấp tỉnh, tỷ lệ chi cho chuyển đổi số nên ở mức 1% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. Nếu muốn đẩy nhanh, nhất là những năm đầu cần làm ngay các nền tảng, thì có thể chi 2%. 

Trong phần 1 của series Cẩm nang chuyển đổi số lần này, VR360 đã mang đến cho bạn một số thông tin cơ bản về chủ đề chuyển đổi số. Những thông tin được tổng hợp có chọn lọc từ các nguồn thông tin đáng tin cậy và nhận định riêng của người viết, hy vọng có thể giải đáp một số vấn đề, thắc mắc của bạn. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc đóng góp ý kiến liên quan đến chủ đề chuyển đổi số,lòng liên hệ qua địa chỉ email: infor@vr360.com.vn   

Trong số tiếp theo của Cẩm nang chuyển đổi số , VR360 sẽ tiếp tục mang đến những nội dung hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất! 

Có thể bạn quan tâm:

 


LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360 
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT 

- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline:  0935 690 369  
- Email: infor@vr360.com.vn 
- Địa chỉ:

  • 123 Phạm Huy Thông, Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Toà nhà Citilight, số 45 Võ Thị Sáu, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • 3B Đặng Thái Thân, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tin tức mới nhất

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024

Bài viết cùng chủ đề

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ