Đăng ký nhận báo giá



Chuyển đổi số là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên tham gia chuyển đổi số

(4.4/5) (18 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 30/09/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 30/09/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Chuyển đổi số là gì? Tại sao nhiều doanh nghiệp phải tham gia vào hành trình chuyển đổi số và liệu có rào cản nào cho các doanh nghiệp khi tham gia không? Tất cả sẽ được đề cập trong nội dung dưới đây, cùng VR360 tìm hiểu ngay các thông tin hữu ích liên quan đến chuyển đổi số để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào.  

Chuyển đổi số là gì?

1. Chuyển đổi số là gì?

Ở cấp độ của doanh nghiệp, chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi cách thức vận hành, hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc tạo ra các quy trình kinh doanh mới và cung cấp giá trị mới cho khách hàng, chuyển đổi số đã ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng, văn hóa tổ chức lẫn hiệu suất và doanh thu của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh, liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và không ngại đối mặt với thất bại. 

Dù thuật ngữ chuyển đổi số đã xuất hiện phổ biến trong những năm gần đây, tuy nhiên lại không có một định nghĩa chung nào về chuyển đổi số, bởi quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực khác nhau. 

Đôi khi có một vài lầm tưởng rằng chuyển đổi số là một quá trình, một hành động rất khó để thực hiện. Nhưng thật ra khi bạn mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử hay quét mã QR để thanh toán đều được xem là một bước chuyển đổi số. 

Chuyển đổi số thường dễ bị nhầm lẫn với khái niệm số hóa (Digitization). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Trong khi đó, chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem số hóa như một phần của quá trình chuyển đổi số.  

📌 Tham khảo: Các thuật ngữ về chuyển đổi số từ A đến Z cho doanh nghiệp

2. Tại sao doanh nghiệp nên tham gia chuyển đổi số?

Dù được các cơ quan ban ngành và chính phủ quan tâm, khuyến khích về việc thực hiện chuyển đổi số nhưng vì nhiều lý do khác nhau khiến chuyển đổi số vẫn chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi. Một số doanh nghiệp đang dừng lại ở mức độ nhận thức hoặc đã có những áp dụng đầu tiên trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

Vậy lợi ích và sức hút của chuyển đổi số có thực sự lớn để khiến doanh nghiệp phải tham gia? Cùng tìm hiểu qua những lợi ích dưới đây:  

       - Cung cấp chi tiết thông tin dữ liệu: Khi thực hiện chuyển đổi số, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiếp xúc và sử dụng nhiều hơn các công nghệ, điều này sẽ giúp việc thu thập lượng lớn những dữ liệu, thông tin về khách hàng như: hành vi, nhân khẩu, nghề nghiệp, thu nhập... một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá và đưa ra định hướng kinh doanh phù hợp, giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tập trung hơn vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Tại sao doanh nghiệp nên tham gia chuyển đổi số?

       - Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp: Theo một thống kê của KPMG toàn cầu, 74% Giám đốc điều hành của các ngân hàng cho rằng quá trình chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược cạnh tranh. Tuy nhiên trước khi thực hiện chuyển đổi số thì hệ thống của doanh nghiệp khá rời rạc và quản lý dữ liệu chưa thật sự hiệu quả, điều này có thể làm vuột mất khách hàng và đưa ra các quyết định kinh doanh sai lầm. Chuyển đổi số giúp các hệ thống được kết nối đồng bộ, các thông tin dữ liệu được quản lý hiệu quả hơn, qua đó mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường và tiếp thị đến khách hàng một cách chuyên nghiệp. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tạo nên lợi thế và duy trì tính cạnh trong thị trường hoạt động, kinh doanh sôi động như lúc bấy giờ.

       - Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Thực hiện chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể cá nhân hóa cách tiếp cận và tương tác với khách hàng qua những thông tin dữ liệu chi tiết được thu thập từ lịch sử tìm kiếm và giao dịch, hành vi mua hàng... Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh, thay đổi chiến lược quảng bá sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn, tiếp cận khách hàng được cá nhân hóa hơn, nhắm đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Giúp doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.   

Ví dụ: Khi bạn thực hiện tìm kiếm “Tour VR360” trên Google thì ngay lập tức các thao tác như dừng lại xem, click vào, thời gian ở lại trang... sẽ được ghi lại toàn bộ. Do đó, bạn sẽ cảm thấy các thông tin liên quan đến “Tour VR360” sẽ được đề xuất nhiều hơn trên các trang mạng xã hội khác của bạn. Và đây cũng chính là một phần của cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.  

>>> Xem chi tiết về dịch vụ Virtual Tour - Chuyến tham quan thực tế ảo tại: VR360 Virtual Tour - Web 360 - 360 Tour - Sa Bàn Ảo

       - Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Sự tích hợp công nghệ vào môi trường làm việc tạo những cơ hội giúp các nhân viên ở phòng ban khác nhau giao tiếp hiệu quả và cải thiện những mối quan hệ trong công ty, từ đó dẫn đến cải thiện những kỹ năng như hợp tác, làm việc nhóm và giao tiếp. Một khía cạnh của việc sử dụng những phần mềm công nghệ quản lý kinh doanh là các tài liệu thông tin có thể được trao đổi nhanh gọn và hiệu quả giữa các phòng ban, hỗ trợ rút ngắn thời gian cho các việc không cần thiết như đi tìm và đưa những thông tin tài liệu.   

Tại sao doanh nghiệp nên tham gia chuyển đổi số?

       - Nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí: Nhiều doanh nghiệp hoạt động truyền thống, sản xuất một cách thủ công thường gặp vấn đề trong việc tối ưu chi phí, nếu muốn gia tăng sản lượng thì cần phải tăng số lượng lao động. Bài toán chi phí lúc này trở nên khó khăn hơn khi doanh nghiệp vừa phải tiết kiệm chi phí, vừa tăng sản lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đồng đều. Chuyển đổi số có thể giải quyết bài toán này nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, các doanh nghiệp có thể tự động hóa các công việc nhỏ tốn thời gian như thu thập thông tin liên lạc của khách hàng, điều này tạo thêm thời gian cho các nhân viên tập trung vào những dự án, nhiệm vụ quan trọng, từ đó tăng hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng giúp quá trình sản xuất trở nên dễ dàng hơn, thông qua các máy móc, công nghệ giúp hạn chế các công việc lao động nặng nhọc cho người lao động, doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh số lượng nhân sự phù hợp. 

3. Các giai đoạn và mức độ chuyển đổi số   

3.1 Các giai đoạn của chuyển đổi số 

Các giai đoạn chuyển đổi số cơ bản bao gồm: Số hóa thông tin, số hóa quy trình và chuyển đổi số. 

       Giai đoạn 1- Số hóa thông tin (Digitization): Đây là giai đoạn đầu tiên của chuyển đổi số, trong đó các quy trình kinh doanh được chuyển đổi từ hình thức giấy tờ sang dạng số. Dễ dàng nhận thấy rằng thay vì doanh nghiệp lưu trữ và tổng hợp thông tin dưới dạng thẻ nhớ, giấy tờ, băng đĩa,… thì bây giờ sẽ lưu trữ và tổng hợp thông tin bằng các dạng như excel, PDF, word,… Điều này giúp cải thiện sự hiệu quả và độ chính xác của các hoạt động kinh doanh và tạo ra các dữ liệu kinh doanh có giá trị.   

Giai đoạn số hóa thông tin phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bởi khối lượng và mức độ phức tạp của dữ liệu còn thấp. Và nếu các doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao tại hoạt động chuyển đổi số tiếp theo, bắt buộc doanh nghiệp đó phải làm tốt giai đoạn số hóa thông tin. 

 Các giai đoạn của chuyển đổi số

       Giai đoạn 2 - Số hóa quy trình (Digitalization): Giai đoạn này sử dụng các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) và phân tích dữ liệu để tối ưu hoá, tự động hóa các hoạt động kinh doanh. Giai đoạn 2 đi sâu vào hai yếu tố chính là quy trình và con người. Triển khai tốt các hoạt động số hóa trong giai đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh với chi phí vận hành thấp.   

Giai đoạn 2 của chuyển đổi số phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều quy trình làm việc phức tạp hoặc doanh nghiệp có mong muốn tối ưu hiệu quả và năng suất làm việc. Ví dụ như: doanh nghiệp sản xuất, thương mại,…  

       Giai đoạn 3 - Số hóa toàn diện (Digital Transformation): Đây là giai đoạn cuối cùng của chuyển đổi số, trong đó các công nghệ mới được kết nối và tích hợp vào các quy trình kinh doanh và tạo ra giá trị cho khách hàng. Là việc thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh và phương pháp hoạt động của doanh nghiệp thông qua các hoạt động chuyển đổi số. Các công nghệ này có thể bao gồm Internet of Things (IoT), blockchain và trải nghiệm khách hàng số (digital customer experience). Đây chính là bước ngoặt giúp doanh nghiệp tạo ra sự đột phá trong quá trình số hóa doanh nghiệp. 

3.2 Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp  

Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành 6 mức độ chuyển đổi số

- Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng rất ít và kém nổi bật.  

- Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp.  

- Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng phòng ban khác nhau. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng.   

Ví dụ trong lĩnh vực y tế: Các bệnh viên đã sử dụng bệnh án điện tử để lưu trữ thông tin, kết quả thăm khám, tiền sử bệnh lý và thông tin sức khỏe của người bệnh thay vì trước đây được ghi chép và lưu trữ trên giấy tờ, hồ sơ bệnh án...    

- Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.  

- Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.  

- Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.  

>>> Tham khảo bài viết: 6 mức độ chuyển đổi số: Chiến lược để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công để có góc nhìn toàn cảnh hơn về chiến lược chuyển đổi số

Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp

4. Doanh nghiệp cần có khả năng gì để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số?  

Để thực hiện chuyển đổi số thành công đòi hỏi doanh nghiệp cần có những kỹ năng và sự phối hợp của toàn thể phòng ban, con người trong tổ chức. Để có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công, doanh nghiệp cần có những khả năng như:  

  • Khả năng xây dựng một chiến lược rõ ràng, tập trung vào giá trị kinh doanh: Các doanh nghiệp nên tập trung chuyển đổi vào các lĩnh vực cụ thể (hành trình của khách hàng, quy trình hoặc chức năng) tạo ra giá trị đáng kể cho doanh nghiệp. Việc chuyển đổi phải được hướng dẫn bởi một lộ trình, trong đó nêu chi tiết các giải pháp và nguồn lực cần thiết để mang lại sự thay đổi cho các lĩnh vực ưu tiên.  
  • Chiêu mộ đội ngũ nhân tài hùng hậu: Không công ty nào lựa chọn thuê đội ngũ kỹ thuật bên ngoài để đạt được sự xuất sắc về mặt kỹ thuật số. Chiêu mộ được một đội ngũ kỹ thuật tài năng có nghĩa là doanh nghiệp đã đến gần hơn với chuyển đổi số. Vậy nên kế hoạch tuyển dụng cũng vô cùng quan trọng để có thể có những cộng sự tài năng.  
  • Khả năng quản lý và giám sát nghiêm ngặt: Trước đây, quá trình áp dụng công nghệ là một quy trình tuyến tính bao gồm thu thập yêu cầu, phát triển giải pháp, thử nghiệm và sau đó đào tạo người dùng cuối. Quá trình này thường dẫn đến tỷ lệ chấp nhận thấp và cuối cùng là giá trị kinh doanh thấp. Chuyển đổi số tuân theo một quy trình lặp đi lặp lại đòi hỏi phải có sự can thiệp và áp dụng mạnh mẽ cho toàn thể phòng ban, cá nhân để có thể đi đến sự thành công.   
  • Khả năng tài chính: Để quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công, tài chính là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp cho các mục tiêu đề ra được thực hiện.    

5. Chuyển đổi số đang được diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam như thế nào?  

Chuyển đổi số đang ngày càng thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những cá nhân có khả năng quyết định hướng đi của tổ chức. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia, đã lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số. Các công ty dù lớn hay nhỏ, thậm chí là những startup đều có thể tiếp cận được công nghệ và áp dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp.  

Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD vào năm 2017, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%. McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.  

Chuyển đổi số đang được diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam như thế nào?

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đang trong công cuộc thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy một số hạn chế trong quá trình diễn ra chuyển đổi số tại Việt Nam: Trở ngại về công nghệ, khó khăn về vốn đầu tư, nhận thức của doanh nghiệp về chuyển đổi số... làm cho quá trình chuyển đổi số diễn ra chậm hơn.   

VR360 là doanh nghiệp đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp chuyển đổi số bằng công nghệ thực tế ảo. Với sự tiến bộ của công nghệ bây giờ có thể tạo những không gian thực tế ảo mô phỏng những tòa nhà kiến trúc, vị trí ngoài đời thật với những chức năng có thể tự do thay đổi những hình dạng màu sắc của không gian. Công nghệ thực tế ảo là giải pháp mới có thể giúp các doanh nghiệp có thể cho phép nhân viên trải nghiệm văn hóa làm việc từ xa vào văn phòng ảo và tham gia vào các cuộc họp trong thời gian thực.   

VR360 hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyển đổi số cũng như tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hiện nay. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi số bằng những giải pháp công nghệ thực tế ảo phù hợp. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí. 

Bài viết liên quan:

Bài viết được biên soạn vào tháng 9 năm 2022 và được cập nhật, chỉnh sửa vào tháng 11 năm 2023 để bảo đảm tính toàn vẹn, chính xác của nội dung.   

 


LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360 
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT 

- Fb: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline:  0935 690 369  
- Email: infor@vr360.com.vn 
- Địa chỉ:

  • 123 Phạm Huy Thông, Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Toà nhà Citilight, số 45 Võ Thị Sáu, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • 3B Đặng Thái Thân, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội 

Tin tức mới nhất

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024

Bài viết cùng chủ đề

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ