Đăng ký nhận báo giá



Cẩm nang chuyển đổi số phần 2: Những ví dụ về chuyển đổi số

(4/5) (10 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 08/03/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 08/03/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Tiếp nối series Cẩm nang chuyển đổi số phần 1 bàn về những vấn đề cơ bản, những thuật ngữ liên quan đến chuyển đổi số. Trong tuần này, VR360 sẽ giới thiệu đến người đọc những thông tin được tổng hợp và cập nhật mới nhất về chuyển đổi số trong từng lĩnh vực và những ví dụ cụ thể trong Cẩm nang chuyển đổi số phần 2.  

I. Chuyển đổi số làm thay đổi mô hình kinh doanh như thế nào? 

Mô hình kinh doanh là cách thức một doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mô hình kinh doanh trả lời các câu hỏi về khách hàng của doanh nghiệp là ai, giá trị tạo cho khách hàng là gì và làm thế nào để tạo ra giá trị đó với chi phí hợp lý, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài ngành, lĩnh vực, từ đó mở rộng không gian hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần luôn có ý thức để thay đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp. 

Cẩm nang chuyển đổi số phần 2: Những ví dụ về chuyển đổi số

Dễ dàng nhận thấy sự thay đổi mô hình kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu trước đây khách hàng cần phải đến trực tiếp quầy tư vấn để thực hiện các giao dịch. Thì ngày nay, không cần thiết phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện công việc này. Khách hàng hoàn toàn chủ động với các nhu cầu của mình thông qua các ứng dụng công nghệ thông minh hiện nay. 

II. Ví dụ về chuyển đổi số trong từng lĩnh vực 

Chuyển đổi số đã và đang thâm nhập vào cuộc sống của con người, trong mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều đã có những ứng dụng công nghệ số hóa để có thể đạt được những bứt phá trong các hoạt động kinh doanh. Cẩm nang chuyển đổi số phần 2 sẽ tổng hợp một số thông tin mới cùng những ví dụ về chuyển đổi số trong các lĩnh vực như: Giáo dục, báo chí, ngân hàng, nông nghiệp...  

2.1 Chuyển đổi số trong giáo dục 

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, ngành giáo dục đã thay đổi các phương thức truyền thống sang việc ứng dụng công nghệ vào trong lớp học. Các trường học đã ứng dụng công nghệ vào trong lớp học để nâng cao chất lượng dạy học, nhiều trường học đã dần thay đổi các phương thức giảng dạy.  

Cụm từ “chuyển đổi số trong giáo dục” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Được hiểu chung là việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động giáo dục, quảng bá giáo dục dành cho các doanh nghiệp hay cơ sở giáo dục nhằm mục đích cải thiện chất lượng và mang đến những trải nghiệm mới hơn.  

 Chuyển đổi số trong giáo dục

Các trường học ngày nay đã dần ứng dụng những công nghệ mới để giúp các tiết học trở nên mới mẻ, thu hút học sinh tham gia học tập hơn, cụ thể: 

     - Công cụ học trực tuyến (E-learning): Đây là một ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong giáo dục, phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo trong tương lai. Các trường học và tổ chức giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ thuật số, cho phép học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Coursera, edX, Udemy,...   

     - Giáo trình điện tử: Chuyển đổi số đã thay đổi việc học tập thông qua tài liệu, sách giáo khoa truyền thống bằng sách điện tử. Đây là một trong những bước tiến mới được các bạn học sinh yêu thích. Bởi công tác chuẩn bị đến trường nay đã được rút ngắn quy trình hơn, trở nên vô cùng nhanh chóng và thuận tiện.  

Bên cạnh đó, phương pháp giúp học sinh, sinh viên tiếp kiệm được một khoản chi phí mua sách giáo khoa, tài liệu như trước đây. Giáo trình điện tử cũng giúp quá trình cập nhật nội dung một cách dễ dàng và kịp thời. Các ứng dụng hỗ trợ đọc sách điện tử trên các thiết bị di động có thể kể đến như: iBooks, Kindle, Google Play Books ...  

     - Ứng dụng hỗ trợ học tập trực tuyến: Các cơ sở giáo dục hiện nay vẫn sử dụng những ứng dụng như Google Classroom, Microsoft Teams, Zoom,... để giáo viên và học sinh tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hiệu quả. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể học tập tại các ứng dụng như: Quizlet, Duolingo, Elsa Speak... hỗ trợ hiệu quả việc học tập của học viên, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và kiến thức thông qua các bài tập và hoạt động trực tuyến thú vị.  

     - Trí tuệ nhân tạo và học máy: Đây là một trong những bước tiến của nền giáo dục, sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích dữ liệu học tập, đưa ra gợi ý cá nhân hóa cho từng học viên. Hỗ trợ trong quá trình tổng hợp, nghiên cứu của sinh viên khi có thể cho ra những kết quả tìm kiếm nhanh chóng, chính xác. Từ đó cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh.  

 Chuyển đổi số trong giáo dục

     - Video học trực tuyến: Chuyển đổi số tạo nên nhiều sự thuận tiện hơn trong quá trình học tập của học sinh. Giờ đây không nhất thiết phải đến lớp mới có thể học tập, các bạn học sinh có thể chọn cách học online ở bất cứ đâu. Bên cạnh đó, thầy cô giáo cũng có thể lựa chọn các video giảng dạy từ những nguồn khác nhau để giúp học sinh được tiếp cận đa chiều.  

     - Thực tế ảo VR/ AR: Chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục tạo nên môi trường nhập vai giúp các bạn học sinh có thể tiếp thu các kiến thức một cách mới lạ và độc đáo. Đặc biệt với các môn học thiên về trí tưởng tượng, cảm xúc hoặc cần phải thực hành như Lịch sử, Địa lý, Sinh học ... khi ứng dụng VR sẽ tạo nên một môi trường học tập và trải nghiệm chân thật dành cho học sinh. Ví dụ, Trường Đại học Phan Châu Trinh tiên phong ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR vào phòng thí nghiệm tạo nên một không gian học tập và giúp các bạn sinh viên thử nghiệm với các môn học thực hành.  

2.2 Chuyển đổi số trong báo chí 

Cùng với sự phát triển của Internet, việc sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến, điều này cũng góp phần làm thay đổi việc tiếp nhận thông tin của độc giả. Thói quen đọc báo in, xem tin tức truyền hình dần được chuyển sang việc lướt web trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, WhatsApp.  

Không nằm ngoài công cuộc thực hiện chuyển đổi số, nhiều cơ quan truyền thông, báo chí đã khai thác nền tảng công nghệ mạng xã hội, dẫn đến sự phát triển không ngừng của một số tờ báo hiện nay. 

Vậy chuyển đổi số trong báo chí diễn ra như thế nào... Xem ngay nội dung tiếp theo trong Cẩm nang chuyển đổi số phần 2 dưới đây! 

Chuyển đổi số báo chí là quá trình ứng dụng công nghệ số vào tất cả các quy trình, hoạt động của báo chí, từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ nội dung. Bằng việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh của báo chí trong bối cảnh kỷ nguyên số, thay đổi cách tòa soạn hoạt động nhằm cung cấp những giá trị lớn hơn cho các khách hàng mà tòa soạn phục vụ. 

Cẩm nang chuyển đổi số phần 2: Những ví dụ về chuyển đổi số

Chiến lược chuyển đổi số của VietnamPlus – tờ báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam. 

VietnamPlus đã tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất báo chí. Sớm khai thác sử dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo vào việc sản xuất các sản phẩm báo chí như Infogram, Flourish (sản xuất infographics), Wochit (sản xuất video), Vbee (biến văn bản thành giọng nói - text to speech), công cụ xác thực thông tin (fact-check)… 

Đặc biệt, năm 2018, VietnamPlus đã trở thành cơ quan báo chí chính thống đầu tiên sử dụng Chatbot, AI để tương tác với độc giả. Hiện VietnamPlus cũng đang hợp tác với Taboola, công ty Native Ads hàng đầu thế giới, để áp dụng công nghệ tòa soạn thông minh, tự động giới thiệu tin tức cho độc giả dựa trên hành vi của chính người dùng, tiến tới cho phép người dùng tự cá nhân hóa trang tin. 

VietnamPlus cũng nghiên cứu khả năng hợp tác với các công ty gamefi nhằm thử nghiệm nền tảng hội thảo thông minh Metaverse, sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (VR, AR) để phát triển sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh mới của tòa soạn; ứng dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo... 

Đến thời điểm kết thúc năm 2023, có thể nói rằng, báo chí thế giới đã trải qua 3 giai đoạn của chuyển đổi số. Ở giai đoạn 3 này, điều cần ở người đứng đầu cơ quan báo chí là tư duy “đi tắt đón đầu” công nghệ, hành động quyết liệt với các mục tiêu cụ thể cần đạt được, chẳng hạn: Đưa nội dung lên nền tảng số, tổ chức lại các khu vực nhân sự phù hợp để vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phát triển báo chí mạng xã hội, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số, triển khai các ứng dụng AI, Chatbot, ChatGPT... 

2.3 Chuyển đổi số trong ngân hàng 

Chuyển đổi số trong ngân hàng là hoạt động tích hợp các công nghệ kỹ thuật số và chiến lược đổi mới vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, nhằm thay đổi toàn diện cách thức hoạt động của các ngân hàng, từ cách tiếp cận khách hàng đến cách thức quản trị rủi ro, vận hành nội bộ. 

Quá trình này liên quan đến việc hiện đại hóa các hệ thống, quy trình, mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống, cho phép các ngân hàng cung cấp dịch vụ liền mạch, thuận tiện và an toàn thông qua các kênh kỹ thuật số khác nhau.  

Cẩm nang chuyển đổi số phần 2: Những ví dụ về chuyển đổi số

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về chuyển đổi số trong ngân hàng, theo dõi nội dung tiếp theo trong series Cẩm nang chuyển đổi số phần 2

JPMorgan Chase & Co là một ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng thành công. Đây là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia có trụ sở chính tại Thành phố New York, Mỹ và được thành lập tại Delaware. JPMorgan Chase đã đạt được thành công đáng kể trong việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động của mình. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, JPMorgan Chase được xếp hạng là ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ. Ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới về tổng tài sản. 

Trước đây, ngân hàng này đã gặp rất nhiều khó khăn trong công việc liên quan đến luật và tín dụng. Những công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhưng không mang lại doanh thu trực tiếp và có thể gây ra sai sót trong dữ liệu.  

Và để có thể giải quyết vấn đề này, JPMorgan đã đưa ra một giải pháp đột phá có tên COiN, viết tắt của Contract Intelligence sử dụng công nghệ máy học không giám sát. Đây là một nền tảng thúc đẩy tối đa tự động hóa quá trình, giúp giảm sự tham gia của con người vào quá trình triển khai.  

Tại Việt Nam, theo Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet, Internet Banking là những dịch vụ ngân hàng và dịch vụ trung gian thanh toán được các đơn vị cung cấp thông qua mạng Internet. Theo đó, Internet Banking cho phép khách hàng quản lí tài khoản và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ tài chính, nộp tiền, nộp thuế... thông qua thiết bị kết nối Internet. 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế

Mobile Banking là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trên ứng dụng của điện thoại thông minh. Khách hàng chỉ cần tải App của ngân hàng về thiết bị di động và đảm bảo điện thoại kết nối Internet là có thể sử dụng. 

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu (tỷ lệ tăng trưởng 40% về thanh toán số trong 3-4 năm qua). 

Với hơn 20 triệu khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng dùng dịch vụ điện tử, Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đột phá. 

Nhiều ngân hàng trong nước đã bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng PVcomBank năm 2023 vừa qua đã cho ra mắt cổng trải nghiệm Vũ trụ ảo Piviverse mang đến những trải nghiệm sử dụng dịch vụ mới mẻ cho khách hàng. 

2.4 Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ số vào  hoạt động nông nghiệp truyền thống, từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ. Mục tiêu của chuyển đổi số trong nông nghiệp là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp. 

Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp được xem là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên trong công cuộc chuyển đổi số. Dù hiện tại, quá trình này đã đạt những thành tựu nhất định, song vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như mức độ cơ giới hóa thấp, ít công nghệ, các hoạt động canh tác, sản xuất vẫn còn được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của nông dân. 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có hơn 9 nghìn đơn vị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tính đến ngày 1/7/2020. Trong số đó, có hơn 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp. Đây đều là các đơn vị sẽ tham gia trực tiếp vào chuyển đổi số nông nghiệp.  

Hiện nay, có nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng trong canh tác nông nghiệp. Tiêu biểu là IoT và cảm biến trên cánh đồng, học máy và phân tích, máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng. 

Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp

Tại Việt Nam, tập đoàn FPT đã hợp tác với Fujitsu – Viện Rau Quả và các chuyên gia Nhật Bản để phát triển mô hình trồng rau tiên tiến. Mô hình này sử dụng công nghệ Akisai được ứng dụng để liên kết và điều khiển từ xa các yếu tố trong trang trại. Sử dụng máy tính để giám sát và quản lý môi trường bên trong nhà kính, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của cây cà chua và xà lách. 

Một ví dụ tiêu biểu khác về thành công trong việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp là công ty Vinamilk. Công ty này đã ứng dụng công nghệ Internet of Things (IoT) để giám sát quá trình chăn nuôi. Từ việc kiểm soát chế độ ăn uống cho đến các quy trình chăm sóc, tất cả đều được theo dõi chế độ theo tiêu chuẩn nông nghiệp thông minh. Kết quả, khối lượng sữa thu được tại trang trại đã tăng lên đáng kể, đạt mức trung bình 23 lít sữa mỗi ngày mỗi con. Đồng thời, trang trại cũng đã đạt được chứng nhận là trang trại hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong việc triển khai môi trường sản xuất nông nghiệp bền vững. 

2.5 Chuyển đổi số trong Logistics 

Chuyển đổi số trong ngành Logistics là quá trình ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật số vào các hoạt động trong chuỗi cung ứng, cải tiến toàn bộ tư duy, tầm nhìn, giá trị, cách vận hành trong một doanh nghiệp Logistics. Bằng cách sử dụng các công nghệ như AI, IoT, Big data,... vào việc thu mua, dự trữ, vận tải, phân phối, kho bãi, xử lý đơn hàng, thanh toán, chăm sóc khách hàng,... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm khách hàng. 

Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý kho như WMS, OMS, giúp quy trình vận hành dịch vụ logistics tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả hoạt động. 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế

United States Cold Storage, Inc. (USCS) – nhà cung cấp kho lạnh công cộng và các dịch vụ logistics hàng đầu tại Hoa Kỳ. Tuy USCS là nhà cung cấp PRW logistics lớn thứ 3 ở Bắc Mỹ, nhưng họ vẫn gặp nhiều vấn đề như: 

  1.  Đầu tiên, việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của phương tiện vận chuyển là điều kiện tiên quyết. Tài xế xe tải lái xe thường lái hơn 70 giờ trong mỗi chu kỳ 8 ngày. USCS muốn chuẩn bị một phương án tối ưu để dỡ xe kéo một cách nhanh chóng, tối đa hóa thời gian phục vụ. 
  2.  Thứ hai, việc đảm bảo an toàn cho các sản phẩm thực phẩm lạnh của khách hàng cũng là điều rất quan trọng. Vì vậy, việc chuyển giao sản phẩm từ xe tải vào kho phải được thực hiện kịp thời là rất cần thiết 
  3.  Thứ ba, lượng gallon nhiên liệu tiêu thụ gây hại cho môi trường. 

 

Vì vậy, lúc này USCS cần có một hệ thống điều khiển dữ liệu phát triển với độ chính xác cao. Họ đã hợp tác với công ty công nghệ Gramener để đưa ra giải pháp thông minh để giải quyết các vấn đề kể trên. Gramener đã phát triển một công cụ gọi là Bộ lập lịch hẹn thông minh (IAS), sử dụng dữ liệu lịch sử và tự động hóa quá trình lên lịch các cuộc hẹn của nhà cung cấp với đủ nhân viên, đảm bảo chính xác trong việc lên lịch. Giải pháp này sử dụng dữ liệu dự đoán để đề xuất và tự động lên lịch các cuộc hẹn, đánh giá và xem xét các thông số khác nhau để đảm bảo hiệu suất tối ưu, bao gồm: 

  • Độ phức tạp của đơn hàng. 
  • Tải trọng trong kho. 
  • Pallet và thùng hàng. 
  • Độ trễ dự kiến khi kết thúc của nhà vận chuyển. 

Kết quả là, với giải pháp này, USCS đã giảm thiểu được 15% thời gian xếp hàng chờ, hệ thống cũng giúp doanh nghiệp đáp ứng 650 cuộc hẹn mỗi ngày. Cho tới hiện tại, hệ thống đã triển khai rộng rãi tại 26 cơ sở của USCS. 

Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp

Chuyển đổi số trong Logistics tại Việt Nam được nhận xét có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển khoảng 14% - 16% trong những năm gần đây. Quy mô của ngành đạt khoảng 40 - 42 tỷ USD mỗi năm. (Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam)  

Thị trường logistics tại Việt Nam hiện đang có sự tham gia của hơn 3.000 doanh nghiệp, với sự phân bổ vốn và quy mô khác nhau. Trong số này, 89% là các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, với số vốn dưới 10 tỷ đồng. Khoảng 5% có vốn từ 10 đến 20 tỷ đồng, 10% là các doanh nghiệp liên doanh và chỉ 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (khoảng 30 doanh nghiệp) chuyên cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia. Các thương hiệu lớn phải kể đến như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics,.... 

Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những thay đổi lớn trong tiêu dùng, phương thức hoạt động và thương mại, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hình thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics). Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá trình chuyển đổi số trước đây có thể mất khoảng 5 năm để được áp dụng vào doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch, quá trình này đã được thực hiện trong chỉ 8 tuần. 

2.6 Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế  

Chuyển đổi số trong y tế là việc áp dụng công nghệ, truyền thông một cách tổng thể và toàn diện vào các hoạt động của ngành y tế, nhằm tối ưu hóa việc quản lý, lưu trữ thông tin cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả và trải nghiệm người dùng.  

Quá trình chuyển đổi bao gồm việc sử dụng hệ thống hồ sơ điện tử, ứng dụng di động, hệ thống quản lý và các công nghệ tiến tiến. Những thành phần điển hình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bao gồm các công nghệ số như Bigdata, IoT, Cloud Computing, Trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ thực tế ảo,... 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế

Việc áp dụng công nghệ số đã giúp quá trình tiếp cận các dịch vụ y tế trở nên đơn giản hơn. Tư vấn khám chữa bệnh từ xa, qua điện thoại thông minh chỉ là bước khởi đầu. Công nghệ số cho phép phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân. Các cảm biến IoT nhỏ li ti có thể được đặt bên trong cơ thể cho phép theo dõi diễn biến sức khỏe, ghi nhận từng thay đổi nhỏ nhất một cách tức thời. 

AccuHealth là một công ty công nghệ y tế chuyên cung cấp các giải pháp quản lý sức khỏe từ xa cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Giải pháp của AccuHealth là sử dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu để giúp các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe cải thiện hiệu quả chăm sóc bệnh nhân, giảm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

AccuHealth sử dụng tính năng giám sát từ xa với sự hỗ trợ của AI để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý bệnh nhân mãn tính. Khác với các công ty quản lý chăm sóc sức khỏe truyền thống, AccuHealth sử dụng tính năng giám sát từ xa theo thời gian thực được kích hoạt bởi hệ thống AI phân loại bệnh nhân theo loại sức khỏe. Đảm bảo các huấn luyện viên chăm sóc sức khỏe có thể chú ý đến những bệnh nhân có nguy cơ cao và những người cần can thiệp ngay lập tức. 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế

AccuHealth cũng sử dụng bộ dụng cụ bao gồm các cảm biến, máy tính bảng hướng dẫn bệnh nhân thu thập dữ liệu sinh trắc học như huyết áp, cân nặng,.. và các câu hỏi khảo sát nhanh. Bộ dụng cụ này có thể được tùy chỉnh cho từng tình trạng khác nhau, sử dụng các thiết bị đã được kiểm chứng lâm sàng đầy đủ. 

AccuHealth đã tiến hành đào tạo dựa trên hồ sơ xác minh của 2,4 triệu bệnh nhân tại Chile, sử dụng 11 thuật toán khác nhau, phân loại bệnh nhân dựa trên các yếu tố về sức khỏe, hồ sơ tâm lý và xã hội học. Nhằm xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao, từ đó giúp các huấn luyện viên sức khỏe tập trung cho những người mà giám sát có thể hoạt động hiệu quả nhất. Điều này không chỉ giảm chi phí và nỗ lực liên quan đến quản lý bệnh nhân mà còn giúp tối ưu hóa quá trình chăm sóc sức khỏe. 

Kết quả của chiến lược chuyển đổi số này: 

  • Giảm 32% số bệnh nhân nội trú 
  • Giảm 15% số lần khám cấp cứu 
  • Giảm 41% chi phí chăm sóc sức khỏe 

III Khách hàng đã thay đổi như thế nào? 

Trong kỷ nguyên số, doanh nghiệp đang chuyển sang một thế giới được mô tả không chỉ bởi thị trường đại chúng mà còn bởi mạng lưới khách hàng. Trong mô hình này, khách hàng ngày nay liên tục kết nối với nhau và tác động lên nhau. Việc sử dụng các công cụ, các nền tảng số đang thay đổi cách họ khám phá, đánh giá, mua và sử dụng các sản phẩm cũng như cách họ chia sẻ, tương tác và duy trì kết nối với các thương hiệu. 

Việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới là một trong những hướng tăng trưởng chính cho doanh nghiệp. Điều này có thể đạt được thông qua việc hiểu biết sâu sắc về những giai đoạn quyết định trong mua sắm của khách hàng. 

Công nghệ số cho phép tiếp thị dựa trên nhu cầu cá thể hóa và dựa trên khoảnh khắc, điều mà tiếp thị trước đây chưa bao giờ làm được. Nếu ai đó có nhu cầu tìm kiếm các địa điểm du lịch thích hợp du lịch tại Đà Nẵng. Ngay sau đó, một loạt các tin tức được đề xuất trong quá trình khách hàng tương tác với thông tin. Những trang tin có thể đề xuất về khách sạn nghỉ dưỡng, nhà hàng hay địa điểm vui chơi đang có những ưu đãi dành cho khách hàng. 

Cẩm nang chuyển đổi số phần 2: Những ví dụ về chuyển đổi số

Theo một khảo sát thực hiện bởi Google cho thấy người dùng kiểm tra điện thoại trung bình 150 lần một ngày và 68% kiểm tra điện thoại trong vòng 15 phút sau khi thức dậy, vì vậy, đây là khoảnh khắc vàng để lựa chọn gửi thông điệp phù hợp tới khách hàng tiềm năng.  

Kỷ nguyên số đã thay đổi khách hàng. Vì vậy, công nghệ số dùng để hiểu sâu hơn về khách hàng và mang đến giá trị cho họ, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn. 

Series Cẩm nang chuyển đổi số phần 2 đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về những ví dụ chuyển đổi số trong từng lĩnh vực. Những thông tin được tổng hợp có chọn lọc từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, hy vọng có thể giải đáp một số vấn đề, thắc mắc của bạn.  

Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc đóng góp ý kiến liên quan đến chủ đề chuyển đổi số,lòng liên hệ qua địa chỉ email: infor@vr360.com.vn

Trong số tiếp theo của Cẩm nang chuyển đổi số, VR360 sẽ tiếp tục mang đến những nội dung hữu ích về chủ đề người dân với chuyển đổi số. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất! 

Bài viết liên quan:

 


LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360 
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT 

- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline:  0935 690 369  
- Email: infor@vr360.com.vn 
- Địa chỉ:

  • 123 Phạm Huy Thông, Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Toà nhà Citilight, số 45 Võ Thị Sáu, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • 3B Đặng Thái Thân, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Tin tức mới nhất

Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính là gì?

Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính là gì?

Số hóa hồ sơ đã góp phần hỗ trợ cải cách hành chính công như thế nào? Những thách thức...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 10/12/2024
Google Street View là gì? Khái niệm, lịch sử và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Google Street View là gì? Khái niệm, lịch sử và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Google Street View là công cụ tuyệt vời giúp người dùng khám phá trước một địa điểm nào đó mà...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 03/12/2024
Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024

Bài viết cùng chủ đề

Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính là gì?

Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính là gì?

Số hóa hồ sơ đã góp phần hỗ trợ cải cách hành chính công như thế nào? Những thách thức...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 10/12/2024
Google Street View là gì? Khái niệm, lịch sử và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Google Street View là gì? Khái niệm, lịch sử và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Google Street View là công cụ tuyệt vời giúp người dùng khám phá trước một địa điểm nào đó mà...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 03/12/2024
Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ