Đăng ký nhận báo giá



Tổng hợp các thuật ngữ về chuyển đổi số từ A - Z cho doanh nghiệp

(5/5) (1 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 23/09/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 23/09/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse
 

Bàn về chuyển đổi số, những cá nhân ngoài ngành sẽ “ngợp” trước lượng kiến thức, thông tin về chủ đề này. Bởi liên quan đến chuyển đổi số, có rất nhiều thuật ngữ mà không phải ai cũng nắm được, bao gồm cả những doanh nhân dày dạn.

Thường sẽ rất khó hiểu khi bắt đầu mà không có bối cảnh nhất định. Vì vậy ở bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn phiên bản đầy đủ về các thuật ngữ chuyển đổi số, những bối cảnh cụ thể để bạn dễ dàng hình dung, đưa doanh nghiệp dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi số.

Tổng hợp các thuật ngữ về chuyển đổi số

Vì sao cần nắm được các thuật ngữ chuyển đổi số?

Bắt đầu tìm hiểu về chuyển đổi số, có khả năng bạn đã tình cờ gặp phải một số thuật ngữ liên quan. Thường sẽ rất khó bao quát các thuật ngữ về chuyển đổi số bởi có rất nhiều mắc xích, dẫn đến những nhầm lẫn nhất định. Điều này thực sự không tốt trong quá trình trao, nhận thông tin giữa đồng nghiệp và khách hàng.

Nắm được bản chất của các thuật ngữ chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và đưa ra các giải pháp sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Việc ứng dụng đúng những công nghệ vào mô hình của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhận diện các rủi ro khi xảy ra các vấn đề. Từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa và tối ưu hóa quy trình vận hành, quản lý.

Vậy nên nắm vững các thuật ngữ về chuyển đổi số là cần thiết bởi chuyển đổi số liên quan đến việc áp dụng các công nghệ mới. Nên việc biết và hiểu các thuật ngữ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về cách các công nghệ này hoạt động và ảnh hưởng đến tổ chức của mình.

Vậy có những thuật ngữ nào liên quan đến chuyển đổi số, tiếp tục theo dõi những phần sau đây.

No-Code

No-code dùng để chỉ các nền tảng phát triển ứng dụng không yêu cầu bất kỳ mã hóa nào. Thay vì sử dụng các dòng lệnh phức tạp, người dùng có thể tạo ra các ứng dụng, website hoặc hệ thống tự động hóa bằng cách kéo thả các thành phần, module có sẵn trên các nền tảng No-Code. 

Các nền tảng không mã cung cấp các tính năng đơn giản như trình tạo biểu mẫu kéo và thả. Người dùng có thể thiết kế ảnh ghép bằng nhãn dán, tìm những nhãn bạn cần và đặt vào vị trí thích hợp. Những nền tảng này thường được các nhà phát triển, người dùng sử dụng để xây dựng các ứng dụng mà không cần phải viết bất kỳ mã nào.

Đặc điểm chính của No-Code:

  • Giao diện trực quan: Người dùng thao tác trên giao diện đồ họa với các khối chức năng đã được thiết kế sẵn, dễ dàng tạo ra sản phẩm mà không cần viết mã.
  • Dễ dàng thay đổi: Các nền tảng No-Code cho phép người dùng dễ dàng điều chỉnh hoặc mở rộng ứng dụng khi cần.

No-Code đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nhờ khả năng dễ tiếp cận, tiết kiệm thời gian và tài nguyên. Giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi sang các hệ thống số hóa hiệu quả, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
 
Một số nền tảng No-Code phổ biến có thể kể đến như: Bubble, Webflow, Airtable... 

Low-Code

Low-Code là nền tảng phát triển ứng dụng trong đó người dùng có thể tạo ra các ứng dụng với ít mã hóa hơn. Các nền tảng Low-Code cung cấp giao diện kéo thả và các thành phần có sẵn để phát triển ứng dụng, nhưng vẫn cho phép lập trình viên can thiệp bằng mã để tùy chỉnh các chức năng phức tạp hơn. 

Một số nền tảng của Low-Code: OutSystems, Mendix, Appian, Microsoft PowerApps.

No-Code và Low-Code

Mặc dù No-Code và Low-Code thường được tham chiếu cùng nhau, nhưng cả hai đều có ranh giới rõ ràng về mặt hiểu biết kỹ thuật cần thiết để vận hành các nền tảng khác nhau. No-Code nhắm đến người không có kỹ năng lập trình trong khi Low-Code hướng đến lập trình viên hoặc người có kỹ năng lập trình cơ bản. 

No-Code ít khả năng tùy chỉnh do tất cả các tính năng và thành phần đều có sẵn. Ngược lại Low-Code có mức độ tùy chỉnh cao hơn, lập trình viên có thể viết mã bổ sung để điều chỉnh logic nghiệp vụ, giao diện hoặc tích hợp với các hệ thống phức tạp khác.

📌 Tham khảo: Cẩm nang chuyển đổi số từ VR360

Dữ liệu lớn (Big Data)

Big data đề cập đến các tập dữ liệu có kích thước lớn và phức tạp mà các công cụ truyền thống khó có thể xử lý hay lưu trữ được. Dữ liệu được sinh ra từ hàng tỷ điện thoại thông minh, thiết bị cảm biến kết nối vạn vật và hoạt động của con người trên môi trường mạng. 

Hãy hình dung mỗi ngày dữ liệu sinh ra có thể lên đến tương đương dữ liệu lưu trữ trong một tỷ đĩa DVD. Nếu công nghệ trước kia cần một thời gian rất dài để xử lý dữ liệu thì công nghệ số hiện nay cho phép xử lý, phân tích trong khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều để trích rút ra thông tin, tri thức hoặc đưa ra quyết định một cách phù hợp.

Các nền tảng như Facebook, Twitter thu thập hàng tỷ thông tin từ người dùng mỗi ngày, bao gồm hình ảnh, trạng thái, bình luận và hành động tương tác. Hay các trang thương mại điện tử như Amazon, Shopee sử dụng Big Data để phân tích hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đề xuất sản phẩm và tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Con người nỗ lực làm cho máy móc có những năng lực trí tuệ của con người và gọi đó là trí tuệ nhân tạo (AI). Xét theo nghĩa này, thì AI còn phải tiếp tục phát triển lâu dài nữa để tới gần hơn điều đó. Nhưng xét theo nghĩa hẹp hơn, là trí tuệ nhân tạo nhằm “tăng cường năng lực trí tuệ của con người”, thì đã có những bước tiến lớn trong vòng 2 thập kỷ vừa qua.

Là một nhánh của khoa học máy tính, AI tập trung vào việc phát triển các hệ thống có khả năng thực hiện những nhiệm vụ yêu cầu trí tuệ con người, chẳng hạn như học tập, suy luận, giải quyết vấn đề, nhận diện giọng nói, và hiểu ngôn ngữ tự nhiên. AI có thể mô phỏng hoặc tái tạo những hành vi thông minh thông qua các thuật toán, mô hình toán học và dữ liệu lớn (Big Data).

Các trợ lý như Siri, Alexa, Google Assistant, Bixby là ví dụ điển hình việc sử dụng AI để hiểu và thực hiện các lệnh của người dùng, từ việc tìm kiếm thông tin cho đến kiểm soát thiết bị thông minh trong nhà.

AI không chỉ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mà còn tạo ra các khả năng mới cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hoá hoạt động và cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.

Internet of Things (IoT)

Nếu như Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh… với nhau để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, Internet vạn vật (IoT) là mạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự. 

Các thiết bị IoT bao gồm các cảm biến, máy móc, xe cộ, thiết bị gia đình thông minh và nhiều thiết bị khác có khả năng giao tiếp và hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người.

Ứng dụng IoT để tạo nên Nhà thông minh (Smart Home) là một bước tiến đánh dấu tiềm năng của công nghệ này: Các thiết bị như bóng đèn, điều hòa nhiệt độ, khóa cửa và camera an ninh được kết nối với mạng internet, cho phép người dùng điều khiển chúng qua smartphone hoặc hệ thống trợ lý ảo như Alexa hay Google Assistant.

IoT không chỉ đóng góp to lớn trong quá trình chuyển đổi số mà còn giúp doanh nghiệp phát triển các dịch vụ thông minh và cá nhân hóa, tối ưu hóa vận hành và tăng cường hiệu quả làm việc. Với IoT, doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin thời gian thực và từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt hơn, giúp họ cạnh tranh mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.

Chuỗi khối (Blockchain)

Công nghệ Blockchain nghĩa là chuỗi thông tin được lưu trữ trong các khối kết nối với nhau. Khối sau lấy thông tin của khối trước tạo thành một mắt xích không thể phá vỡ, thay đổi hay giả mạo.

Có thể hình dung Blockchain như một file Google Docs, được chia sẻ tới mọi người. Mọi người đều được phép xem nội dung bên trong. Tuy nhiên, việc xoá, chỉnh sửa nội dung đã có là không thể. Do đó, bạn có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối để tạo một sổ cái không thể chỉnh sửa hay biến đổi để theo dõi các đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao dịch khác.

Blockchain là nền tảng cho các loại tiền điện tử và nhiều ứng dụng khác trong chuyển đổi số như: Tiền điện tử (Cryptocurrency), hợp đồng thông minh (Smart Contracts), chuỗi cung ứng...

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây là việc cung cấp các dịch vụ máy tính qua Internet (đám mây), bao gồm lưu trữ, xử lý và truyền tải dữ liệu, giúp tiết kiệm chi phí và tăng cường tính linh hoạt.

Điện toán đám mây

Google Drive là ví dụ để bạn có thể hình dung rõ ràng hơn về điện toán đám mây. Công cụ này là dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ và truy cập tệp tin từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

📌 Tham khảo bài viết: Ảo hóa là gì? Khác biệt ảo hóa và điện toán đám mây

Thực tế ảo (VR)

Công nghệ tạo ra một môi trường ảo được mô phỏng bằng máy tính, trong đó người dùng có thể trải nghiệm và tương tác với không gian 3D như thể họ đang thực sự ở đó. 

Trong kinh doanh, VR được sử dụng để đào tạo, mô phỏng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. VR cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng. Xem các sản phẩm trong không gian ảo, tùy chỉnh màu sắc, kích thước, thậm chí thử sản phẩm như quần áo hoặc nội thất ngay trong môi trường 3D. Điều này tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và hấp dẫn, từ đó tăng cường sự tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.

Thực tế tăng cường (AR)

Thay vì tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo như VR, AR bổ sung thông tin, hình ảnh, hoặc các đối tượng kỹ thuật số vào thế giới thực, giúp người dùng tương tác với môi trường xung quanh theo cách mới mẻ. Các doanh nghiệp sử dụng AR để hiển thị sản phẩm tương tác, đào tạo nhân viên và tăng cường sự tương tác của khách hàng.

Bằng cách tạo ra các mô phỏng tương tác trong môi trường thực tế. Doanh nghiệp có thể lồng ghép những kỹ năng hoặc tình huống phức tạp, giúp người học trực tiếp thực hành trong môi trường thực mà không cần thiết bị đắt tiền hoặc nguy hiểm.

Áp dụng cụ thể trong ngành công nghiệp ô tô, nhân viên bảo trì có thể sử dụng AR để hướng dẫn các quy trình sửa chữa thông qua việc hiển thị các hướng dẫn từng bước trên động cơ thực tế.

Có thể bạn quan tâm: Phân biệt sự khác nhau giữa VR, AR, XR, MR

Thực tế mở rộng (XR) là gì?

Thực tế mở rộng XR - Extended Reality - thuật ngữ đề cập đến tất cả các môi trường được kết hợp giữa thực và ảo, sự tương tác giữa người và máy, mang lại một phạm vi rộng hơn của trải nghiệm số hóa trong thế giới thực. Thực tế mở rộng bao gồm thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR).

Hãy nghĩ về XR như một cách để nâng cao trải nghiệm thực tế của chúng ta bằng cách thêm các yếu tố kỹ thuật số. Ví dụ, trong trò chơi, XR cho phép chúng ta đắm mình vào thế giới ảo và tương tác với các vật thể trong đó.

Shadow IT

Shadow IT là việc sử dụng các hệ thống, thiết bị, phần mềm, ứng dụng và dịch vụ công nghệ thông tin mà không có sự phê duyệt, chấp thuận rõ ràng của bộ phận CNTT. Người dùng doanh nghiệp lựa chọn phần mềm này khi công ty không có giải pháp nào. Mặc dù Shadow IT được cho là cải thiện năng suất và đổi mới, nhưng cũng gây ra những rủi ro nghiêm trọng liên quan đến bảo mật dữ liệu trong công ty.

Ví dụ như nhân viên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây cá nhân như Google Drive, Dropbox để lưu trữ dữ liệu công ty mà không được sự phê duyệt của IT. 

Chatbot

Các chương trình hỗ trợ AI mô phỏng cuộc trò chuyện với người dùng. Chatbot có thể giao tiếp với người dùng thông qua văn bản hoặc giọng nói, giúp trả lời câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ, hoặc cung cấp thông tin trong thời gian thực. Các doanh nghiệp sử dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng, tạo khách hàng tiềm năng và tăng cường tương tác của người dùng.

Chatbot có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau như các ứng dụng nhắn tin (Facebook Messenger, Zalo, WhatsApp), website, ứng dụng di động và cả hệ thống trợ lý ảo (như Siri, Google Assistant). 

Hiện tại trong các dự án của mình, VR360 đã tích hợp tính năng Chatbot AI để tự động trả lời, phản hồi câu hỏi của người dùng.

Tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA)

Sử dụng công nghệ để tự động hóa các hoạt động và quy trình lặp đi lặp lại, nhằm tăng hiệu quả, giảm sai sót và tiết kiệm chi phí. BPA giúp các doanh nghiệp loại bỏ hoặc giảm thiểu sự can thiệp của con người trong những nhiệm vụ, quy trình hành chính hay quản lý, từ đó tối ưu hóa hiệu suất công việc.

Quản lý quy trình kinh doanh (BPM)

BPM là quá trình thiết kế, giám sát, quản lý và thực hiện các quy trình kinh doanh có liên quan với nhau. Điều này có nghĩa là bạn tập hợp nhiều quy trình khác nhau trong tổ chức của mình lại với nhau và tối ưu hóa chúng vì lợi ích chung của công ty.

BPM giúp tự động hóa các quy trình hỗ trợ khách hàng, như xử lý yêu cầu, trả lời câu hỏi thường gặp, hoặc giải quyết khiếu nại, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

Bao gồm việc quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, từ việc thu mua nguyên liệu thô, sản xuất, lưu trữ đến việc giao hàng cho khách hàng cuối cùng. Các giai đoạn được tối ưu hóa nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp đến đúng người, đúng lúc, với chi phí hiệu quả và chất lượng cao.

Walmart được biết đến với khả năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, giúp họ giữ giá thấp và cung cấp dịch vụ nhanh chóng. Walmart đã đầu tư mạnh vào công nghệ SCM để cải thiện quy trình quản lý hàng tồn kho và vận chuyển.

Quản lý tài sản số (DAM)

Là quy trình tổ chức, lưu trữ, truy xuất và phân phối các tài sản số của một tổ chức một cách có hệ thống và hiệu quả. Tài sản số có thể bao gồm hình ảnh, video, tài liệu, âm thanh, bản quyền, đồ họa, và các nội dung kỹ thuật số khác.

Hệ thống DAM giúp doanh nghiệp quản lý và phân phối nội dung kỹ thuật số hiệu quả. Nếu bạn hoạt động trong ngành giáo dục, có thể sử dụng DAM để quản lý tài liệu học tập, video bài giảng, và các tài liệu hỗ trợ học tập khác.

Có thể bạn quan tâm: Các giai đoạn chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tiếp thị kỹ thuật số

Sử dụng các kênh kỹ thuật số và các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số thiết yếu để quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp tận dụng tiếp thị kỹ thuật số để có khả năng hiển thị trực tuyến và thu hút khách hàng.

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Tích hợp các quy trình và chức năng kinh doanh cốt lõi. Giúp doanh nghiệp tự động hóa và quản lý các hoạt động kinh doanh cốt lõi như tài chính, nhân sự, sản xuất, bán hàng và nhiều chức năng khác trong một nền tảng duy nhất. Hệ thống ERP nâng cao hiệu quả bằng cách hợp lý hóa dữ liệu và quy trình làm việc trên toàn tổ chức. 

ERP giúp các doanh nghiệp sản xuất quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, từ lập kế hoạch sản xuất đến theo dõi lượng tồn kho và giao hàng. Giúp giảm chi phí sản xuất và tăng tính linh hoạt trong sản xuất.

Giao diện lập trình ứng dụng (API)

 API cho phép tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau. Là một tập hợp các quy tắc, giao thức và công cụ cho phép các phần mềm hoặc hệ thống khác nhau cùng tương tác. Các phần mềm có thể yêu cầu và cung cấp dữ liệu, cũng như cách chúng có thể thực hiện các chức năng cụ thể.

API của Google Maps cung cấp các chức năng như tìm kiếm địa điểm, chỉ đường và hiển thị bản đồ trong ứng dụng. Ví dụ, một ứng dụng giao hàng có thể sử dụng Google Maps API để hiển thị bản đồ và chỉ đường cho tài xế.

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)

Sử dụng các phần mềm tự động (robot) để thực hiện các quy trình kinh doanh lặp đi lặp lại, thường là những nhiệm vụ mà trước đây cần phải thực hiện bằng tay. RPA cho phép tự động hóa các tác vụ mà con người thường thực hiện trên các hệ thống và ứng dụng máy tính, giúp cải thiện hiệu quả, giảm thiểu lỗi và tiết kiệm thời gian.

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)

Là mô hình dịch vụ đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT cơ bản như máy chủ, lưu trữ, mạng và các tài nguyên tính toán qua Internet. Thay vì đầu tư vào phần cứng vật lý và duy trì nó tại chỗ, doanh nghiệp có thể thuê các tài nguyên này từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây.  

Giao tiếp máy với máy (M2M)

Bao gồm giao tiếp trực tiếp giữa các thiết bị mà không cần sự can thiệp của con người. M2M cho phép các thiết bị trao đổi dữ liệu và thực hiện các hành động dựa trên thông tin được nhận từ nhau hoặc từ các hệ thống khác. M2M được sử dụng trong kinh doanh để tự động hóa và trao đổi dữ liệu.

Ví dụ như hệ thống quản lý đèn đường thông minh, cảm biến nhiệt độ trong kho lạnh đều được kết nối với M2M để thực hiện các nhiệm vụ.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)

Là lĩnh vực con của AI và học máy tập trung vào việc cho phép máy tính hiểu, phân tích và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên giống như cách con người làm. NLP giúp máy tính tương tác với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, xử lý văn bản và lời nói và cung cấp các giải pháp cho các bài toán liên quan đến ngôn ngữ.

Thương mại điện tử

Bao gồm các hoạt động kinh doanh qua Internet, dù là mua hay bán. Các nền tảng thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng trên toàn thế giới.

Gamification (trò chơi hóa)

Áp dụng các yếu tố giống trò chơi vào các bối cảnh không phải trò chơi. Các doanh nghiệp sử dụng gamification để đào tạo nhân viên, thu hút khách hàng và tiếp thị.

Geofencing

Geofencing, tạm dịch là rào địa lý, là công nghệ cho phép thiết lập một "rào" ảo xung quanh một khu vực địa lý cụ thể để theo dõi và tương tác với các thiết bị hoặc người dùng khi họ vào hoặc ra khỏi khu vực này. 

Geofencing sử dụng công nghệ GPS, RFID hoặc các hệ thống định vị khác để xác định vị trí của thiết bị và xác thực các hành động dựa trên vị trí đó, gửi thông điệp cụ thể về vị trí đến người dùng.

Trợ lý ảo

Công cụ sử dụng AI và NLP để cung cấp hỗ trợ và thực hiện các tác vụ cho người dùng thông qua giao diện trò chuyện hoặc giọng nói. Trợ lý ảo có thể lên lịch cuộc họp, gửi email nhắc nhở, và quản lý các nhiệm vụ cá nhân. Mỗi trợ lý ảo đều nâng cao năng suất và cung cấp hỗ trợ tức thời.

Wearable Technology

Bao gồm các thiết bị như đồng hồ thông minh và máy theo dõi sức khỏe. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ đeo được để theo dõi sức khỏe của nhân viên và thu hút khách hàng.

Phương pháp Agile

Phương pháp quản lý dự án và phát triển phần mềm tập trung vào sự linh hoạt, hợp tác và phản hồi nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phương pháp Agile cải thiện khả năng cộng tác và thích ứng trong quản lý dự án. Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực phát triển phần mềm và quản lý dự án.

Cá nhân hóa

Tùy chỉnh sản phẩm, dịch vụ và nội dung theo sở thích cá nhân. Cá nhân hóa nâng cao trải nghiệm và sự tương tác của khách hàng.

Dữ liệu thời gian thực

Bao gồm việc xem xét và xử lý thông tin khi nó xuất hiện. Dữ liệu thời gian thực rất quan trọng để đưa ra quyết định tức thời và phản ứng kịp thời với những thay đổi. 

Quản lý dữ liệu

Xác định các chính sách và thủ tục để quản lý tài sản dữ liệu. Quản trị dữ liệu đảm bảo chất lượng dữ liệu, bảo mật và tuân thủ. 

Phát triển và vận hành

Tích hợp các nhóm phát triển và vận hành để tăng cường sự cộng tác. DevOps đẩy nhanh quá trình phát triển và triển khai phần mềm, nhằm cải thiện sự hợp tác giữa các nhóm phát triển và vận hành để tăng cường tốc độ phát triển và cải thiện chất lượng phần mềm. 

Văn hóa số

Nuôi dưỡng tư duy đón nhận công nghệ số và đổi mới. Văn hóa số hỗ trợ khả năng thích ứng và tăng trưởng của tổ chức. Phản ánh cách mà công nghệ và các phương tiện kỹ thuật số ảnh hưởng đến cách chúng ta tương tác, làm việc và sống. Văn hóa số bao gồm nhiều yếu tố, từ cách sử dụng công nghệ đến cách mà công nghệ ảnh hưởng đến xã hội và môi trường làm việc.

Internet vạn vật y tế (IoMT)

Internet of Medical Things là việc áp dụng các khái niệm IoT vào các thiết bị y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe. IoMT cải thiện hiệu quả chăm sóc bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe.

Hệ thống quản lý tri thức (KMS)

Knowledge Management System (KMS) là một công cụ hoặc nền tảng được thiết kế để thu thập, lưu trữ, tổ chức, phân phối tri thức và thông tin trong một tổ chức. Mục tiêu của KMS là cải thiện việc sử dụng tri thức để tăng cường hiệu quả làm việc, đưa ra quyết định chính xác và tạo ra giá trị cho tổ chức.  

Kiến trúc dịch vụ vi mô (Microservices Architecture)

Phương pháp thiết kế phần mềm trong đó một ứng dụng lớn được chia thành nhiều dịch vụ nhỏ, độc lập và dễ quản lý. Mỗi dịch vụ vi mô thực hiện một chức năng cụ thể của ứng dụng và giao tiếp với các dịch vụ khác thông qua các giao diện lập trình ứng dụng. Microservices tăng cường khả năng mở rộng và bảo trì.

Multi-Cloud Strategy (Tạm dịch: chiến lược đa đám mây)

Bao gồm việc sử dụng nhiều nhà cung cấp đám mây cho hoạt động kinh doanh. Các chiến lược đa đám mây mang lại sự linh hoạt và giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.

Trải nghiệm người dùng (UX)

Bao gồm toàn bộ trải nghiệm của người dùng với một sản phẩm hoặc hệ thống. Mục tiêu chính của thiết kế trải nghiệm người dùng là cung cấp các giao diện mà mọi người thích sử dụng.

iPaaS là gì?

iPaaS là một thuật ngữ chuyển đổi kỹ thuật số khác, một tập hợp các công cụ tự động tích hợp các quy trình, dịch vụ, ứng dụng và dữ liệu khác nhau dựa trên đám mây trong các cá nhân hoặc trên nhiều tổ chức.

Khi được sử dụng hiệu quả, iPaaS tích hợp các yêu cầu của công ty vào bộ công cụ dựa trên đám mây được xây dựng để xử lý khối lượng dữ liệu ngày càng tăng do các chu kỳ phát triển và các giao dịch B2B phức tạp mang lại.

MVP là gì?

Sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) là sản phẩm có đủ tính năng để thu hút khách hàng sử dụng sớm và xác thực khái niệm sản phẩm ngay từ đầu chu kỳ phát triển. Trong các ngành như phần mềm, MVP có thể hỗ trợ nhóm sản phẩm tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng nhanh nhất có thể để họ có thể lặp lại và cải tiến sản phẩm.

iBPMS là gì?

iBPMS kết hợp quản lý quy trình kinh doanh với trí tuệ nhân tạo. Để tạo ra một hệ thống linh hoạt, nhanh nhẹn cho phép các tổ chức tạo ra các giải pháp quy trình công việc tự động hóa và chuyển đổi các quy trình kinh doanh hàng ngày. Khi bắt đầu, iBPMS yêu cầu bạn nhập dữ liệu đã thu thập để cải thiện các quy trình của bạn. Sau đó, khả năng AI của nó sẽ phân tích dữ liệu để xác định quy trình hiện tại nào cần được tự động hóa.

Siêu tự động hóa là gì?

Theo Gartner, siêu tự động hoá (Hyperautomation) liên quan đến việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm phần mềm quản lý doanh nghiệp thông minh (iBPMS), trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), để ngày càng tự động hóa các quy trình và tăng cường con người. Hyperautomation mở rộng trên một loạt các công cụ có thể được tự động hóa nhưng cũng đề cập đến sự tinh vi của tự động hóa (tức là khám phá, phân tích, thiết kế, tự động hóa, đo lường, giám sát, đánh giá lại).

Việc hiểu đúng các thuật ngữ về chuyển đổi số là bước khởi đầu quan trọng giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, lựa chọn công nghệ phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Hy vọng qua các thuật ngữ được giới thiệu sẽ giúp bạn cân nhắc và áp dụng vào mô hình kinh doanh hiệu quả.

Liên hệ ngay Hotline 0935 69 03 69 để được chúng tôi tư vấn giải pháp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn!


Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, nghiên cứu có liên quan:
55 Digital Transformation Key Terms for Businesses: https://stealthagents.com/digital-transformation-key-terms-for-businesses/
A Comprehensive Glossary of Digital Transformation Terms: https://quixy.com/blog/complete-glossary-of-digital-transformation-terms/
Nhằm để bảo đảm tính toàn vẹn và xác thực của thông tin, mọi thông tin góp ý chỉnh sửa vui lòng liên hệ tại email: infor@vr360.com.vn của chúng tôi.

 

Tin tức mới nhất

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024
Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Tìm hiểu về Configurator 3D và cách công nghệ này hoạt động
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 23/09/2024
Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Lộ trình chuyển đổi số: Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Các công việc chính của chuyển đổi số là gì. Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 09/09/2024

Bài viết cùng chủ đề

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024
Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Tìm hiểu về Configurator 3D và cách công nghệ này hoạt động
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 23/09/2024
Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Lộ trình chuyển đổi số: Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Các công việc chính của chuyển đổi số là gì. Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 09/09/2024
Ảnh hưởng của ChatGPT đến sinh viên: Tích cực hay tiêu cực?

Ảnh hưởng của ChatGPT đến sinh viên: Tích cực hay tiêu cực?

Có đến khoảng 70% sinh viên đã sử dụng ChatGPT ít nhất một lần cho việc học tập, sự vượt...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 28/08/2024
Ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm và thị trường lao động

Ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm và thị trường lao động

Những ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm trong tương lai là gì? Cùng VR360 làm rõ qua bài viết...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/08/2024
ChatGPT trong giáo dục: Ưu nhược điểm và những lợi ích rõ ràng

ChatGPT trong giáo dục: Ưu nhược điểm và những lợi ích rõ ràng

ChatGPT trong giáo dục có những lợi ích và nhược điểm rõ ràng. Đó là gì?
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 16/08/2024
Tác hại của ChatGPT: Mặt trái và những rủi ro tiềm ẩn

Tác hại của ChatGPT: Mặt trái và những rủi ro tiềm ẩn

Bên cạnh những ưu điểm, tác hại của ChatGPT vẫn tồn tại và người dùng cần lưu tâm đến những...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/08/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ