Đăng ký nhận báo giá



Công nghệ ảo hóa - nền tảng tối ưu hóa cho doanh nghiệp 5.0

(5/5) (3 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 01/07/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 01/07/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Trong kỷ nguyên của chuyển đổi số, công nghệ ảo hóa đang trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện đại. Ảo hóa là quá trình tạo ra các máy ảo từ phần cứng vật lý, cho phép chúng hoạt động như các máy tính độc lập. Với công nghệ ảo hóa, các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng, tăng hiệu suất, linh hoạt và khả năng mở rộng.

Công nghệ ảo hóa, nền tảng tối ưu cho doanh nghiệp

Bài viết này sẽ làm rõ những lợi ích của công nghệ ảo hóa và cách nó đang định hình lại các ngành công nghiệp. Chúng ta sẽ tìm hiểu về:
 
  • Khái niệm ảo hóa
  • Phân biệt ảo hóa và điện toán đám mây
  • Thành phần của hệ thống ảo hóa
  • Công nghệ ảo hóa là gì?
  • Nguyên lí hoạt động của công nghệ ảo hóa
  • Các lợi ích của công nghệ ảo hóa
 
Hãy cùng VR360 khám phá những cách thức mà công nghệ ảo hóa đang thay đổi các ngành công nghiệp truyền thống.
 

1. Khái niệm ảo hóa

 
Ảo hóa là quá trình tách biệt các tài nguyên công nghệ thông tin, như máy chủ, hệ thống lưu trữ, mạng và ứng dụng, từ phần cứng vật lý. Thay vì sử dụng nhiều thiết bị vật lý để vận hành các hệ thống, công nghệ ảo hóa cho phép tạo ra các phiên bản ảo của những tài nguyên này, giúp tối ưu hóa việc sử dụng và quản lý các nguồn lực.
 
Trong môi trường ảo hóa, các tài nguyên vật lý được chia sẻ và phân bổ theo nhu cầu, thay vì phải duy trì một hệ thống vật lý cứng nhắc. Điều này mang lại nhiều lợi ích như tăng hiệu quả sử dụng, tính linh hoạt, khả năng mở rộng và giảm chi phí vận hành.
 
Bài viết công nghệ có thể bạn quan tâm: Công nghệ VR (Virtual Reality)

2. Phân biệt ảo hóa và điện toán đám mây

 
Giữa thời kỳ hội nhập của xu hướng chuyển đổi số, ảo hóa (virtualization)điện toán đám mây (cloud computing) là hai khái niệm rất khó phân biệt vì chúng hỗ trợ, kết hợp với nhau để cung cấp dịch vụ dữ liệu cho người dùng.
 
Những yếu tố giống nhau có thể kể đến như ảo hóađiện toán đám mây đều được phát triển nhằm mục đích tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và linh hoạt hóa môi trường; cả hai đều sử dụng máy ảo (virtual machine) để phân chia và sử dụng tài nguyên và hướng đến mục tiêu tăng khả năng mở rộng quy mô và tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp.
 
Bên cạnh đó, ảo hóa và điện toán đám mây cũng tồn tại những đặc điểm khác nhau và thường được phân biệt rõ như sau:
 
Ảo hóa là công nghệ nền tảng cho phép hoạt động nhiều môi trường mô phỏng hoặc tài nguyên chuyên dụng cùng lúc trong môi trường cục bộ, chủ yếu tập trung vào việc chia sẻ hiệu quả tài nguyên phần cứng vật lý.
 
Trong khi đó, điện toán đám mây là mô hình cung cấp dịch vụ qua Internet, có cung cấp cả tài nguyên phần cứng và tài nguyên phần mềm dưới dạng dịch vụ, do nhà cung cấp quản lí và tự động hóa cho các nhóm tài nguyên ảo. 
 
 

ẢO HÓA

ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Định nghĩa

Công nghệ

Phương pháp

Mục đích

Tạo nhiều mô trường mô phỏng trên một phần cứng vật lý cố định

Nhóm và tự động hóa tài nguyên ảo để sử dụng theo yêu cầu

Sử dụng

Cung cấp tài nguyên theo gói, theo mục đích cụ thể

Cung cấp tài nguyên có khả năng mở rộng, theo nhiều mục địch khác nhau

Cấu hình

Image-based

Template-based

Khả năng mở rộng

Tăng kích thước tài nguyên

Tăng số lượng tài nguyên

Lượng người thuê

Một người

Hai người (tối thiểu)

Bảng so sánh ảo hóa và điện toán đám mây
 
Nhìn chung, ảo hóa là nền tảng công nghệ, còn điện toán đám mây là mô hình dịch vụ xây dựng trên nền tảng ảo hóa. Hai công nghệ này hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và linh hoạt hóa môi trường
 

3. Thành phần của hệ thống ảo hóa

 
Hệ thống ảo hóa được chia thành 2 phần chính
Nguồn hình ảnh: bdrsuite.com
 
Hệ thống ảo hóa được chia thành 2 loại chính, với các thành phần cơ bản giống nhau như:
 
  • Phần cứng vật lý (Hardware/ Host machine): máy chủ, RAM, CPU, card mạng,... với chức năng chính là nền tảng cung cấp tài nguyên cho hệ thống.
  • Phần mềm ảo hóa (Hypervisor): còn được gọi là máy ảo hóa giám sát, là phần mềm cho phép tạo và chạy nhiều máy ảo (virtual machines - VMs) trên cùng một phần cứng vật lý, có chức năng quản lý và phân bổ các tài nguyên phần cứng như CPU, bộ nhớ, ổ đĩa, card mạng, v.v. cho các máy ảo đang chạy giúp tối ưu hóa việc sử dụng phần cứng, tăng hiệu quả và linh hoạt trong việc triển khai và quản lý hạ tầng CNTT.
  • Máy ảo (Virtual machine): có chức năng hoạt động như một máy chủ vật lý với tài nguyên và giao diện độc lập, phần tách, có thao tác như ở trên hệ điều hành thông thường
  • Hệ điều hành khách (Guest Operating system): hoạt động trong một môi trường do phần mềm hypervisor cung cấp các tài nguyên phần cứng ảo, chẳng hạn như CPU ảo, bộ nhớ ảo, ổ đĩa ảo, v.v. Hệ điều hành này không những giúp các máy ảo thao tác như ở trên hệ điều hành thông thường, mà còn giúp tối ưu hóa các tài nguyên do phần mềm ảo hóa cung cấp.

4. Công nghệ ảo hóa là gì?

 
Công nghệ ảo hóa là tập hợp các giải pháp và công cụ cho phép tạo ra và quản lý các tài nguyên ảo. Các công nghệ ảo hóa chính bao gồm:
 
  • Ảo hóa máy chủ (server virtualization): là phương pháp cho phép tạo ra các kênh máy chủ ảo chạy trên cùng một nền tảng phần cứng vật lý, mỗi kênh ảo có sự độc lập, phân tách với các kênh khác, giúp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Mục đích là giúp người dùng không phải hiểu và quản lý các chi tiết phức tạp của tài nguyên máy chủ trong khi tăng cường chia sẻ và sử dụng tài nguyên cũng như duy trì khả năng mở rộng sau này.

 

Công nghệ ảo hóa là gì
Công nghệ ảo hóa là tập hợp các giải pháp và công cụ cho phép tạo ra và quản lý các tài nguyên ảo
 
  • Ảo hóa lưu trữ (storage virtualization): là phương pháp cho phép tạo ra các thiết bị lưu trữ ảo từ các thiết bị vật lý, giúp quản lý và phân bổ không gian lưu trữ linh hoạt. Cụ thể như các thiết bị lưu trữ vật lý như ổ cứng, SSD, mảng RAID... được trừu tượng hóa thành các tài nguyên lưu trữ logic. Điều này cho phép tăng dung lượng, hiệu suất và khả năng sẵn sàng của hệ thống lưu trữ.
  • Ảo hóa mạng (network virtualization): là công nghệ cho phép tạo ra các mạng ảo, các định tuyến ảo và các dịch vụ mạng ảo, được tách biệt khỏi mạng vật lý, giúp tăng tính linh hoạt và an toàn cho người dùng. Điều này cho phép người dùng linh hoạt hơn trong việc thay đổi, mở rộng hoặc tái cấu hình mạng.
  • Ảo hóa ứng dụng (application virtualization): là kỹ thuật cho phép chạy các ứng dụng độc lập với hệ điều hành và phần cứng bên dưới, khởi chạy trong môi trường ảo, giúp đơn giản hóa việc triển khai, di chuyển và quản lý ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp.
  • Ảo hóa máy tính để bàn (desktop virtualization): là một kỹ thuật cho phép tách biệt môi trường máy tính để bàn của người dùng (desktop) khỏi phần cứng vật lý tạo ra các máy tính để bàn ảo, giúp người dùng truy cập vào môi trường làm việc cá nhân từ bất kỳ thiết bị nào. Người dùng truy cập máy tính để bàn ảo thông qua các thiết bị đầu cuối như máy tính, thin client hoặc thiết bị di động.
 
 *Thin client là một loại thiết bị khả năng truy cập và sử dụng các tài nguyên máy tính từ xa thông qua mạng, thay vì chạy các ứng dụng và lưu trữ dữ liệu trực tiếp trên thiết bị.
 
  • Ảo hóa dữ liệu: là phương pháp quản lý dữ liệu cho phép ứng dụng truy xuất và thực hiện các thao tác mà không yêu cầu thông tin kỹ thuật chi tiết như định dạng hay vị trí của dữ liệu. Ảo hóa dữ liệu hướng đến việc tạo ra một đại diện dữ liệu duy nhất từ nhiều nguồn độc lập khác nhau mà không phải sao chép hoặc di chuyển dữ liệu.  

 

Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang chuyển đổi số (Phần 1)

5. Nguyên lí hoạt động

 
Công nghệ ảo hóa hoạt động dựa trên nguyên lí tạo môi trường ảo trên một máy chủ vật lý để chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng độc lập song song và không làm ảnh hưởng đến nhau. Các bộ phần phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên một môi trường ảo hóa hiệu quả và tối ưu.
 
  • Hypervisor (Trình ảo hóa): Đây là phần mềm hoặc phần cứng chịu trách nhiệm quản lý và phân phối tài nguyên giữa các máy ảo. Nó tạo ra các máy ảo và đảm bảo chúng có thể hoạt động độc lập với nhau.
  • Máy ảo (Virtual Machine - VM): Là một môi trường độc lập bên trong máy chủ vật lý, có thể chứa hệ điều hành và ứng dụng riêng.
  • Tài nguyên phân phối: Hypervisor quản lý và phân phối các tài nguyên như CPU, bộ nhớ, băng thông và ổ đĩa cho các máy ảo, giúp mỗi máy ảo cảm thấy như đang chạy trên máy chủ riêng.
  • Cô lập (Isolation): Mỗi máy ảo hoạt động như một hệ thống độc lập, không ảnh hưởng đến các máy ảo khác trên cùng một máy chủ.
 

6. Các lợi ích của công nghệ ảo hóa

 
Theo VR360, thông qua việc áp dụng ảo hóa vào quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể về chi phí đầu tư và vận hành cơ sở hạ tầng CNTT.
 
Tiết kiệm chi phí: 
 
Tiết kiệm chi phí là một trong những lợi ích chính của công nghệ ảo hóa. Trước hết, ảo hóa giúp giảm số lượng máy chủ vật lý cần thiết. Với công nghệ ảo hóa, một máy chủ vật lý có thể chạy nhiều hệ điều hành khác nhau, thay vì phải sử dụng một máy chủ riêng cho mỗi hệ điều hành. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể về chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng.
 
Tiết kiệm không gian lưu trữ:
 
Ngoài ra, việc ảo hóa không gian lưu trữ cũng là một lợi ích đáng kể. Thay vì phải trang bị và duy trì nhiều ổ đĩa vật lý, công nghệ ảo hóa cho phép tập trung lưu trữ dữ liệu trong không gian ảo. Điều này không chỉ giải phóng không gian vật lý, mà còn giúp tiết kiệm chi phí lưu trữ và bảo trì các thiết bị lưu trữ.
 
Tăng hiệu quả và năng suất:
Áp dụng công nghệ ảo hóa vào quy trình doanh nghiệp giúp tăng hiệu quả và năng suất một cách đáng kể, cụ thể như ảo hóa dữ liệu cho phép người dung sao lưu, truyền tải dữ liệu nhanh chóng, hỗ trợ việc tổng hợp dữ liệu một cách chuẩn xác. Ngoài ra, ảo hóa cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian sử dụng để duy trì cơ sở hạ tầng và phần cũng vật lý.
 
Tăng khả năng khôi phục dữ liệu khi có sự cố: 
 
Lưu trữ dữ liệu là một phần quan trọng không thể thiếu của một doanh nghiệp vì vậy nên khi gặp các sự cố rủi ro như: lỗi thiết bị, mất điện cục bộ, tấn công mạng, thiên tai, v.v., việc khôi phục dữ liệu sau thảm họa (Data Disaster Recovery – DDR) là việc cần thiết và cấp bách. Với môi trường ảo hóa, quá trình phục hồi sẽ chỉ mất vài phút thay vì mất hàng giờ, hàng tuần để thiết lập máy chủ vật lý mới. Từ đó tăng cường khả năng phục hồi dữ liệu doanh nghiệp
 
Qua bài viết trên VR360, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm ảo hóa để có thể tận dụng hết tiềm năng công nghệ trước xu hướng chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 5.0.  
 
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hay muốn tìm hiểu rõ hơn nội dung về ảo hóa và công nghệ ảo hóa hay liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua email: infor@vr360.com.vn
 
-------------------------------------------------
Nguồn tham khảo thông tin:

Tin tức mới nhất

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024

Bài viết cùng chủ đề

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ