1. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
2. Lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho ngành nông nghiệp
2.1 Chuyển đổi số giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu.
2.2 Tiết kiệm thời gian và nguồn lực
2.3 Nâng cao năng suất lao động
2.4 Tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp
3. Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam
4. Một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp
5. Giải pháp của VR360 hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị và tính bền vững. Công cuộc này đang được các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh nhằm tạo ra sự đột phá về chất lượng, năng suất, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh. Vậy chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Đâu là giải pháp chuyển đổi số giúp đẩy mạnh sự phát triển cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới? Hãy cùng VR360 tìm hiểu ngay các giải pháp công nghệ liên quan đến chuyển đổi số để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giúp hình thành nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.
Ví dụ về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
Ở Việt Nam, mô hình chuyển đổi số ngành nông nghiệp của Công ty Vinamilk đang đạt được sự thành công vượt bậc. Công ty này đã thực hiện ứng dụng công nghệ IoT vào giám sát chăn nuôi. Mọi khâu trong quá trình chăn nuôi từ chế độ ăn tới chăm sóc, vệ sinh đều được theo dõi vô cùng kỹ lưỡng theo chuẩn nông nghiệp tông minh. Nhờ vào đó, trang tại của Vinamilk được chứng nhận là trang trại hữu cơ theo chuẩn châu Âu, với khối lượng sữa thu được lên tới 23 lít/con/ngày.
Một ví dụ khác chính là nền tảng Made in Farm của Bayer kết nối trực tiếp nông dân sản xuất nhỏ với người tiêu dùng hoặc thương nhân. Nền tảng này giúp nông dân và người mua gặp gỡ, thương lượng, giao dịch trực tuyến. Nền tảng này đã có hơn 10 triệu euro giao dịch và kết nối 13 triệu người tiêu dùng.
Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,….Hậu quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào phân tích và quản lý, toàn bộ vùng khí hậu sẽ được cảnh báo rủi ro cho người dân sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua), từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời
Các máy móc, thiết bị nông nghiệp hiện đại có thể tự động thực hiện nhiều nhiệm vụ, giúp người nông dân tiết kiệm thời gian và công sức. Ví dụ, máy cày có thể tự động cày bừa, máy thu hoạch giúp thu hoạch nông sản một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Chuyển đổi số cũng cung cấp các hệ thống quản lý nông nghiệp thông minh, cho phép nông dân quản lý và giám sát các hoạt động từ xa. Bao gồm việc theo dõi thông tin về thời tiết, hệ thống tưới tiêu. Điều này giúp họ tiết kiệm một khoảng thời gian, nguồn lực bằng cách tối ưu hóa việc quản lý nông trại và phản ứng kịp thời đối với các vấn đề một cách nhanh chóng.
Các thiết bị hỗ trợ thông minh có thể tự động hóa quy trình lao động như gieo trồng, thu hoạch và chăm sóc cây trồng. Sử dụng máy móc tự động và robot trong các công việc nông nghiệp cũng giúp giảm công sức lao động, tăng hiệu suất. Ví dụ, hệ thống gieo trồng tự động có thể định vị chính xác vị trí gieo trồng và tiết kiệm thời gian so với việc gieo trồng thủ công.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp cung cấp các công cụ và thiết bị thông minh được trang bị cảm biến, điều này giúp tăng năng suất lao động đáng kể. Chẳng hạn như cảm biến đất có thể đo đạc độ ẩm, pH và dinh dưỡng của đất để nông dân biết chính xác cần bổ sung gì.
Các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp cho phép nông dân thu thập và quản lý dữ liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Dữ liệu này bao gồm thông tin về thời tiết, dinh dưỡng, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, quá trình chăm sóc cây trồng. Từ đây, họ có thể phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm nông nghiệp, như nồng độ dinh dưỡng, hàm lượng chất bảo quản, chất ô nhiễm. Điều này giúp nông dân kiểm soát và cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, phụ thuốc bảo vệ thực vật,…
Hiện nay, ở Việt Nam, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp được tổ chức theo 3 hình thức là hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam có 9.123 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính đến thời điểm ngày 1/7/2020. Trong đó, có trên 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp. Đây là những đơn vị sẽ tham gia trực tiếp vào chuyển đổi số nông nghiệp ở nước ta.
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ & CSIRO năm 2019, có 35% các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào công nghệ mới và 69% ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 63% doanh nghiệp cho rằng phân tích dữ liệu theo thời gian thực có tầm quan trọng cao trong hoạt động sản xuất và 43% doanh nghiệp gặp khó khăn về ngân sách cho chuyển đổi số
Theo thống kê, chỉ có 15% hộ nông dân có kế hoạch đầu tư vào công nghệ mới và 18% hộ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 46% hộ được khảo sát cho rằng công nghệ tự động hóa có tầm quan trọng cao trong hoạt động sản xuất và 39% hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận trông tin.
Các doanh nghiệp nông nghiệp ưu tiên tự động hóa, máy móc, cảm biến và thu thập dữ liệu. Trong khi đó các hộ kinh doanh nông nghiệp ưu tiên các công nghệ hỗ trợ việc đưa ra quyết định tức thời và giải quyết các vấn đề quản lý hàng ngày.
v
Một số thành tựu chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
Đến nay, các giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp và công nghệ đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.
Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn – nông nghiệp và thủy sản Trung ương, các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp như sử dụng nhà kính, nhà lưới, nhà màng đã được ứng dụng ở nhiều địa phương. Tiêu biểu là các tỉnh thành phố như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.
Vào ngày 1/7/2016, Việt Nam đã có 5.897,5 ha nhà kính, nhà lưới, nhà màng ở 327 xã. Trong số đó, có 2.854,3 ha (48,4%) trồng hoa; 2.144,6 ha (36,4%) trồng rau; 661,1 ha (11,2%) gieo trồng cây giống; 237,5 ha (4%) nuôi trồng thủy hải sản.
Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp đã giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại và 100 triệu người tiêu dùng trên cả nước, hàng tỷ người dùng trên thế giới. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả sang mô hình sản xuất mới, có sự liên kết chuỗi giá trị.
>>> Xem chi tiết về dịch vụ Virtual Tour - Chuyến tham quan thực tế ảo tại: VR360 Virtual Tour - Web 360 - 360 Tour - Sa Bàn Ảo
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu
- Giải pháp về vốn đầu tư
- Giải pháp về đất đai
Doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp bằng công nghệ thực tế ảo như áp dụng công nghệ vào quản lý đất đai, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu.
Chuyến tham quan ảo được VR360 tạo ra từ việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào quá trình khởi tạo website, cho phép người truy cập được trải nghiệm quy mô nông nghiệp mà không cần tốn thời gian và chi phí để di chuyển. Nhờ vào sự hiện đại của chuyển đổi số trong nông nghiệp mà người dùng dễ dàng sử dụng điện thoại, máy tính hay một số thiết bị thông minh khác để truy cập chuyến tham quan ảo, đồng thời tương tác qua màn hình để khám phá mọi nơi trong doanh nghiệp.
Thực tế ảo còn cung cấp cho người dùng tất cả thông tin cần thiết một cách trực quan nên đây là một cách tốt mà hầu hết doanh nghiệp chọn để quảng bá hình ảnh của quy mô đến mọi người. Các tính năng được tích hợp giúp cho chuyến tham quan ảo với những trải nghiệm chân thực và thú vị nhất.
Như vậy, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Để chuyển đổi số thành công, ngành nông nghiệp cần phải triển khai các giải pháp trên nhiều phương diện và phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, nông dân. Hy vọng thông tin trên đã giúp các nhà quản lý hiểu và nắm rõ chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì, cách ngành nông nghiệp chuyển đổi số, xu hướng chuyển của ngành và giải pháp hiệu quả.
Bài viết được biên soạn vào năm 2022 và được cập nhật, chỉnh sửa vào năm 2023 để bảo đảm tính toàn vẹn, chính xác của nội dung.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Fb: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục
1. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
2. Lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho ngành nông nghiệp
2.1 Chuyển đổi số giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu.
2.2 Tiết kiệm thời gian và nguồn lực
2.3 Nâng cao năng suất lao động
2.4 Tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp
3. Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam
4. Một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp
5. Giải pháp của VR360 hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp