I. Mục tiêu chuyển đổi số trong ngành giáo dục
1.1. Hệ thống học tập bất đồng bộ và kho học liệu mở làm nền tảng cho việc xây dựng xã hội học tập
1.3 Ứng dụng Blockchain trong quản lý, xác thực và liên thông điểm số, văn bằng
II. Những yếu tố then chốt để giúp chuyển đổi số thành công
III. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục
3.1 Thực trạng chuyển đổi số chung
3.2 Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục
IV. Đề xuất các giải pháp chuyển đổi số cho trường học năm 2024
4.1 Nền tảng trải nghiệm học tập (LXP)
Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục đang trở thành một trong những chủ đề được các cơ quan, Bộ giáo dục quan tâm trong đầu năm 2024. Dựa trên tình hình chuyển đổi số năm trước để có những điều chỉnh phù hợp. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều trường học thay đổi theo hướng hiện đại hóa để áp dụng những phương pháp giáo dục thông minh hơn. Cùng VR360 tìm hiểu ngay những thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục tại bài viết dưới đây.
Trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi số, mục tiêu chuyển đổi số của ngành Giáo dục đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được thể hiện qua 3 yếu tố:
Hệ thống học tập trực tuyến bất đồng bộ (Asynchronous learning management system - ALMS) được đề xuất để cải thiện và nâng cao nhận thức, khả năng tự học của học sinh. Bởi để có thể chuyển đổi số trong giáo dục thành công, Bộ giáo dục phải giải quyết được 4 thách thức sau:
Học hỏi kinh nghiệm trên thế giới cho thấy những hệ thống dạy học trực tuyến thành công là những hệ thống có nhiều tính năng, bộ công cụ hỗ trợ cho việc tổ chức dạy và học tập bất đồng bộ. "Không đồng bộ" ở đây được hiểu là người dạy và học không tham gia cùng thời gian với nhau, hệ thống này dùng để chỉ khả năng truy cập thông tin, thể hiện những gì học sinh đã học và giao tiếp với bạn cùng lớp và thầy cô.
Hệ thống học không đồng bộ cho phép người học thực hiện việc học tập một cách linh hoạt và dễ dàng. Không nhất thiết phải đến trường, tương tác các bài giảng trên lớp học thực tế. Phương pháp này giúp học sinh có thể chọn lộ trình học của riêng mình, được hướng dẫn nghiên cứu theo thứ tự để nắm kiến thức. Học bất động bộ còn có lợi thế khi không phụ thuộc vào địa điểm, vì học sinh có thể truy cập khóa học từ mọi nơi trên thế giới nhờ vào internet.
Trên cả nước có hơn 1,4 triệu giáo viên và hơn 25 triệu học sinh, sinh viên. Một khi dữ liệu được định danh thống nhất sẽ tạo thành dữ liệu lớn, đây là điều kiện cần để phát triển những ứng dụng AI phục vụ cho giáo dục. Việc sử dụng AI không phải là những robot hình người thay thế giáo viên, mà là sử dụng trí thông minh trong máy tính để giúp đỡ giáo viên và học sinh, làm cho hệ thống giáo dục ngày càng trở nên hiệu quả hơn.
Sử dụng AI để phân tích trên nền Big Data giúp cho các nhà quản lý giáo dục định hướng tổng quát và chính xác hơn: hoạt động dạy học được điều chỉnh theo nhu cầu học sinh, AI chatbot cung cấp những phản hồi thường xuyên cho học sinh, phụ huynh, định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm thông tin về Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục và quá trình đổi mới hệ thống
Việc ứng dụng Blockchain trong giáo dục dù nhận được sự quan tâm lớn từ các cơ quan nhà nước và xã hội nhưng hầu như chúng ta chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm. Nhờ những đặc tính đặc biệt của Blockchain, người ta tin rằng, đây sẽ là công nghệ đem đến cho ngành giáo dục bước tiến mới.
Ứng dụng Blockchain trong quản lý dữ liệu giúp xác thực bằng cấp, điểm số một cách tự động và đáng tin cậy, việc chuyển trường, liên thông văn bằng hay kiểm tra hồ sơ dự tuyển từ phía các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp hay nhà trường được thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng. Các chuyên gia tin rằng, ngoài tác dụng lưu trữ, chia sẻ hồ sơ học tập, Blockchain sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong giáo dục, cải thiện cơ hội học tập và nâng cao hiệu quả giáo dục cho các trường học …
Để giúp các trường học thực hiện chuyển đổi số thành công, cần xây dựng một chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp là một trong những yếu tố then chốt. Bên cạnh đó không thể thiếu các yếu tố quan trọng về con người, văn hóa, ngân sách...
- Chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số: Nhiều người cho rằng chuyển đổi số thành công hay không phụ thuộc vào công nghệ. Nhưng để dẫn dắt chuyển đổi số đi đến thành công, yếu tố quan trọng chính là chiến lược, chứ không phải công nghệ. Chuyển đổi số cần một kế hoạch dài hạn, để có thể chuẩn bị và tiếp thu văn hóa đổi mới.
Chuyển đổi số không phải là mục tiêu ngắn hạn để tăng lợi nhuận hay tăng năng suất. Mà là quá trình liên tục để tạo ra những giá trị mới cho tổ chức và khách hàng. Và để làm được điều đó, nhà trường cần có một nền tảng văn hóa chuyển đổi số vững chắc.
- Nhân lực chuyển đổi số: Rất nhiều tổ chức giáo dục gặp phải khó khăn vì không đủ nhân lực để thực hiện chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số không chỉ đòi hỏi đủ nguồn nhân lực mà còn phải là những người có đủ nhận thức, hiểu biết về chuyển đổi số cùng như những kỹ thuật, công nghệ cần thiết. Như vậy mới có thể hỗ trợ, hướng dẫn những giáo viên khác tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
- Văn hóa tổ chức: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để các trường học có thể chuyển đổi số thành công. Chuyển đổi số là một quá trình đồng bộ, đòi hỏi tất cả các thành viên đều tham gia. Một tổ chức có văn hóa vững mạnh sẽ giúp tổ chức đi xa, đi nhanh hơn trên hành trình chuyển đổi số. Những trường học ở các tỉnh miền núi thường khó tiếp cận chuyển đổi số hơn so với những trường học ở thành phố. Một phần vì văn hóa mỗi trường khác nhau, phần còn lại do nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong mỗi nhà lãnh đạo.
Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của các tổ chức nhỏ và vừa tại châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh. 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới. Đáng mừng hơn là 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số đã giúp họ làm được điều này.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã có sự tìm hiểu, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số. 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, 53% đang ở giai đoạn quan sát, 3% doanh nghiệp hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Năm 2023 qua đi, chuyển đổi số ở Việt Nam đã có những bước tiến mới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Công nghệ đang tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và các thiết bị hiện đại như máy chiếu, bảng điện tử đã mang lại những trải nghiệm học tập mới cho học sinh và sinh viên.
Nhiều trường học hiện nay không chỉ dừng lại ở các việc dạy học qua thiết bị như điện thoại, máy tính mà còn ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào các bài học để những tiết học khô khan trở nên sinh động và thú vị hơn. Học sinh được trải nghiệm bài học một cách chân thực, sinh động và hấp dẫn qua tiết ứng dụng công nghệ thực tế ảo của Trường THCS Lê Hồng Phong. Hay trường Đại học Phan Châu Trinh (PCTU) thành lập Phòng thí nghiệm thực tế ảo (VR Lab) để nghiên cứu và ứng dụng thực tế ảo VR vào trong giảng dạy y khoa.
Hiện có tới 63 cơ sở giáo dục và đào tạo, khoảng 710 phòng giáo dục tiến hành triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung. Ngoài ra, có tới 82% trường thuộc khối phổ thông đã ứng dụng phần mềm quản lý trường học trong vận hành. Hầu hết các trường thuộc khối trung học cơ sở trở lên đã sử dụng tài liệu E-learning và sách điện tử. Hơn 5.000 bài giảng điện tử và hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm đã được số hóa, hỗ trợ quá trình học tập. Tin học đã trở thành một môn học bắt buộc từ lớp 3 tiểu học và việc tích hợp công nghệ Steam vào quá trình giảng dạy giúp học sinh khám phá khoa học một cách sinh động.
Các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học đã triển khai sử dụng và cập nhật thông tin lên hệ thống cơ sở dữ liệu. Dần sử dụng các bài học ứng dụng các thiết bị công nghệ, bài học video, tương tác với các học sinh.
45% cơ sở giáo dục đại học ở giữa giai đoạn thiết kế và triển khai chuyển đổi số. Tại Hội thảo Quốc gia “Vai trò của giáo dục mở trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng về mặt chính sách chúng ta đã có hệ thống văn bản đầy đủ và cập nhật về chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong giáo dục nói riêng. Về mặt hạ tầng, Bộ GD-ĐT đã xây dựng kho học liệu số dùng chung (Hệ tri thức Việt số hóa). Bộ thông tin và Truyền thông cũng đã triển khai nền tảng quốc gia MOOC về kỹ năng số.
Hiện nay, các cơ sở giáo dục ĐH đều đã có hoặc đang xây dựng kế hoạch, chính sách chuyển đổi số với hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản khá tốt. Tuy vậy, việc triển khai còn nhiều hạn chế về nguồn lực, nhân lực và năng lực. Riêng về chuyển đổi số trong giáo dục mở vẫn còn tự phát và vấp phải nhiều rào cản. Hạ tầng vẫn chưa đủ mạnh để thiết lập và tận dụng các công nghệ số đột phá.
Một số giải pháp mà các trường học có thể áp dụng trong công cuộc chuyển đổi số có thể kể đến như: ứng dụng hệ thống quản lý học tập LXP, ứng dụng công nghệ AR, VR, game hóa các bài giảng...
LXP(Learning Experience Platform) là nền tảng trải nghiệm học tập và là hệ thống quản lý học tập mới, lấy người học làm trung tâm. Cho phép học sinh tùy biến lựa chọn quá trình học tập theo sở thích, học theo mục tiêu và nhu cầu cá nhân, LXP cung cấp quyền tự chủ trong quá trình học tập. Nền tảng là bước tiến hóa trong công nghệ học tập có thể giúp các tổ chức hướng tới việc học tập mang tính tương tác hơn, cá nhân hóa hơn, tập trung vào trải nghiệm của người học.
Việc kết hợp hai công nghệ VR và AR mang đến trải nghiệm độc đáo cho các môn học. Giúp học sinh có thể tiếp cận các môn học theo một cách độc đáo và mới lạ mà trước nay chưa từng được thử. Các môn học lý thuyết khó hiểu sẽ được giới thiệu một cách trực quan và sống động hơn, phù hợp với các môn học như sinh học, lịch sử, hóa học... Bằng việc tương tác trong không gian ảo, học sinh, sinh viên dễ dàng thực hành để nâng cao kỹ năng chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình học tập.
Mô hình game hoá đang cho thấy sự củng cố, áp dụng cho nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện của một số sản phẩm công nghệ thuần Việt chất lượng thuộc mảng giáo dục. Việc kết hợp các bài giảng với trò chơi giúp thu hút học sinh tham gia nghe giảng bài hơn so với việc giảng dạy truyền thống.
Điển hình như Monkey Junior - nền tảng học tiếng Anh vỡ lòng cho trẻ (0-10 tuổi) “made-in-Vietnam" từ thương hiệu Monkey. Monkey Junior áp dụng phương pháp “học qua trò chơi" với đầy đủ tiêu chí: gameplay sinh động, âm nhạc vui nhộn và sự tương tác với các nhân vật trong trò chơi. Đặc biệt, yếu tố tương tác (interactive) được khai thác hợp lý ở nhiều “màn chơi" để giúp trẻ hòa nhập nhanh với game, tăng sự tập trung và kích thích hứng thú học.
Trong bài viết về thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục, VR360 đã mang đến cho bạn đọc những thông tin được cập nhật và tổng hợp mới nhất trong 2023 về chuyển đổi số. Hy vọng với những thông tin trên giúp các trường học có thể đánh giá lại hoạt động chuyển đổi số của tổ chức cũng như đề xuất thay đổi kế hoạch chuyển đổi số phù hợp trong những năm đến.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục
I. Mục tiêu chuyển đổi số trong ngành giáo dục
1.1. Hệ thống học tập bất đồng bộ và kho học liệu mở làm nền tảng cho việc xây dựng xã hội học tập
1.3 Ứng dụng Blockchain trong quản lý, xác thực và liên thông điểm số, văn bằng
II. Những yếu tố then chốt để giúp chuyển đổi số thành công
III. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục
3.1 Thực trạng chuyển đổi số chung
3.2 Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục
IV. Đề xuất các giải pháp chuyển đổi số cho trường học năm 2024
4.1 Nền tảng trải nghiệm học tập (LXP)