Giáo dục luôn là lĩnh vực cần sự cải tiến và ứng dụng các công nghệ mới nhất để tối ưu hóa quá trình giảng dạy và học tập. Sự xuất hiện của ChatGPT trong giáo dục được xem là bước đột phá quan trọng làm thay đổi phương thức dạy và học của ngành này.
Liệu ngoài những lợi ích đã được nhiều người biết đến, còn những tác động tiêu cực đang tiềm ẩn trong ngành giáo dục và đào tạo đã được cảnh báo đến người dùng? Và liệu ChatGPT thực sự thúc đẩy giáo dục phát triển hay tạo nên những rào cản trong ngành?
Cùng VR360 tìm câu trả lời qua bài viết này!
ChatGPT ra mắt vào tháng 11 năm 2022 bởi OpenAI, được thành lập bởi một số nhà khoa học và chuyên gia công nghệ nổi tiếng như Elon Musk, Sam Altman và Greg Brockman với khả năng vượt trội so với các ứng dụng trò chuyện nhân tạo trước đó.
Không chỉ tương tác ở mức độ đơn giản như hỏi - đáp thông thường, ChatGPT còn hỗ trợ người dùng xử lý những yêu cầu phức tạp như: trợ giảng, lập kế hoạch, lập trình, viết email, viết bài luận… Cũng vì những lợi ích này mà ChatGPT trở thành thách thức cho giảng dạy và đào tạo. Yêu cầu cấp thiết là cần nghiên cứu để thay đổi phương pháp dạy, học, kiểm tra và đánh giá. Để đáp ứng điều kiện thực tế khi ChatGPT trở thành công cụ có thể hướng dẫn được người học, đồng thời có thể tận dụng lợi thế của công cụ này để tổ chức dạy học một cách hiệu quả.
Bởi đã có nhiều tranh luận trái chiều về việc ứng dụng ChatGPT trong giáo dục.
Nhiều giảng viên cho rằng, ứng dụng ChatGPT mang lại lợi ích to lớn: Giảm thiểu thời gian chuẩn bị bài giảng; tăng cường tính tương tác, tạo ra các trải nghiệm học tập tương tác với sinh viên; tăng cường tính ứng dụng. Bên cạnh đó, một số khác lo ngại những tiêu cực của ChatGPT như: Độ chính xác còn hạn chế, khả năng tạo ra thông tin sai lệch do dữ liệu đầu vào cho ứng dụng Chat GPT bị sai lệch; sinh viên có thể lợi dụng Chat GPT để gian lận trong học tập và thi cử.
ChatGPT giải quyết nhanh chóng các bài toán
📌 Tham khảo: Dòng thời gian của ChatGPT và AI
Ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục sẽ giúp học sinh tìm kiếm những thông tin hữu ích, tạo ra các mô hình học tập mới, giúp giải quyết các vấn đề trong học tập,...
Với sự ra đời của các mô hình ngôn ngữ lớn, mục tiêu hiểu ngôn ngữ của con người và sáng tạo ra văn bản giống cách con người thực hiện đang đến gần với hiện thực hơn bao giờ hết.
ChatGPT, mô hình AI đàm thoại đại diện cho một kỷ nguyên mới trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP) thông qua việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn này. Không giống như các chatbot truyền thống bị giới hạn bởi các phản hồi được lập trình sẵn, ChatGPT có thể hiểu và tạo ra vô số loại văn bản có tính sáng tạo. Điều này mở ra những tiềm năng ứng dụng cho ngành giáo dục dựa vào NLP để giải quyết các vấn đề về mặt ý tưởng, tổng hợp và tìm kiếm thông tin cho học sinh, sinh viên.
Thay vì sử dụng Google, học sinh, sinh viên có thể dùng ChatGPT để đáp ứng nhu cầu học tập của mình. Chẳng hạn như tìm kiếm thông tin, sáng tác, viết luận, viết báo cáo ở mọi lúc mọi nơi.
Khả năng phi thường của ChatGPT trong việc thực hiện các tác vụ phức tạp trong lĩnh vực giáo dục đã khiến giới chuyên gia và nhà giáo dục ngạc nhiên. Không chỉ cá nhân hóa và tương tác trong quá trình học tập, ChatGPT còn gợi ý cho hoạt động đánh giá để hỗ trợ quá trình dạy và học. Vậy nên, công nghệ này đã tạo nên một phương thức học tập mới, giúp các bạn học sinh, sinh viên chủ động giải quyết các nhiệm vụ hiệu quả.
ChatGPT được sử dụng phổ biến tại các trường
ChatGPT có thể giúp giáo viên tự động thực hiện các công việc lặp đi lặp lại, giảm tải áp lực công việc. Sử dụng ChatGPT để tạo câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp trong một lĩnh vực, chủ đề cụ thể, dễ dàng trả lời các câu hỏi cơ bản của sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên có thể tạo tài liệu giảng dạy sử dụng ChatGPT, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị.
📌 Bài viết liên quan: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
ChatGPT cho ra kết quả nhanh chóng, trò chuyện chân thật: Được thiết kế để “bắt chước” cuộc nói chuyện của con người, trở thành công cụ lý tưởng cho đào tạo. ChatGPT xử lý ngôn ngữ tự nhiên để trả lời người dùng ở dạng hội thoại, có thể hiểu ngữ cảnh và có khả năng học hỏi từ các tương tác. Giúp ChatGPT có khả năng thích ứng cao và hỗ trợ người dùng sử dụng hiệu quả.
Sinh viên có thể tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác. Từ đó tăng hiệu quả học tập. Chủ động tạo câu hỏi và trả lời cho các bài kiểm tra để kiểm tra kiến thức của mình và chuẩn bị cho các bài đánh giá. Điều này có thể giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và công sức, chọn lọc những thông tin quan trọng và phù hợp nhất. Bên cạnh đó, ứng dụng ChatGPT trong giáo dục có thể giúp sinh viên tăng cường khả năng tự học và giải quyết vấn đề một cách chủ động.
Thời gian thiết lập ChatGPT nhanh và hỗ trợ 24/7 nên ChatGPT có khả năng mở rộng cao và triển khai nhanh chóng. Từ đó, các trường có thể thiết lập ChatGPT chỉ trong vài phút và sử dụng để đào tạo hàng nghìn học viên cùng lúc trong thời gian thực. Giúp tối ưu nguồn lực và công sức nhưng vẫn đảm bảo kết quả tốt. Sử dụng ChatGPT trong đào tạo e-Learning giúp tương tác tốt hơn.
Ví dụ: Các trường có thể sử dụng ChatGPT để trả lời các câu hỏi của học viên về các tài liệu đào tạo cụ thể, cung cấp cho học viên câu trả lời. Bằng cách này, các trường có thể cung cấp chương trình đào tạo tốt nhất có thể và học viên của họ đang học đúng thông tin. Đây cũng là một trong những công nghệ được nghiên cứu và ứng dụng để chuyển đổi số trong giáo dục.
ChatGPT có thể giúp giáo viên và học sinh tương tác với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Học sinh có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời ngay lập tức từ chatbot giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung mà giáo viên đang giảng dạy.
📌 Tham khảo chi tiết: Ưu và nhược điểm của ChatGPT
ChatGPT có thể ảnh hưởng đến giáo dục khi trở thành một công cụ khiến cho giảng viên và sinh viên lệ thuộc trong việc tìm kiếm thông tin, trả lời câu hỏi và hỗ trợ việc học tập.
Như với tất cả các công nghệ AI khác, ChatGPT có thể đưa thông tin sai lệch, khuôn mẫu dựa vào dữ liệu được huấn luyện. Điều này có thể dẫn đến việc ChatGPT tạo ra các phản hồi xúc phạm, phân biệt đối xử hoặc có hại cho một số nhóm người nhất định. Ví dụ: nếu hỏi ChatGPT một câu hỏi về một nhóm người cụ thể, thì mô hình này có thể tạo ra câu trả lời dựa trên khuôn mẫu hoặc định kiến, thay vì dựa trên thông tin chính xác hoặc khách quan (Metzler, 2022).
Các câu trả lời dựa trên khuôn mẫu
Vậy nên, không thể hoàn toàn dựa vào ChatGPT hoặc bất kỳ công cụ hỗ trợ nào mà không kiểm tra chất lượng thông tin hoặc xác nhận tính đúng đắn.
Sinh viên có thể sử dụng ChatGPT tạo văn bản, viết code, viết luận để gian lận trong các bài tập. Trợ lý giáo sư triết học Darren Hick tại Đại học Furman đã bắt quả tang một sinh viên của ông gian lận khi yêu cầu ChatGPT viết một bài luận dài 500 từ dưới dạng bài kiểm tra
Bên cạnh đó, ứng dụng ChatGPT trong giáo dục có thể làm hạn chế việc sáng tạo của học sinh trong quá trình lên các ý tưởng. Thay vì suy nghĩ để cho ra những ý tưởng mang tính đột phá thì đa số sinh viên lựa chọn nhờ sự giúp đỡ của ChatGPT. Chỉ mất 60s để cho ra hàng trăm ý tưởng, sinh viên chỉ cần lựa chọn sản phẩm vừa ý.
📌 Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về những nhược điểm của ChatGPT trong giáo dục qua bài viết: Tác hại của ChatGP: Mặt trái và những rủi ro tiềm ẩn.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà ChatGPT mang lại cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên người dùng vẫn nên tỉnh táo để làm chủ công nghệ này. Luôn phải biết ChatGPT được sử dung cho mục đích gì.
Đảm bảo rằng ChatGPT là công cụ hỗ trợ. Một chatbot có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin và đưa ra ý tưởng cho bài viết, còn các công việc còn lại học sinh phải chủ động trong quá trình đưa ra định hướng chung, những quan điểm chủ đạo chủ đạo của bài và làm rõ cá tính người viết. Như vậy vừa có được kết quả theo đúng ý của bản thân, vừa chắc rằng các nội dung đầy đủ.
Người dùng cần cung cấp hướng dẫn về viết luận và trình bày nghiên cứu cụ thể, phong cách ngôn ngữ, các yêu cầu cần có. Càng mô tả chi tiết, nội dung cuối cùng càng bám sát. Và đừng quên đưa ra những nhận xét, điều chỉnh và đề xuất để ứng dụng có thể xử lý các câu trả lời một cách cẩn thận.
Đừng quá tin tưởng vào các kết quả mà ChatGPT cung cấp, đặc biệt là những câu hỏi mang tính chủ quan. Bởi thông tin không phải lúc nào cũng đúng - điều này được các nhà phát triển OpenAI thừa nhận - vì vậy cần phải kiểm chứng thông tin kỹ càng để không đưa ra các nội dung sai sự thật.
Có thể kết luận rằng vai trò quan trọng của ChatGPT trong giáo dục, mang lại lợi ích to lớn trong việc hỗ trợ các phương án học tập cho sinh viên, giảng viên. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những rủi ro mà ChatGPT có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư duy dạy và học, những tiêu cực khi ứng dụng công nghệ này. Vì vậy sử dụng ChatGPT trong giáo dục cần được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch để hướng dẫn sử dụng khéo léo và hiệu quả đối với người dùng.
Mục lục