Đăng ký nhận báo giá



Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI từ năm 1950 đến 2024

(5/5) (4 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 25/07/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 25/07/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse
Trước khi khái niệm trí tuệ nhân tạo AI xuất hiện vào năm 1950, đã có nhiều ý tưởng, nhiều cuộc cách mạng xảy ra trong lĩnh vực AI. Mặc dù chưa thành hình, nhưng những phát minh ban đầu này đã gieo mầm cho sự phát triển của lĩnh vực AI sau này.
 
Cũng giống như thành Rome không thể xây dựng ngày một và AI cũng vậy. Luôn cần quá trình hình thành và nâng cấp từng ngày. Theo dõi dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo (AI)  từ khi ra đời đến phiên bản mới nhất.

1. Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?

Bắt đầu bằng việc hiểu về trí tuệ nhân tạo trong muôn vàn định nghĩa giải thích cho thuật ngữ này.
 
Có thể là “Khả năng học hỏi, hiểu biết và suy nghĩ về mọi thứ.” (Longman Dictionary hoặc Contemporary English, 2006), “Khả năng giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu.” (Yuval Harari), “Khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức và kỹ năng.” (Từ điển tiếng Anh Oxford nhỏ gọn, 2006)
 
Timeline AI
Cùng VR360 tìm hiểu về dòng thời gian AI. Nguồn hình ảnh: Digital well being
 
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về phần này trong bài viết dưới đây của chúng tôi:
Còn bây giờ, đi vào phần chính về dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo, bắt đầu từ nguồn gốc hình thành nhé!

2. Nguồn gốc của trí tuệ nhân tạo 

Phải kể đến những cỗ máy tự động đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Hay chim bồ câu bay, chạy bằng hơi nước của Archytas, rô-bốt hình người được thiết kế để pha nước và rượu.
 
Nhưng lúc bấy giờ đây cũng chỉ được xem là những phát minh mới lạ, không ai có thể ngờ rằng sẽ đặt nền móng cho sự thay đổi của xã hội loà người.
 
Vào thế kỷ 17, nhà triết học Descartes và Leibniz đã khám phá khả năng tạo ra các thực thể nhân tạo giống con người. Công trình góp phần vào khái niệm về khả năng tiềm tàng của máy móc trong việc giống với con người.
 
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhà toán học và triết gia người Anh Charles Babbage đã thiết kế Máy phân tích (Analytical Engine). Máy tính cơ học có thể lập trình và Ada Lovelace đảm nhận viết các thuật toán, đây được coi là chương trình máy tính đầu tiên. Dù không tập trung rõ ràng vào AI, nhưng đã tạo nên nhận thức trong cộng đồng về khả năng của tạo nên một chương trình tự động thông qua các thuật toán.
 
Phải đến năm 1950, cụm từ AI mới thực sự xuất hiện. Alan Turing đã xuất bản một bài báo "Máy móc có thể suy nghĩ?". Ông đưa ra khái niệm về tư duy của máy móc và đề xuất phép thử Turing (bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính).
 
Phép thử bắt đầu bằng việc người chơi thực hiện cuộc thảo luận bằng ngôn ngữ tự nhiên với 2 đối tượng là người và máy để xem khả năng trí tuệ, phản ứng của máy móc như thế nào ở từng bối cảnh khác nhau.
 
Công trình này đã giúp Turing có được danh hiệu “cha đẻ của trí tuệ nhân tạo”. Sau đó, để tưởng nhớ những đóng góp của Turing, Hiệp hội Máy tính Hoa Kỳ đã thành lập Giải thưởng Turing để ghi nhận những người có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực khoa học máy tính.
 
Năm 1956, khái niệm "trí tuệ nhân tạo" được đề xuất tại Hội nghị Dartmouth. Sau đó thống nhất lấy năm này là mốc đầu tiên của trí tuệ nhân tạo. 
 
Mới nhất, AI tạo sinh đã tạo nên cơn sốt trong giới công nghệ với khả năng đáp ứng các yêu cầu từ người dùng. 

3. Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo 

Kể từ khi ra đời cho đến ngày nay, AI đã thực sự làm thay đổi cách chúng ta làm việc, sinh sống và học tập. Cùng VR360 nhìn lại dòng thời gian phát triển của trí tuệ nhân tạo trong nội dung dưới đây. 
 
Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI từ năm 1950 đến 2024
Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI từ năm 1950 đến 2024. Nguồn hình ảnh: Office Timeline

Giai đoạn hình thành:

Năm 1950: Alan Turing xuất bản một bài báo nổi tiếng có tựa đề “Máy móc có thể suy nghĩ?” và đề xuất phép thử Turing - một bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính.
 
Năm 1951, ra mắt hệ thống máy tính đầu tiên mô phỏng mạng lưới nơ-ron và thực hiện học tăng cường (SNARC - Stochastic Neural Analog Reinforcement Computer) được chế tạo bởi Marvin Minsky và Dean Edmonds.
 
Năm 1952: Arthur Samuel phát triển một chương trình chơi cờ caro có khả năng tự học. 
 
Năm 1955: Herbert Simon và Allen Newell tạo ra chương trình trí tuệ nhân tạo đầu tiên được đặt tên là “Logic Theorist”.  
 
Năm 1956: Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” được đề xuất bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy tại Hội nghị Dartmouth, đánh dấu mốc chính thức sự ra đời của trí tuệ nhân tạo.

Giai đoạn phát triển

Năm 1957: Frank Rosenblatt phát triển Perceptron, mạng nơ-ron nhân tạo đầu tiên cho phép nhận dạng mẫu dựa trên một mạng học tập máy tính (computer learning network - CLN) gồm 2 lớp.
 
Năm 1958: John McCarthy phát triển ngôn ngữ lập trình Lisp, trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được sử dụng trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
 
Năm 1959: Arthur Samuel đưa ra khái niệm “học máy”, báo cáo về việc lập trình một máy tính học cách chơi một ván cờ caro tốt hơn những gì người viết chương trình có thể chơi”. 
 
Năm 1961: Unimate, robot công nghiệp đầu tiên bắt đầu hoạt động trên dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy của General Motors ở bang New Jersey (Mỹ).
 
Năm 1964: Daniel Bobrow phát triển STUDENT, một chương trình máy tính hiểu được ngôn ngữ tự nhiên.
 
Năm 1965: Joseph Weizenbaum phát triển ELIZA, một chương trình tương tác có thể thực hiện đối thoại bằng tiếng Anh về bất kỳ chủ đề nào. 
 
Năm 1966: Shakey, robot di động đa dụng đầu tiên được chế tạo tại Đại học Stanford, có thể suy luận về những hành động của chính nó.
 
Năm 1970: Robot thông minh hình người đầu tiên (WABOT-1) được chế tạo tại Nhật Bản.
 
Năm 1972: Ngôn ngữ lập trình logic PROLOG ra đời.
 
Năm 1973: Báo cáo “Trí tuệ nhân tạo: Một cuộc khảo sát chung”
 
Năm 1974: “Mùa đông AI” (AI Winter) đầu tiên. Thuật ngữ “Mùa đông AI” đề cập tới giai đoạn mà nguồn tài trợ cho các dự án nghiên cứu trí tuệ nhân tạo bị cắt giảm nghiêm trọng do tiến độ chậm chạp trong phát triển AI.
 
Năm 1980: WABOT-2 được chế tạo tại Đại học Waseda, Nhật Bản, rô-bốt có thể giao tiếp với con người, đọc bản nhạc và chơi các giai điệu có độ khó trung bình trên đàn organ điện tử.
 
Năm 1980: WABOT-2 được chế tạo tại Đại học Waseda, Nhật Bản
Năm 1980: WABOT-2 được chế tạo tại Đại học Waseda, Nhật Bản
 
Năm 1981: Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản cấp ngân sách cho dự án ‘Máy tính thế hệ thứ 5’ (có thể thực hiện các cuộc hội thoại, dịch ngôn ngữ, hiểu được các hình ảnh và suy luận như con người).
 
Năm 1985: Hệ thống kinh doanh thông minh đầu tiên được Metaphor Computer Systems phát triển cho công ty Procter & Gamble để liên kết thông tin bán hàng và dữ liệu máy quét bán lẻ.
 
Năm 1986: Chiếc ô-tô không người lái đầu tiên có trang bị camera và cảm biến được chế tạo.
 
Năm 1987: “Mùa đông AI” thứ 2. Một lần nữa, các nhà đầu tư và các chính phủ ngừng tài trợ cho nghiên cứu AI do chi phí cao nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi.
 
Năm 1989: Khả năng ứng dụng của mạng nơ-ron (Convolutional Neural Network - CNN) đã được chứng minh qua công trình của Yann LeCun và các đồng nghiệp. Có thể nhận dạng chữ viết tay, đặc biệt là để nhận dạng các chữ số viết tay trên các tấm séc ngân hàng.
 
Năm 1995: Richard Wallace phát triển chatbot A.L.I.C.E, lấy cảm hứng từ chương trình ELIZA của Joseph Weizenbaum.
 
Năm 1997: Deep Blue của IBM trở thành chương trình máy tính đầu tiên đánh bại một nhà vô địch cờ vua thế giới (Garry Kasparov).
 
Năm 1998: Tiến sĩ Cynthia Breazeal tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ra mắt Kismet, một robot thông minh có thể nhận diện và phản hồi cảm xúc của con người.
 
Năm 2000: Honda ra mắt robot hình người ASIMO có thể đi nhanh như con người, giao khay cho khách hàng trong một bối cảnh nhà hàng.
 
Năm 2002: Lần đầu tiên, robot xuất hiện trong các ngôi nhà dưới dạng Roomba, một máy hút bụi tự động do iRobot phát triển.
 
Năm 2006: AI xuất hiện trong giới kinh doanh. Các công ty như Facebook, Twitter và Netflix bắt đầu sử dụng AI.
 
Năm 2009: Ra mắt Stats Monkey, chương trình viết tin tức thể thao mà không cần sự can thiệp của con người.
 
Năm 2011: Watson (máy tính trả lời câu hỏi) trong chương trình truyền hình Jeopardy đã đánh bại 2 nhà vô địch. Watson đã chứng minh khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên và giải quyết các câu hỏi hóc búa một cách nhanh chóng.
 
Năm 2011: Apple phát hành Siri
 
dòng thời gian AI: Apple công bố Trợ lý ảo Siri
Dòng thời gian AI: Apple công bố Trợ lý ảo Siri
 
Năm 2012: Đột phá trong nhận dạng hình ảnh – Dự án mạng nơ-ron sâu của Google
 
Năm 2014: Tianhe-2 của Trung Quốc – hệ thống nhanh nhất. Cũng trong năm này, Facebook giới thiệu DeepFace
 
Năm 2016: AlphaGo đánh bại nhà vô địch thế giới trong trò chơi cờ vây của Trung Quốc
 
Năm 2017: Sophia, robot đầu tiên được cấp quyền công dân. Cũng trong năm này, sự kiện nổi bật của Google khi giới thiệu Transformer.

Giai đoạn về GPT

Năm 2018: GPT-1 được ra mắt
 
Năm 2019: Ra mắt GPT-2
 
Năm 2020: OpenAI phát hành mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên GPT-3 có thể tạo ra văn bản dựa trên AI. 
 
Năm 2021: OpenAI dựa trên GPT-3 để phát triển DALL-E để tạo hình ảnh từ lời nhắc văn bản. 
 
Năm 2022: OpenAI nâng cấp ChatGPT, có khả năng tương tác ở dạng đàm thoại và đưa ra những phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên. 
 
 
Năm 2023: Ra mắt Chat GPT-4
 
Năm 2023: Ra mắt Chat GPT-4
Ra mắt Chat GPT-4
 
Tất cả chúng ta đều biết sự phát triển bền vững của AI trong tương lai, nhưng có một điều không chắc chắn mà chúng ta cần bàn, đó là về cách mà AI sẽ thay đổi trong tương lai. VR360 hy vọng rằng dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có những góc nhìn rõ ràng hơn về các sự kiện xung quanh sự phát triển của AI.

Tin tức mới nhất

Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024
Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Tìm hiểu về Configurator 3D và cách công nghệ này hoạt động
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 23/09/2024

Bài viết cùng chủ đề

Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024
Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Tìm hiểu về Configurator 3D và cách công nghệ này hoạt động
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 23/09/2024
Các thuật ngữ về chuyển đổi số

Tổng hợp các thuật ngữ về chuyển đổi số từ A - Z cho doanh nghiệp

Các thuật ngữ về chuyển đổi số từ AI, Big Data, IoT đến BPA, BPM, SCM đều liên quan đến...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 16/09/2024
Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Lộ trình chuyển đổi số: Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Các công việc chính của chuyển đổi số là gì. Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 09/09/2024
Ảnh hưởng của ChatGPT đến sinh viên: Tích cực hay tiêu cực?

Ảnh hưởng của ChatGPT đến sinh viên: Tích cực hay tiêu cực?

Có đến khoảng 70% sinh viên đã sử dụng ChatGPT ít nhất một lần cho việc học tập, sự vượt...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 28/08/2024
Ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm và thị trường lao động

Ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm và thị trường lao động

Những ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm trong tương lai là gì? Cùng VR360 làm rõ qua bài viết...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/08/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ