Trong thời đại số hóa, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục đang trở thành một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. Bên cạnh đó, tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, học máy hay nhiều công nghệ khác vào quá trình giảng dạy sẽ giúp nâng cao chất lượng, và hiệu quả của hoạt động giáo dục.
Bài viết sẽ làm rõ các nội dung bao gồm:
Ứng dụng công nghê trong giáo dục là việc tích hợp một hay nhiều phát mình, thành tựu công nghệ vào hoạt động giảng dạy như một công cụ để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy tương thích, từ đó, nâng cấp hiệu quả của phương pháp và hình thức dạy học.
Một trong những bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động giáo dục điển hình có thể kể đến như mô hình dạy học trực tuyến của tất cả các điểm trường từ nông thôn đến thành thị trên cả nước trong thời kỳ đại dịch Covid bùng nổ từ cuối năm 2019.
Và kể từ đó, mô hình “giáo dục công nghệ” ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào các phương pháp giáo dục là một chủ để đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Sở dĩ nhiều người nhận định rằng phương pháp học tập truyền thống tập trung chủ yếu vào việc tương tác trực tiếp tạo ra môi trường gắn kết, và truyền đạt kiến thức lý thuyết từ giáo viên đến học sinh là một môi trường học tập lí tưởng dành cho con em của họ.
Mặt khác, đối với sự phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc đòi hỏi học sinh, sinh viên cập nhật những kiến thức công nghệ mới để theo kịp bước tiến thời đại là một việc cần thiết và nên làm. Và ứng dụng công cụ hiện đại cũng đem lại những lợi ích nhất định, đặc biệt là khi kết hợp với những phương pháp giáo dục truyền thống.
Tăng tính tương tác, kích thích sự hứng thú và tập trung vào bài giảng
Khi sử dụng công nghệ như video, trò chơi, ứng dụng trực tuyến, nội dung giảng dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Học sinh/sinh viên không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin một chiều, mà còn được tham gia tích cực vào quá trình học tập. Họ có thể tương tác với nội dung, thực hành các bài tập trực quan, nhận phản hồi ngay lập tức. Điều này giúp thu hút sự chú ý của họ, tăng mức độ tập trung và tạo cảm giác tham gia vào bài học.
Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy cũng giúp cá nhân hóa quá trình học tập. Học sinh/sinh viên có thể học theo tốc độ và phương thức phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Điều này rất quan trọng, vì nó giúp tăng động lực học tập, tạo cảm giác chủ động và tự tin hơn.
Cung cấp các nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú và có tính cập nhật cao.
Việc cung cấp các nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú và có tính cập nhật cao là một lợi ích quan trọng khác khi kết hợp giữa học tập truyền thống và công nghệ trong giảng dạy.
Các nguồn tài nguyên đa dạng có thể bao gồm:
Khi được tiếp cận với nguồn tài nguyên phong phú như vậy, người học sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề, thúc đẩy sự tò mò và động lực học tập, nâng cao khả năng phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, qua đó nâng cao kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
Tham khảo: Chuyển đổi số trong giáo dục: Thực trạng và Giải pháp
Giúp giáo viên/giảng viên tiết kiệm thời gian, chuẩn bị bài giảng hiệu quả hơn.
Thời gian là một nguồn tài nguyên quý giá đối với giáo viên/giảng viên, vì họ phải chuẩn bị rất nhiều nội dung và hoạt động cho từng bài học.
Việc kết hợp công nghệ vào quá trình giảng dạy có thể giúp họ giải phóng một phần thời gian đó, để tập trung vào các khía cạnh quan trọng hơn.
Kết hợp công nghệ vào quá trình giảng dạy giúp giải phóng một phần thời gian đó, để tập trung vào các khía cạnh quan trọng hơn
Ví dụ, thay vì phải tự tạo các tài liệu, slide bài giảng từ đầu, giáo viên/giảng viên có thể tận dụng các nguồn tài nguyên số sẵn có trực tuyến như video, bài trình chiếu, mô phỏng, minh họa... Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn mang lại nhiều lợi thế khác như tính tương tác, trực quan hóa cao.
Bên cạnh đó, các phần mềm, công cụ hỗ trợ giảng dạy cũng có thể tự động hóa một số công đoạn như quản lý lớp học, theo dõi tiến độ học tập, tạo bài tập, kiểm tra... Từ đó giáo viên/giảng viên có thể dành thời gian nhiều hơn cho việc thiết kế các hoạt động học tập sâu sắc, tương tác trực tiếp với học sinh/sinh viên.
Có 4 cấp độ chính của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học :
Bài viết có liên quan: Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non
Tóm lại, các cấp độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có xu hướng ngày càng nâng cao.
Cấp độ cơ bản và nâng cao thường được áp dụng phổ biến trong hoạt động giảng dạy của các giáo viên, cấp độ tích hợp, sáng tạo và nghiên cứu tuy ít khi được áp dụng vì tính ứng dụng thực tế, song vẫn là các cấp độ được kỳ vọng sẽ hướng đến trong tương lai nhằm tăng tính tương tác, trực quan, hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy và học.
Một số ứng dụng công nghệ hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục có thể kể đến như:
Ứng dụng trong xây dựng bài giảng
Tham khảo bài viết: Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học
Ứng dụng trong quản lý lớp học
Ứng dụng giúp chống gian lận thi cử
Ứng dụng trong lưu trữ tài liệu, chia sẻ thông tin
Một ví dụ ứng dụng công nghệ trong giáo dục là việc lồng ghép công nghệ 3D, thực tế ảo vào chương trình giảng dạy. Bằng việc kết hợp VR360 Virtual tour, các học sinh có cơ hội được trải nghiệm những môi trường ảo, giống như thực tế, kích thích tính tò mò và sự tham gia tích cực của họ vào bài học. Ví dụ: học sinh có thể tham quan ảo các di tích lịch sử, phòng thí nghiệm khoa học hay môi trường tự nhiên, từ đó nâng cao hiểu biết và trải nghiệm học tập.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục đang trở thành một xu hướng không thể bỏ qua, tuy nhiên các nhà giáo dục cũng cần cân nhắc những khía cạnh quan trọng khi triển khai các phương pháp tích hợp công nghệ vào giáo dục như:
Đảm bảo an ninh, bảo mật dữ liệu: Các công nghệ số hóa và kết nối trong giáo dục sẽ tạo ra khối lượng dữ liệu lớn về người học, giáo viên và quá trình giảng dạy. Cần có các biện pháp bảo vệ và quản lý an toàn thông tin để bảo vệ quyền riêng tư và tránh rò rỉ, lạm dụng dữ liệu.
Đào tạo và nâng cao kỹ năng công nghệ cho giáo viên: Giáo viên cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng thành thạo các công nghệ mới trong giảng dạy. Các chương trình bồi dưỡng, tập huấn liên tục là cần thiết.
Điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy: Việc ứng dụng công nghệ 4.0 đòi hỏi các nhà giáo dục phải cập nhật, điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy để phù hợp với xu thế công nghệ mới, tăng tính tương tác và trải nghiệm cho người học.
Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ: Việc triển khai các công nghệ hiện đại trong giáo dục cần có kế hoạch đầu tư đồng bộ về hạ tầng mạng, thiết bị, phần mềm, v.v. để đảm bảo tính sẵn sàng và hiệu quả ứng dụng.
Chú trọng giáo dục kỹ năng mềm: Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ, cần chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, v.v. cho người học để đáp ứng nhu cầu của thời đại số.
Nhìn chung, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, vì vậy, VR360 tin rằng việc tích hợp các ứng dụng công nghệ vào những phương thức giảng dạy thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy và học.
Ngoài các ứng dụng công nghệ hiện có, đã đề cập như phần mềm trình chiếu, phần mềm quản lí lớp học, video trực tuyến,... thì các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và tăng cường thực tế được nhận định là có tiềm năng lớn trong việc cá nhân hóa trải nghiệm học tập, mang lại những phương thức giảng dạy và học tập sáng tạo và gắn kết hơn.
Việc nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới vào giáo dục Việt Nam sẽ là một hướng đi đầy hứa hẹn trong tương lai. Hẹn các bạn ở phần 2 với bài viết: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục: Lợi ích, tầm quan trọng, phương pháp
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các lựa chọn tích hợp công nghệ vào chương trình giáo dục của bạn ngay hôm nay thông qua email: infor@vr360.com.vn!
Mục lục