Thời gian gần đây, xu hướng ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục đã đạt được những bước tiến vô cùng mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ trở thành tương lai của ngành giáo dục. Đến thời điểm hiện tại, VR trong giáo dục và đào tạo đã có những thành tựu nổi bật. Cùng VR360 điểm qua một số thông tin, báo cáo VR trong giáo dục trong bài viết sau đây!
Nhiều chuyên gia nhận định AR/VR chính là một trong các xu hướng công nghệ giáo dục mới mang tính đột phá, hứa hẹn sẽ tạo nên cuộc cách mạng đối với hoạt động giảng dạy trên toàn thế giới. Theo dự đoán, VR trong giáo dục sẽ đạt khoảng 700 triệu USD vào năm 2025. Công nghệ này có thể giúp học viên trải nghiệm được những thứ khó tiếp xúc ngoài đời thực như: xem thí nghiệm nguy hiểm, tham gia những ca phẫu thuật có tính rủi ro cao, tham quan các địa danh xa xôi,…
Ở các trường học, cơ sở giáo dục của Mỹ, những ứng dụng công nghệ với các tính năng tương tác như trắc nghiệm, trao đổi trong khi học và những hình ảnh 3D của công ty Nearpod được sử dụng tại khoảng 12.000 trường học từ lớp 1- đến lớp 12 ở Mỹ, tương đương với 10% trong tổng số trường học thuộc hệ thống trường này. Nearpod cũng đã tiến vào lĩnh vực công nghệ thực tế ảo (VR), cung cấp hơn 100 bài học tích hợp công nghệ này cho các học sinh nhỏ tuổi, trong đó có trường tiểu học Andrew Carnegie ở thành phố Chicago.
Ngoài ra, công ty này cũng tạo ra các chuyến đi trải nghiệm bằng công nghệ VR, tính tới nay đã có hơn 4 triệu học sinh trải nghiệm tính năng này. Trong khi đó, công ty Labster (Đan Mạch) lên kế hoạch dùng VR đưa phòng thí nghiệm khoa học đến với sinh viên, sau khi các công cụ giáo dục và phòng thí nghiệm ảo của họ được ứng dụng tại khoảng 150 trường đại học trên toàn cầu.
Các trường học ở Châu Á cũng đang có những bước phát triển chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) ở Hàn Quốc là một trong những đơn vị tiên phong đang nỗ lực để trở thành một "siêu trường đại học", nơi các lớp học được số hóa thành siêu vũ trụ, cung cấp các khóa đào tạo trong không gian ảo. POSTECH cho biết họ đầu tư 300.000 USD mỗi năm cho việc mua thiết bị và phát triển các chương trình giáo dục cho sinh viên và đã góp 500.000 USD để xây dựng các lớp học khai thác nền tảng ảo. Trong khi đó, hai trường trung học trực tuyến lớn nhất Nhật Bản cũng đang cung cấp các chương trình học qua tai nghe VR cho hơn 6.000 học sinh.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ VR trong giáo dục hiện nay. Vậy học sinh và phụ huynh đối diện với công nghệ này như thế nào? Cùng tìm hiểu ở nội dung dưới đây!
Theo thống kê từ The App Solutions, có đến 97% sinh viên cho biết họ muốn được học bằng VR bởi tính thuận lợi cùng những khả năng vượt trội mà VR mang lại. Các sinh viên thấy an toàn khi được thực hiện các nhiệm vụ, cuộc phẫu thuật trong không gian ảo. Có 85% phụ huynh tin tưởng và ưu tiên lựa chọn các trường học ứng dụng công nghệ thực tế ảo là nơi học tập và phát triển của con.
Phần lớn học sinh thích lồng ghép các trò chơi thực tế ảo trong tiết học để tăng sự kích thích và hứng thú, đồng thời tiếp thu nhanh hơn so với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo nghiên cứu từ BlueWeave Consulting vào năm 2020, thị trường game hóa ngành giáo dục toàn cầu đã có trị giá khoảng 697,26 triệu USD và dự kiến sẽ đạt 4.144,97 triệu USD vào năm 2027. Dựa trên số liệu này, có thể thấy rõ tiềm năng phát triển to lớn ngành công nghệ VR nói chung và ứng dụng game hóa các bài giảng nói riêng trong lĩnh vực giáo dục.
>>> Nếu bạn có hứng thú đến chủ đề chuyển đổi số trong giáo dục thì có thể xem thêm bài viết: Chuyển đổi số giáo dục tiểu học: Giải pháp, lợi ích và mục tiêu
Theo số liệu thống kê cho thấy tiềm lực VR trong giáo dục Việt Nam dù không lớn mạnh nhưng cũng đãđã có những bước tiến mới. Nhiều trường học đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong công tác tuyển sinh, giảng dạy tại trường. Ứng dụng VR tạo nên tour tham quan thực tế ảo trường học, phòng truyền thống, thư viện hay các phòng tương tác tự học.
Đầu năm 2019, trường Đại học Phan Châu Trinh (PCTU) thành lập Phòng thí nghiệm thực tế ảo (VR Lab) để nghiên cứu và ứng dụng thực tế ảo VR vào trong giảng dạy y khoa. Trước tiên là ứng ứng dụng dạy học giải phẫu trên phần mềm 3D Organon VR Anatomy. Đây là phần mềm đã chạy thành công và được trao giải thưởng VR năm 2018. Hệ thống VR này sẽ giúp sinh viên y khoa của PCTU tự cũng cố kiến thức các bài giảng giải phẫu, hiểu sâu và chi tiết hơn về cách thức hoạt động của cơ thể người.
Hệ thống mô tả đầy đủ các chi tiết giải phẫu được liên kết với nhau trong không gian 3 chiều, nhờ đó việc dạy – học giải phẫu trở nên trực quan và hiệu quả hơn. VR sẽ giúp sinh viên có thể xem đi xem lại nhiều lần các cơ quan bộ phận cơ thể khác nhau và các hình ảnh này không bị thay đổi bởi các vết mổ. Với góc nhìn 360 độ giúp quan sát tất cả các mô, xương, cơ, mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan, sinh viên được chuẩn bị tốt hơn cho công việc lâm sàng trong tương lai. Người học có thể di chuyển, tháo rời hoặc đi qua các cấu trúc cơ thể người để ghi chép hoặc đánh dấu lại các vị trí quan trọng.
Trường Đại học Swinburne, NEU, Ngân hàng TP. HCM ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR vào Tour tham quan trường học nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của trường đến gần hơn với sinh viên, đặc biệt là với các sinh viên năm nhất chuẩn bị nhập học. Các trường Trung học, Tiểu học, thậm chí là các trường Mầm non cũng đã bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ VR để tạo tour tham quan thực tế ảo.
Các số liệu báo cáo đều cho thấy VR trong giáo dục đang là xu hướng mà các tổ chức cần chú trọng và phát triển. Hy vọng qua những thông tin mà VR360 tổng hợp nội dung báo cáo VR trong giáo dục sẽ giúp bạn có những góc nhìn mới hơn cùng những tiềm lực lớn mạnh của thực tế ảo trong ngành giáo dục hiện nay.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục