1 Xu hướng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục đại học
1.1 Công nghệ thực tế ảo trong giáo dục đại học trên thế giới
1.2 Công nghệ thực tế ảo trong giáo dục đại học tại Việt Nam
2 Lợi ích thực tế ảo trong giáo dục đại học
2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo
2.4 Hỗ trợ sinh viên tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả
3 Ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục đại học
3.1 Ứng dụng thực tế ảo VR trong huấn luyện lính cứu hỏa
3.2 Ứng dụng thực tế ảo trong lắp ráp linh kiện
3.3 Thực tế ảo áp dụng trong Y khoa
Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, công nghệ đã và đang được áp dụng rộng rãi vào trong dạy và học ở các trường đại học và những trung tâm giáo dục khác. Công nghệ thực tế ảo là một trong những ứng dụng hàng đầu và phổ biến nhất trong những năm qua, đặc biệt là năm 2023 đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào liên quan đến thực tế ảo trong giáo dục đại học. Cùng VR360 khám phá ngay những xu hướng và tiềm năng ứng dụng của thực tế ảo tại các trường đại học trong nội dung dưới đây!
Tại Harvard, trải nghiệm của sinh viên không chỉ giới hạn trong lớp học thực tế thông thường. Trường đại học sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật số để làm phong phú thêm quá trình học tập. Đăng ký khóa học trực tuyến, tư vấn ảo và một loạt tài nguyên kỹ thuật số để hỗ trợ sinh viên học tập. Ở một số khoa của trường đang triển khai ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) để phục vụ cho các các môn học thực hành của sinh viên. Harvard có studio AR/VR dành riêng cho việc khám phá các công nghệ nhập vai tiên tiến về mặt vật lý và trí tưởng tượng, thúc đẩy sinh viên phát triển toàn diện.
Trong tháng 9/2023 vừa qua, Meta vừa công bố rằng họ sẽ cung cấp miễn phí tài nguyên và thiết bị thực tế ảo cho 15 trường đại học ở Mỹ có sử dụng VR trong giảng dạy. Trường đại học Stanford và đại học Iowa sẽ sử dụng bộ headset Quest 2 để dạy “kỹ năng mềm” cho sinh viên trường kinh tế, Đại học Morehouse dùng công nghệ này để dạy một khóa về lịch sử của Người Da Đen trong VR. Còn Nova Southeastern dùng VR để đào tạo giải phẫu cho sinh viên y khoa. Có thể nhận thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục đại học ở các nước phương Tây đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Không chỉ sự phổ biến của VR đang tăng, mà số lượng các nghiên cứu hỗ trợ ứng dụng VR trong giảng dạy cũng đang phát triển.
Ở châu Á, Theo Nikkei Asia, nhiều trường đại học tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đang ngày càng đưa sinh viên tiếp cận gần hơn với các công nghệ thực tế ảo mới. Nhiều cơ sở giáo dục đang thúc đẩy đào tạo về thực tế ảo, hướng công nghệ này như một công cụ hướng dẫn, thử nghiệm trong các tiết học ở trường. Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang ở Hàn Quốc (POSTECH) đang nỗ lực để trở thành một "siêu trường đại học", cung cấp chương trình đào tạo trong không gian ảo và các lớp học được số hóa trong vũ trụ ảo. Hay tại các trường ở Nhật Bản, các sinh viên học trực tuyến đều học thông qua tai nghe VR. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo để truyền tải các chương trình học cho các sinh viên. Kết quả của những nỗ lực này chính là có hơn 98,5% tỷ lệ học sinh, sinh viên hài lòng với việc áp dụng thực tế ảo trong giáo dục.
>>> Bạn đọc có thể tìm hiểu về công nghệ thực tế ảo VR qua bài viết này: Công nghệ thực tế ảo VR là gì?
Tại Việt Nam, sự phát triển của khoa học và công nghệ cùng quá trình hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục của Việt Nam, đặc biệt ở các trường đại học. Nhiều trường học đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo tạo nên các chuyến tham quan khuôn viên cùng cơ sở vật chất tại trường. Trung tâm Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) - trực thuộc Trường ĐH Giáo dục tại Hà Nội là một trong những đơn vị đang tích cực triển khai các dự án và sản phẩm ứng dụng công nghệ mới trong đó có công nghệ thực tế ảo (VR). Trường đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Swinburne Đà Nẵng, đại học Ngân hàng TP.HCM... cũng đã triển khai Tour VR360 hỗ trợ quá trình tham quan của sinh viên năm nhất.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng tổ chức, hỗ trợ các sinh viên trong các cuộc thi thiết kế thực tế ảo trong và ngoài nước. Trong cuộc thi Thiết kế Thực tế Ảo lần thứ 13 - The 13th Student BIM&VR Design World Cup - là cuộc thi thường niên dành riêng cho thiết kế, do Công ty FORUM8 (Nhật Bản) tổ chức cho sinh viên trên toàn thế giới diễn ra tại Nhật Bản từ ngày 8-10/11. Hai nhóm sinh viên của Khoa Công nghệ Xây dựng-Giao thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đều xuất sắc giành giải thưởng do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award). Cho thấy tại Việt Nam, chủ đề thực tế ảo cũng đang được quan tâm, đầu tư để phát triển.
Tại các trường đại học, các môn học mang tính trừu tượng và thực hành với tần suất liên tục luôn làm khó sinh viên. Thông thường với những môn học lý thuyết này, sinh viên không có sự hứng thú trong học tập và làm cho kết quả học tập giảm đi nhiều,này ảnh hưởng một phần không nhỏ trong chất lượng đào tạo của nhà trường. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo giúp các bạn sinh viên có thể tiếp cận một hình thức học tập và tiếp thu hoàn toàn mới trong các tiết triết học, hình học, các môn học xã hội... Từ đó nâng cao được chất lượng giảng dạy và đào tạo của nhà trường hơn.
Đối với các trường đại học Quân đội hay đại học Y đòi hỏi cao các kỹ năng và tính thực tế. Nếu ở ngoài đời thực, rất khó để sinh viên có thể thực hành phẫu thuật trên cơ thể người, hoặc các sinh viên quân đội khó có thể tác chiến trong môi trường chiến đấu thực tế. Nhưng với công nghệ thực tế ảo, sinh viên có thể thực hành trong không gian ảo với các tình huống và độ chính xác, chân thực cực kỳ cao. Hạn chế tuyệt đối các rủi ro khi thực hành ở ngoài đời thực, thực tế ảo cũng tạo ra cơ hội được học tập mới mà trước nay chưa từng có, từ đó tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để ứng dụng khi làm nhiệm vụ thực tế.
Thực tế ảo làm tăng động lực và sự tham gia của sinh viên trong việc học tập. Trong xu hướng học tập trực tuyến với nhiều thiết bị thông minh hỗ trợ, sinh viên có thể truy cập vào và học ở bất kỳ thời điểm nào. Sinh viên có thể trải nghiệm “nhập vai” trong khi nghiên cứu các mô hình 3D giúp nâng cao trải nghiệm học tập, sinh viên được tự do tương tác với các đối tượng ảo cũng như trao với các sinh viên khác thông qua các thiết bị VR/AR. Công nghệ thực tế ảo tạo nên một môi trường học tập mới lạ, tạo nên sự thích thú và thu hút sinh viên tham gia vào các tiết học.
Các môn học trong chương trình đại học đòi hỏi tính tư duy, phân tích cùng khả năng vận dụng vào thực tế cực kỳ cao. Ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục đại học hỗ trợ quá trình tiếp thu của sinh viên trong những môn học xã hội với nhiều lý thuyết trừu tượng khó hiểu. Thông qua các bài giảng mô phỏng trong không gian ảo, sinh viên có thể nhìn thấy các hình ảnh thực tế, được tự mình trải nghiệm sẽ kích thích bộ não ghi nhớ kiến thức nhanh chóng với các sự kiện đã được diễn ra. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu như thí nghiệm được thực hiện bởi Ekstrand về việc sử dụng VR trong đào tạo giải phẫu thần kinh. Nghiên cứu này kết luận rằng việc tích hợp thực tế AR giúp cải thiện đáng kể việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức, bên cạnh đó việc thực hành sẽ giúp các học viên có thể tự động tạo nên những phản xạ nhanh nhạy khi đối diện với các cuộc giải phẫu ngoài đời thực.
Các trường đại học Phòng cháy Chữa cháy có thể khai thác sức mạnh của thực tế ảo VR để giúp huấn luyện các học viên cứu hỏa của mình một cách an toàn và hiệu quả hơn về cả chất lượng và chi phí. Theo mô phỏng VR tạo ra cho các bạn sinh viên một số tình huống trong một nhà bếp rực lửa, tại hiện trường vụ rò rỉ xe tăng propane và nhìn thấy một vụ cháy máy bay... Mô phỏng được điều khiển bằng máy tính thậm chí bao gồm một mô hình lửa giả tạo áp lực giật lại tương tự như thực tế. Từ đó, sinh viên có thể thực hành trong không gian mô phỏng để tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm để ứng dụng tốt hơn trong các trường hợp thực tế sau này.
>>> Có thể bạn sẽ thích bài viết: Công nghệ chuyển đổi số toàn diện trường học - VR360
Các trường đại học Công nghệ đang đưa mô hình các bài giảng được thiết kế dựa trên VR vào thực tiễn giảng dạy: bài học nhận diện và đọc tham số một số linh kiện điện tử dựa trên hình ảnh quan sát 3D của các linh kiện, bài giảng về mô-to servo và lập trình điều khiển mô-tơ servo dựa trên các video mô phỏng. Giúp sinh viên có thể hình dung các vị trí, quy trình thực hiện và được tự do trải nghiệm tương tác, thực hành lắp ráp trong môi trương ảo. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể chủ động truy cập để tìm hiểu kỹ hơn sau các tiết học tại trường.
Y khoa là một trong những lĩnh vực đặc thù của giáo dục. Đối với các chương trình đào tạo thông thường, các bạn sinh viên sẽ không có quá nhiều cơ hội để thực hiện các khâu phẫu thuật hay xử lý các tình huống phức tạp, điều này gây cản trở đến việc học tập cũng như tích lũy các kỹ năng của sinh viên. Công nghệ VR với khả năng hiển thị mô hình 3D bệnh nhân, bộ phận hay các tế bào giúp sinh viên có thể tự do trải nghiệm và thực hành trong không gian này một cách chân thực nhất. Từ đó, sinh viên có thể tham khảo và cải thiện các thao tác giải phẫu mà không cần lo lắng đến mức độ ảnh hưởng ở ngoài đời thực.Đây cũng là môi trường để giúp bác sĩ, giáo viên hoàn thiện thêm kỹ năng Y khoa của mình.
Phòng thí nghiệm sử dụng công nghệ VR cung cấp môi trường mô phỏng chân thực, hấp dẫn. Sinh viên có thể tự khám phá, thực hiện các thí nghiệm, mô phỏng vốn dĩ không thể hoặc chưa có điều kiện làm trong thực tế. Phòng thí nghiệm thực tế ảo hỗ trợ rất nhiều trong các tiết học nghiên cứu phản ứng hóa học hay điều chế, giúp sinh viên phát huy khả năng sáng tạo và thực hành mà không phải lo lắng về vấn đề an toàn của cá nhân và cháy nổ phòng thí nghiệm... Tại môi trường thực tế ảo, sinh viên sẽ được tiếp cận với các thiết bị tiên tiến, những mô hình kỹ thuật cao cấp mà vốn không có sẵn trong trường học.
Dự án tặng thiết bị thực tế ảo cho các trường đại học ở Mỹ của Meta vào cuối năm 2023 là một minh chứng cho những tiềm năng tương lai của công nghệ thực tế ảo trong giáo dục rõ ràng hơn. Meta đang đặt ra những mục tiêu lớn trong lĩnh vực giáo dục, đưa công nghệ thực tế ảo trở nên phổ biến hơn trong học đường. Giáo viên và những chuyên gia công nghệ đều nhận định VR và vũ trụ ảo sẽ là yếu tố then chốt tạo nên cuộc cách mạng trong việc học tập thực tế trong tương lai.
Tại Việt Nam, Horizon Land hợp tác với Greenwich để xây dựng mô hình trường đại học thực tế ảo, khởi động chiến dịch trường VR. Học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thay đổi phương pháp học tập truyền thống, hiện đại hóa bằng các công cụ công nghệ tích hợp, góp phần thổi luồng gió mới cho nền giáo dục trong nước, tạo tiền đề cho việc hội nhập giáo dục trên thế giới. Trong tương lai, chúng ta có thể tin tưởng ngành giáo dục sẽ có nhiều giải pháp thực tế ảo mới lạ, thậm chí là trường học thông minh!
Với những ứng dụng thiết thực cùng những lợi ích mà thực tế ảo trong giáo dục đại học mang lại, chúng ta có quyền tự tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển trong tương lai. VR360 hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có những góc nhìn mới hơn về chủ đề thực tế ảo trong môi trường giáo dục tại đại học, từ đó đưa ra những hướng đi mới trong việc ứng dụng thực tế ảo vào trường học của mình.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục
1 Xu hướng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục đại học
1.1 Công nghệ thực tế ảo trong giáo dục đại học trên thế giới
1.2 Công nghệ thực tế ảo trong giáo dục đại học tại Việt Nam
2 Lợi ích thực tế ảo trong giáo dục đại học
2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo
2.4 Hỗ trợ sinh viên tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả
3 Ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục đại học
3.1 Ứng dụng thực tế ảo VR trong huấn luyện lính cứu hỏa
3.2 Ứng dụng thực tế ảo trong lắp ráp linh kiện
3.3 Thực tế ảo áp dụng trong Y khoa