Trước khi công tác số hóa di tích được phổ biến rộng rãi như hiện nay, nhiều di tích, hiện vật đã bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí rơi vào tình trạng lãng quên. Để có thể xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng trên nền tảng công nghệ số, nhiệm vụ cấp thiết lúc này cần triển khai thực hiện quá trình số hóa.
Vậy công tác số hóa di tích trong những năm qua đã diễn ra như thế nào, những lợi ích mà số hóa di tích mang lại là gì? Tìm hiểu ngay qua những nội dung được chia sẻ dưới đây!
Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh được thống kê vào năm 2020. Trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh (Theo Wikipedia).
Trên thực tế, di tích ở nước ta rất đa dạng cũng như có quy mô, tính chất khác nhau. Có những di tích ở dạng đơn lẻ, có di tích là cụm, quần thể di tích,... đòi hỏi tính rạch ròi, phân chia để có thể thống kê thuận tiện trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của di tích.
Theo Điều 11 Nghị định 98/ NĐ-CP của Chính phủ, di tích được phân cụ thể thành 4 loại: di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh.
*Số di tích vào năm 2022 được thống kê tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Với số lượng di tích phong phú trải dài ở các tỉnh thành, cũng như việc phân loại di tích đa dạng, đòi hỏi công tác kiểm kê và cập nhật di tích kịp thời chính xác. Để đảm bảo công tác triển khai thực hiện, việc số hóa di tích là một phần quan trọng không thể thiếu trong thời đại số. Cùng tìm hiểu công tác số hóa hiện nay tại một số tỉnh thành qua các thông tin tiếp theo.
Công tác số hóa di tích ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về bảo tồn, quảng bá di tích ngày càng được quan tâm, đặt nhiều tâm huyết trong việc thực thi, triển khai.
Chính phủ Việt Nam đã triển khai Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số. Chương trình này bao gồm việc số hóa 100% các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích quốc gia đặc biệt và ứng dụng trên các nền tảng số.
Chính phủ cũng đang tập trung đào tạo và nâng cao kỹ năng cho những người làm công tác bảo tồn và quản lý di sản để họ có thể ứng dụng công nghệ số trong công việc của mình. Sẵn sàng hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác triển khai số hóa di tích.
Các địa phương cũng đã bắt đầu triển khai số hóa, tạo lập dữ liệu số về các di tích. Các dự án số hóa sử dụng công nghệ hiện đại như quét 3D, VR (Vitual reality), AR và xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến để lưu trữ và quản lý thông tin về di tích.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... là những nơi đi đầu trong việc thực hiện số hóa các di tích của địa phương.
Tháng 9/2021, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã ra mắt không gian trưng bày tương tác ảo 3D với chuyên đề “Bảo vật quốc gia”. Việc trưng bày hoàn toàn được xây dựng dựa trên không gian trưng bày thực, thu hút nhiều du khách tham quan trải nghiệm, tương tác.
Không chỉ dừng lại ở việc số hóa các điểm di tích, mà việc quảng bá, truyền thông về các lễ hội cũng cần được chú trọng. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy cho rằng: Việt Nam có gần 8.000 lễ hội, mỗi lễ hội gắn với một di tích nhất định của mỗi địa phương. Đó chính là nguồn tài nguyên to lớn để phát triển du lịch, điều quan trọng là các địa phương, đơn vị du lịch phải biết cách khai thác, biến nguồn tài nguyên đó thành “hàng hóa văn hóa”.
Ứng dụng công nghệ thông minh như VR, AR (Augmented Reality) là một trong những giải pháp tốt nhất để quảng bá vẻ đẹp của các lễ hội, văn hóa của từng địa phương, mang đến những trải nghiệm chân thật cho du khách.
Số hóa di tích là quá trình sử dụng công nghệ để tạo ra các bản sao kỹ thuật số của các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, di tích thắng cảnh... từ đó các thông tin về hình ảnh, tài liệu và hiện vật được lưu trữ trên không gian số, giúp giữ gìn những giá trị di tích trước các tác nhân bên ngoài.
Khái niệm về số hóa di tích cũng được nhiều chuyên gia nhận định và trình bày theo một cách dễ hiểu là quá trình sử dụng công nghệ số để ghi lại, lưu trữ và trình bày thông tin, hình ảnh về các di tích lịch sử và văn hóa. Quá trình này có thể bao gồm nhiều bước và công nghệ khác nhau.
Có thể hình dung ở một ví dụ cụ thể về số hóa di tích như ban quản lý tổng hợp thông tin về một di tích chứa trong mã QR nhất định. Khi du khách muốn tìm hiểu, khám phá có thể quét trực tiếp để bắt đầu quá trình tiếp nhận thông tin về di tích lịch sử.
Các lãnh quét mã QR để tham quan công trình số hóa di tích quốc gia đặc biệt.
Nhiều người nhầm tưởng số hóa di tích chỉ gói gọn trong phạm vi số hóa di tích lịch sử, di tích cách mạng. Tuy nhiên, công tác số hóa di tích này bao gồm nhiều loại hình hơn chúng ta vẫn nghĩ. Không chỉ riêng trong việc số hóa di tích lịch sử cách mạng, mà còn bao gồm di tích khảo cổ, thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật...
Tham khảo bài viết: Số hóa di tích lịch sử để hiểu hơn về công tác số hóa dành cho các di tích lịch sử trên toàn quốc
Với số lượng di tích phong phú như vậy, để có thể lưu trữ và quảng bá là việc làm không hề dễ dàng. Trước khi công tác số hóa di tích được phổ biến rộng rãi đến các địa phương, nhiều di tích, hiện vật đã bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng.
Đơn cử tại quần thể Cố đô Huế như lăng Khải Định, trường Quốc Tử Giám, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ,... bị tàn phá nghiêm trọng do các yếu tố tự nhiên từ môi trường và cả những tác động của con người.
Hay tại Hà Nội, với vị thế “thủ đô di sản”, Hà Nội có khoảng 6.000 di tích lịch sử, chiếm một phần ba số di tích của cả nước. Thế nhưng trong số này, có đến hơn 2.000 di tích đã xuống cấp ở các hạng mục chính và hơn 200 di tích trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là yếu tố tự nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, hàng trăm di tích vẫn đang “kêu cứu” bởi tình trạng xâm hại, hoặc bị thời gian lãng quên.
Số hóa di tích góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng, thắng cảnh... thông qua việc lưu trữ trên nền tảng số. Đối mặt với tác động từ môi trường, con người và thời gian, các thông tin, hình ảnh về di tích vẫn được tổng hợp và gìn giữ trên không gian số, có thể được sao lưu và lưu trữ trên nhiều nền tảng, đảm bảo rằng thông tin về di tích không bị mất mát và có thể phục hồi khi cần.
Số hóa di tích còn góp phần trong công cuộc quảng bá, phát huy các giá trị di sản đến đông đảo người dân cả nước và du khách quốc tế. Thông qua việc ứng dụng các công nghệ số hóa, bất kỳ những ai mong muốn tiếp cận và tìm hiểu về di tích đều có thể dễ dàng thực hiện. Bởi số hóa di tích tạo nên một kho tàng dữ liệu số, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu về di sản văn hóa.
Việc ứng dụng các mô hình 3D, video và ứng dụng tương tác cung cấp tài liệu giảng dạy phong phú và trực quan về các di tích lịch sử giúp học sinh và sinh viên hiểu rõ hơn về di sản văn hóa.
Số hóa di tích hỗ trợ công tác gắn kết thông tin, hình ảnh, dữ liệu về các di tích trên nề tảng số. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ đang hướng đến để có thể xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng.
Số hóa giúp lưu trữ thông tin về các di tích lịch sử một cách chi tiết và bền vững ngay trong một hệ thống, nền tảng. Các tài liệu, hình ảnh, video và mô hình 3D của di tích có thể được lưu trữ trên các nền tảng kỹ thuật số, giúp bảo tồn và bảo vệ thông tin khỏi những tác động của thời gian và môi trường. Thông tin số hóa có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ qua internet, hoặc thông qua các cổng thông tin du lịch giúp nhiều người có thể tiếp cận và tìm hiểu về di tích mà không cần phải đến trực tiếp địa điểm.
Công trình số hóa di tích của thành đoàn Hà Nội
Không phải chỉ được biết đến trong những năm gần đây như nhiều người vẫn nghĩ, số hóa di tích đã được bắt đầu triển khai từ những năm đầu của thế kỷ 21. Tuy nhiên các dự án quy mô lớn và hệ thống hóa quá trình này trở nên rõ nét hơn trong khoảng từ năm 2010 trở lại đây. Vậy cùng VR360 tìm hiểu về những sự thay đổi, cũng như những góc nhìn mới của số hóa di tích qua từng thời kỳ.
Giai đoạn khởi đầu (2000 - 2010): Ở giai đoạn này, các cơ quan văn hóa, bảo tàng ở Việt Nam bắt đầu có nhận thức về quá trình số hóa này, chuyển dịch công tác lưu trữ và bảo tổn các tài liệu lịch sử, văn hóa, hiện vật bằng cách quét tài liệu, chụp ảnh. Tuy nhiên ở giai đoạn này, hầu hết các tổ chức đều chưa có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của số hóa di tích. Mọi công tác số hóa hầu như được triển khai phong trào, chưa có sự đầu tư, tìm hiểu về các giải pháp số hóa.
Giai đoạn phát triển (2010 - 2020): Nhiều tín hiệu mới thúc đẩy quá trình số hóa di tích phát triển, sự ra đời của các chương trình hợp tác quốc tế và các dự án do chính phủ tài trợ hay các công nghệ quét 3D, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và VR đã bắt đầu được áp dụng. Nhận thức về tầm quan trọng của số hóa di tích đã được nâng cao. Các tổ chức bảo tồn và chính phủ nhận ra rằng số hóa không chỉ là một công cụ bảo tồn mà còn là phương tiện giáo dục và quảng bá văn hóa hiệu quả.
Giai đoạn hiện đại (2020 - Hiện nay): Số hóa di tích đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại Việt Nam. Nhiều dự án lớn được triển khai và có sự tìm hiểu, đầu tư thật sự như: Hoàng thành Thăng Long, Cố đô Huế và các di tích Chăm Pa ở miền Trung... cho thấy góc nhìn của ban quản lý di tích hiện nay đã được mở rộng hơn rất nhiều, càng chi tiết và rõ ràng hơn. Có những đắn đo trong việc phải số hóa như thế nào, sử dụng giải pháp nào để đạt hiệu quả tối ưu, liên hệ với đơn vị nào để thực hiện...
Có thể bạn quan tâm: Giải pháp Quảng bá hình ảnh dành cho khu du lịch, bảo tàng
Số hóa di tích lịch sử tại Hồ Hữu Tiệp
Số hóa di tích tại Phòng truyền thống Cung Thiếu nhi
Số hóa di tích tại các địa phương đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên để có thể đồng bộ các di tích số hóa thì vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn. Nhiều tổ chức đang chờ thời cơ thích hợp để tiến hành số hóa, vậy quy trình số hóa di tích diễn ra như thế nào? Tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây.
Với số lượng di tích đồ sộ, thêm vào đó là gần 200 bảo tàng, lưu giữ gần 4 triệu hiện vật, trong đó có hơn 200 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Chính vì thế, việc giữ gìn, khôi phục, số hóa di tích vẫn là một thách thức. (Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Số hóa di tích là một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, công tác bảo vệ giá trị lịch sử và văn hóa một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển du lịch và giáo dục. Tuy còn nhiều thách thức, nhưng với sự hợp tác và nỗ lực của các tổ chức và cá nhân, việc số hóa di tích sẽ tiếp tục mang lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng và xã hội.
Mục lục