1. Bối cảnh dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chính phủ số và chính phủ điện tử
2. Phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử qua định nghĩa
3. Phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử qua đặc điểm
4. Sự khác nhau giữa chính phủ số và chính phủ điện tử
5. Tại sao cần phân biệt khái niệm chính phủ điện tử và chính phủ số?
Bài viết có sử dụng các nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet.
“Có phân biệt khái niệm tường minh thì mới có nhận thức đúng đắn, có nhận thức đúng đắn thì mới có hành động đúng đắn" (Trích từ Cẩm nang chuyển đổi số - Bộ Thông tin và Truyền thông)
Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Để chủ trương thực hiện, triển khai những nhiệm vụ này đến các địa phương, cần đảm bảo công tác nhận thức đúng đắn!
Và dù là hai khái niệm khác nhau, song cả hai đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ người dân trong kỷ nguyên số. Để phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử, mời bạn đọc nội dung được chia sẻ dưới đây!
Nhiều người nhầm lẫn giữa chính phủ số và chính phủ điện tử vì cả hai khái niệm đều liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong quản lý và cung cấp dịch vụ công. Một số lý do dẫn đến sự nhầm lẫn này bao gồm:
Chính phủ số là chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số.
Chính phủ điện tử và Chính phủ số là hai khái niệm quan trọng trong chiến lược, là định hướng cũng như mục tiêu của quá trình chuyển đổi số nhà nước.
Chính phủ điện tử là chính phủ tin học hóa quy trình đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có. (Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Chính phủ điện tử ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Ví dụ, trước đây người dân phải đến các cơ quan hành chính để nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh, nay có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử để thực hiện thủ tục này trực tuyến. Chính phủ điện tử tập trung vào việc số hóa các quy trình truyền thống, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người dân và chính quyền.
Chính phủ điện tử giúp tiết kiệm thời gian, quy trình làm việc
Chính phủ số là cung cấp các dịch vụ mới theo nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú ý dịch vụ mới.
Ví dụ, chính phủ số có thể cung cấp các dịch vụ hoàn toàn mới như quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân toàn diện, cho phép người dân theo dõi sức khỏe của mình thông qua một nền tảng kỹ thuật số, từ đó có thể chủ động khám chữa bệnh mà không cần đến bệnh viện thường xuyên.
Quản lý hồ sơ sức khoẻ cá nhân
Để phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử, nhiều người nhận diện thông qua “Bốn không và bốn có”.
Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản là “4 Không”:
Chính phủ số là chính phủ điện tử, thêm “4 Có”:
Việc phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử là cần thiết để nhận thức rõ về mức độ phát triển và mục tiêu của từng giai đoạn trong quá trình ứng dụng công nghệ số vào quản trị nhà nước. Chính phủ số không chỉ là sự tiếp nối của chính phủ điện tử mà còn là một sự chuyển đổi mang tính cách mạng, nhằm tạo ra một hệ sinh thái quản trị thông minh, linh hoạt và lấy dữ liệu làm trung tâm.
Hiểu rõ chính phủ điện tử và chính phủ số sẽ giúp các cơ quan, chính quyền định hướng phát triển đúng đắn. Chính phủ điện tử là bước khởi đầu quan trọng, giúp số hóa quy trình công vụ nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc cũ. Hiểu rõ khái niệm này giúp chính phủ tập trung vào việc tự động hóa và tối ưu hóa những gì đã có.
Phân biệt CPS và CPDT sẽ giúp phân bổ nguồn lực hợp lý
Chính phủ số là một giai đoạn phát triển cao hơn, đòi hỏi tư duy đổi mới và sự chuyển đổi toàn diện trong mọi khía cạnh của quản trị nhà nước. Nắm bắt sự khác biệt này sẽ giúp xác định đúng hướng đi và chiến lược dài hạn, từ đó không chỉ cung cấp dịch vụ công hiệu quả mà còn tăng cường tương tác và kết nối với xã hội thông qua dữ liệu và công nghệ.
Việc hiểu rõ cả hai khái niệm giúp phân bổ nguồn lực hợp lý. Chính phủ sẽ biết khi nào cần đầu tư vào hạ tầng công nghệ cho các hệ thống chính phủ điện tử và khi nào cần nâng cấp hệ thống để chuyển đổi toàn diện sang chính phủ số.
Nắm vững sự khác nhau của chính phủ số và chính phủ điện tử giúp chúng ta hình dung được vai trò của mỗi mô hình trong sự phát triển của hệ thống hành chính công thời đại số. Hy vọng với những thông tin được VR360 chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về sự hai khái niệm này.
Mục lục
1. Bối cảnh dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chính phủ số và chính phủ điện tử
2. Phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử qua định nghĩa
3. Phân biệt chính phủ số và chính phủ điện tử qua đặc điểm
4. Sự khác nhau giữa chính phủ số và chính phủ điện tử
5. Tại sao cần phân biệt khái niệm chính phủ điện tử và chính phủ số?