Đăng ký nhận báo giá



Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

(5/5) (6 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 08/10/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 08/10/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Theo dòng sự kiện của chuyển đổi số, khái niệm chính quyền số đã rất phổ biến tại chính quyền các cấp của từng địa phương. Song ở mỗi địa phương, định nghĩa về chính quyền số là gì được hiểu và triển khai khác nhau để phù hợp với tình hình và mục tiêu cụ thể. Vì vậy, việc bắt gặp những khái niệm không đồng nhất không có nghĩa là sai.

Vậy có những định nghĩa nào giúp làm rõ chính quyền số là gì? Mục tiêu và lợi ích của chính quyền số mang lại? Cùng VR360 tìm hiểu ngay sau đây.

1. Chính quyền số là gì?

Chính quyền số là chính quyền có toàn bộ những hoạt động, vận hành an toàn phải trên môi trường số, có một mô hình hoạt động đã được thiết kế và vận hành dựa trên những dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp những dịch vụ tốt hơn, chất lượng hơn, đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời hơn, ban hành ra những chính sách tốt hơn.

Thanh Hóa

Hiểu một cách đơn giản, chính quyền số (CQS) là việc triển khai chuyển đổi số tại các cấp chính quyền địa phương bao gồm: cấp tỉnh, quận, huyện, xã... Toàn bộ các hoạt động của chính quyền được triển khai và vận hành trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin. 

Tất cả những hoạt động của các cơ quan chính quyền tại các cấp, địa phương sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để vận hành, từ đó giảm thiểu tối đa chi phí, tăng tương tác với người dân hoặc có thể cung ứng các dịch vụ theo hình thức trực tuyến để từ đó hoạt động nhanh nhạy, hiệu quả hơn.

Chính quyền số là gì?
Từ khái niệm về Chính quyền số...

Trong cuốn Cẩm nang chuyển đổi số, của Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền số là gì được đề cập như sau: Chính quyền số là chính phủ số được triển khai tại các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, hạn chế tham nhũng, kiến tạo sự phát triển cho xã hội. Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước thực hiện từ xa trên môi trường số và 5 năm tiếp theo sẽ là 70%.

2. Mục tiêu của chính quyền số

Chính quyền số là một trong 3 nhiệm vụ chính của chuyển đổi số quốc gia bao gồm: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Hiện đang triển khai giai đoạn 2023 – 2025 và xa hơn là 2030 theo mục tiêu của thủ tướng chính phủ.

Mục tiêu của chính quyền số
... đến mục tiêu rõ ràng, cụ thể

Trong mục tiêu đã đề ra, giai đoạn từ 2023-2025, tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính về cư trú, hộ tịch, xuất nhập cảnh, cấp căn cước công dân.

100% người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa các cấp được định danh, xác thực điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an đã kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia; không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được định danh và xác thực điện tử thông suốt hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư.

100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân được lưu trữ điện tử với số định danh cá nhân là một thông tin bắt buộc phục vụ cho kết nối, chia sẻ, tái sử dụng…

📌 Có thể bạn quan tâm: Chính quyền điện tử: Khái niệm, lợi ích và những thông tin cần biết

Sau khi nội dung về khái niệm chính quyền số là gì và mục tiêu của chính quyền số, mời bạn đọc theo dõi lợi ích chính quyền số mang lại trong phần tiếp theo dưới đây.

3. Lợi ích chính quyền số mang lại

3.1. Từ phía chính quyền

  • Tăng cường hiệu quả quản lý và vận hành: CQS giúp tự động hoá quy trình hành chính trở nên tinh gọn hơn, giảm thiểu các tiến trình cồng kềnh mà trước đó vẫn tồn tại. Các cán bộ, công chức có thể làm việc hiệu quả hơn, xử lý công việc nhanh chóng và tiện lợi. Với CQS, dữ liệu được số hóa và lưu trữ tập trung, giúp quản lý dễ dàng, truy cập nhanh chóng và tránh lãng phí tài nguyên.
  • Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: Việc cung cấp thông tin trực tuyến cho phép người dân truy cập dễ dàng vào các quyết định, chính sách và quy định của chính quyền, giảm thiểu sự mập mờ và tăng cường niềm tin của người dân vào chính phủ. Bên cạnh đó, các hoạt động của cơ quan nhà nước có thể được theo dõi công khai qua các hệ thống trực tuyến, đảm bảo rằng các quan chức chịu trách nhiệm giải trình về các quyết định và hành động của họ. 
  • Tiết kiệm và cắt giảm tối đa chi phí công, áp dụng công nghệ số giúp giảm các chi phí liên quan đến giấy tờ, in ấn, lưu trữ vật lý và chi phí vận hành. Đồng thời, việc giao tiếp trực tuyến giúp giảm chi phí di chuyển và thực hiện các thủ tục hành chính trực tiếp. Sử dụng công nghệ giúp tối ưu hóa nhân sự và tài nguyên, giảm thiểu sự lãng phí và tăng hiệu quả quản lý tài chính.
  • Cán bộ công chức, viên chức của chính quyền địa phương có thể chủ động, nhanh nhạy hơn trong việc tiến hành xử lý hồ sơ. Những hướng dẫn của chính quyền số hiện nay đã vô cùng rõ ràng và cụ thể ở trên mạng thế nên đội ngũ cán bộ công chức, viên chức sẽ không phải mất quá nhiều thời gian, công sức để giải thích, hướng dẫn thủ tục cho người dân.
  • Tăng cường khả năng phối hợp liên ngành: Chính quyền số tạo ra một hệ thống mạng lưới kết nối giữa các bộ phận và cơ quan nhà nước, cho phép chia sẻ thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp các đơn vị làm việc phối hợp tốt hơn và giảm thiểu sự trùng lặp hoặc xung đột trong quá trình làm việc. CQS khuyến khích sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và các công ty công nghệ tư nhân, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển công nghệ và cải thiện hiệu quả dịch vụ.

3.2 Từ phía người dân

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Người dân có thể truy cập và thực hiện các thủ tục hành chính thông qua các cổng dịch vụ công trực tuyến mà không cần đến trực tiếp các cơ quan chính quyền. Trước đây, người dân có thể sẽ phải nghỉ làm, nghỉ học để đến cơ quan chính quyền địa phương để xin xử lý một thủ tục hành chính nhất định. Thì với chính quyền số, người dân có thể tìm hiểu các thông tin, văn bản hướng dẫn đăng tải ở trên mạng để chuẩn bị cho việc hồ sơ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển.
  • Chủ động tiếp cận: Người dân dễ dàng truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị kết nối Internet. Điều này đặc biệt hữu ích đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa hoặc những người có thời gian hạn chế. CQS cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa dựa trên dữ liệu, giúp người dân nhận được các thông báo hoặc hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Nhờ vào chính quyền số, người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục trực tuyến, bao gồm việc đặt lịch hẹn khám bệnh, theo dõi tình trạng sức khỏe, học trực tuyến và tiếp cận thông tin giáo dục. CQS giúp các dịch vụ an sinh xã hội như: trợ cấp, bảo hiểm y tế và hỗ trợ thất nghiệp, được quản lý và phân phối minh bạch, nhanh chóng và chính xác hơn. 
  • Trải nghiệm dịch vụ đơn giản, nhanh gọn: Nhờ việc số hóa quy trình, các thủ tục hành chính như đăng ký, xin cấp giấy tờ, hoặc nộp thuế được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện, giảm thiểu sự chờ đợi và lỗi phát sinh. Các cơ quan chính quyền số cung cấp hỗ trợ trực tuyến, giúp người dân có thể dễ dàng nhận được sự trợ giúp và giải đáp các thắc mắc thông qua hệ thống tư vấn trực tuyến hoặc chatbot.

4. Quá trình triển khai chính quyền số tại một số tỉnh, thành phố hiện nay

2023 là năm chính quyền số đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tất cả hoạt động của cơ quan nhà nước được đưa lên internet. 

Tại Hà Nội, tính đến hết quý I/2024, đã có 14/30 quận, huyện đã số hóa sổ hộ tịch; số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đạt tỷ lệ cấp kết quả điện tử là 13,61%; tỷ lệ hồ sơ TTHC được số hóa hồ sơ, kết quả đạt 13,4%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại đạt 29,73%.

Nhiều cơ quan đã triển khai lắp đặt thiết bị màn hình cảm ứng, trang thiết bị CNTT để tuyên truyền hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở các chung cư, tổ dân phố, như tại các quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hoài Đức, Chương Mỹ, Đông Anh…

Tại Đà Nẵng, thành phố đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến và bắt đầu sử dụng dữ liệu số trong chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công theo hướng dịch vụ số. Đạt tỷ lệ 96% dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ (vượt chỉ tiêu quốc gia năm 2023 là 90%; chỉ tiêu của Thành phố năm 2023 là 95%). 

Tính đến tháng 6/2023, thành phố đã tích hợp được 1.627 dịch vụ công trực tuyến lên hệ thống dịch vụ công quốc gia. Đà Nẵng 3 năm liên tiếp đứng Nhất các tỉnh thành (cả nhất 03 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số); với số điểm tổng lại 0,8002/1,0 điểm (hay đạt 80,02%)

Tại TP. Hồ Chí Minh, việc xây dựng chính quyền số đã thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch; phát triển hạ tầng số, nền tảng số; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chuyển đổi số các hoạt động quản trị của chính quyền, bảo đảm các điều kiện xây dựng chính quyền số.

Triển khai đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông cho hơn 2.000 cán bộ, công chức, viên chức.
 
Có thể nói, cùng với các quyết định và chính sách của nhà nước, chính quyền số đang được thúc đẩy vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam.

Hội thảo chính quyền số
Hội thảo Chính quyền số và an toàn thông tin

📌 Dành cho doanh nghiệp: Các giai đoạn chuyển đổi của doanh nghiệp

5. Những thách thức trong việc phát triển chính quyền số

Chính quyền số vẫn là chặng đường dài cần được thực thi giữa các tỉnh thành phố. Quá trình này sẽ gặp nhiều thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển.

Thứ nhất, thách thức đầu tiên trong việc phát triển chính quyền số là sự đồng bộ giữa các địa phương trên cả nước. Dễ dàng nhận thấy kết quả xây dựng chính quyền số chưa đồng đều giữa các thành phố TTTW nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung. Trong khi Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh luôn ở vị trí dẫn đầu cả nước, thì các địa phương còn lại tỏ ra chậm chân hơn, còn xếp thứ hạng thấp. Điều này ảnh hưởng bởi nhiều yếu tổ cả chủ quan và khách quang. Vậy nên ở những tỉnh thành khác, quá trình xây dựng CQS sẽ gặp nhiều thử thách, cần quyết tâm và nỗ lực triển khai để thu hẹp khoảng cách với các thành phố đi đầu.

Nhiều tỉnh thành gặp khó khăn trong việc xây dựng chính quyền số, tỷ lệ hồ sơ thực hiện theo hình thức trực tuyến còn khá thấp. Cùng với đó, hạ tầng số còn chưa đạt yêu cầu, dữ liệu số còn ít, dịch vụ công trực tuyến chưa được người dân sử dụng nhiều, thương mại điện tử còn chưa phổ biến... Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế.

Thứ hai, việc hoàn thiện môi trường pháp lý phục vụ cho quá trình xây dựng CQS ở các địa phương hiện nay vẫn rất chậm, chưa theo kịp nhu cầu xã hội phát sinh. Cụ thể như thiếu hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế chia sẻ; chia sẻ, mở dữ liệu của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp; bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư; vấn đề quyền, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo,... Điều này gây cản trở rất lớn cho quá trình xây dựng CQS ở các địa phương. 
 
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Người dân, doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, chưa tin tưởng việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Đây là khó khăn chung của các thành phố TTTW, nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ thành lực cản của chính quyền số.

Thứ ba, hạ tầng cần thiết cho việc xây dựng CQS ở các thành phố còn nhiều bất cập, gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm hạ tầng kết nối internet tốc độ cao, bảo đảm an toàn an ninh thông tin. Vấn đề bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng hiện vẫn là một thách thức lớn mà các thành phố phải đối mặt. Việc kết nối, chia sẻ, mở các cơ sở dữ liệu của cả khu vực công và tư rất hạn chế, làm lãng phí nguồn lực, cản trở triển khai ứng dụng và phát triển CQS. 

Cuối cùng, trình độ nhân lực phục vụ cho xây dựng CQS còn nhiều hạn chế. Theo Sở Nội vụ Hà Nội, hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc mà có sự chuyển biến mạnh về tư duy, phong cách làm việc,… Song, chất lượng nhân lực vẫn chưa đồng đều, chưa thực sự thành thạo các kỹ năng sử dụng phần mềm, việc duy trì cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu chưa thường xuyên, liên tục. Không riêng Hà Nội, các thành phố TTTW đang gặp nhiều khó khăn trong xây dựng CQS, khi “Trình độ, năng lực đội ngũ đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức ở một số lĩnh vực chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.

6. Giải pháp thúc đẩy chính quyền số

Giải pháp thúc đẩy chính quyền số, khắc phục những tồn tại, hạn chế có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ hạ tầng kỹ thuật số, nguồn nhân lực, đến chính sách và quy định pháp lý. Dưới đây là một số giải pháp chủ chốt:

Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức: Cấp ủy các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để thống nhất từ nhận thức đến hành động.

Cần đầu tư vào các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ cho đội ngũ công chức, giúp họ nắm vững các công cụ và quy trình kỹ thuật số. Cung cấp các chương trình truyền thông và giáo dục cho người dân để họ hiểu và sử dụng được các dịch vụ chính phủ số.

Thứ hai, phát triển hạ tầng số, nền tảng số: Tập trung phát triển hạ tầng số, nền tảng số trên cơ sở kế thừa, phát triển từ các nền tảng hạ tầng sẵn có. Đảm bảo kết nối internet ổn định và nhanh chóng trên toàn quốc, kể cả ở các vùng nông thôn, giúp mọi người dân có thể truy cập các dịch vụ số.

Xác định rõ mục tiêu, ưu tiên bố trí nguồn lực để tập trung thực hiện đồng bộ nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu như: hạ tầng băng thông rộng, hạ tầng Internet vạn vật (IoT); hạ tầng điện toán đám mây…
 
Thứ ba, xây dựng, phát triển dữ liệu số: Áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR),... để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước. 

Thứ tư, phát triển ứng dụng số hóa: Xây dựng Hệ thống phân tích dữ liệu và mô phỏng về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các hoạt động của đô thị, kết hợp trình diễn hiển thị (Dashboard) bằng biểu đồ, sơ đồ để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan thành phố. 

Phát triển và khai thác tốt Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh (Intelligent Operation Center - IOC) để thực hiện quản lý, điều hành tập trung, đa nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị. Nâng cấp, hoàn thiện các Trung tâm điều hành (OC) chuyên ngành như giao thông, an ninh, phòng cháy chữa cháy, môi trường, điện chiếu sáng, điện lực, cấp nước, phòng chống thiên tai... và hình thành các OC quận huyện; kết nối, tích hợp về Trung tâm IOC 74 thành phố. Triển khai ứng dụng giám sát cho Hội đồng, đại biểu HĐND phục vụ giám sát trong mô hình chính quyền đô thị.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực số: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng, sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chủ động liên kết với các trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài nước để đẩy mạnh hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số. 

Là một nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh thành, địa phương trong quá trình chuyển đổi số, chính quyền số là hướng đi đúng đắn hỗ trợ chính quyền quản lý và giải quyết các thủ tục hành chính một cách tinh gọn. Hy vọng những gì mà VR360 tổng hợp trong bài viết chính quyền số là gì sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

Tin tức mới nhất

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Tìm hiểu về Configurator 3D và cách công nghệ này hoạt động
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 23/09/2024
Các thuật ngữ về chuyển đổi số

Tổng hợp các thuật ngữ về chuyển đổi số từ A - Z cho doanh nghiệp

Các thuật ngữ về chuyển đổi số từ AI, Big Data, IoT đến BPA, BPM, SCM đều liên quan đến...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 16/09/2024
Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Lộ trình chuyển đổi số: Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Các công việc chính của chuyển đổi số là gì. Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 09/09/2024

Bài viết cùng chủ đề

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Tìm hiểu về Configurator 3D và cách công nghệ này hoạt động
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 23/09/2024
Các thuật ngữ về chuyển đổi số

Tổng hợp các thuật ngữ về chuyển đổi số từ A - Z cho doanh nghiệp

Các thuật ngữ về chuyển đổi số từ AI, Big Data, IoT đến BPA, BPM, SCM đều liên quan đến...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 16/09/2024
Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Lộ trình chuyển đổi số: Các công việc chính của chuyển đổi số là gì?

Các công việc chính của chuyển đổi số là gì. Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 09/09/2024
Ảnh hưởng của ChatGPT đến sinh viên: Tích cực hay tiêu cực?

Ảnh hưởng của ChatGPT đến sinh viên: Tích cực hay tiêu cực?

Có đến khoảng 70% sinh viên đã sử dụng ChatGPT ít nhất một lần cho việc học tập, sự vượt...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 28/08/2024
Ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm và thị trường lao động

Ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm và thị trường lao động

Những ảnh hưởng của ChatGPT đến việc làm trong tương lai là gì? Cùng VR360 làm rõ qua bài viết...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/08/2024
ChatGPT trong giáo dục: Ưu nhược điểm và những lợi ích rõ ràng

ChatGPT trong giáo dục: Ưu nhược điểm và những lợi ích rõ ràng

ChatGPT trong giáo dục có những lợi ích và nhược điểm rõ ràng. Đó là gì?
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 16/08/2024
Tác hại của ChatGPT: Mặt trái và những rủi ro tiềm ẩn

Tác hại của ChatGPT: Mặt trái và những rủi ro tiềm ẩn

Bên cạnh những ưu điểm, tác hại của ChatGPT vẫn tồn tại và người dùng cần lưu tâm đến những...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/08/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ