Đăng ký nhận báo giá



Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

(5/5) (2 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 08/10/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 08/10/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Chính phủ điện tử mở ra một bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính - giúp người dân có thể truy cập, tra cứu, giao dịch và sử dụng các dịch vụ công một cách thuận tiện từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. VR360 sẽ cung cấp thông tin tổng quan về Chính phủ điện tử là gì? Mục tiêu, lợi ích và các mô hình giao dịch trong bài viết sau.

I. Chính phủ điện tử là gì?

Theo Bộ Nội Vụ, Chính phủ điện tử là một thuật ngữ chung cho các dịch vụ dựa trên web từ các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, và chính quyền địa phương. Trong Chính phủ điện tử chính phủ sử dụng các công nghệ thông tin, internet và truyền thông để thúc đẩy Chính phủ ngày càng hiệu quả và hiệu suất hơn, giúp Chính phủ dễ tiếp cận, gắn kết và có trách nhiệm hơn với công dân. Sự tương tác có thể được thực hiện dưới dạng công dân truy cập thông tin, tiếp cận hồ sơ, hoặc thanh toán và nhiều hoạt động khác thông qua world-wide-web (www).

Hay như Wikipedia có định nghĩa, chính quyền điện tử là việc sử dụng các thiết bị truyền thông công nghệ, chẳng hạn như máy tính và Internet, để cung cấp các dịch vụ công cho công dân và những người khác trong một quốc gia hoặc khu vực. Chính phủ điện tử mang đến những cơ hội mới để công dân tiếp cận trực tiếp và thuận tiện hơn với chính phủ và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho công dân.

Và tới hiện tại vẫn còn rất nhiều định nghĩa khác nhau về Chính phủ điện tử hay Chính quyền điện tử. Ví như Liên Hợp Quốc, Chính phủ điện tử là khái niệm về các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin như mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động để quan hệ với người dân, với doanh nghiệp và bản thân các cơ quan chính phủ.

Cũng theo Bộ TT&TT, Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ.

Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản, là “bốn Không”, có khả năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Các đặc điểm của Chính phủ điện tử bao gồm: Cung cấp dịch vụ điện tử, quy trình làm việc điện tử, bỏ phiếu điện tử.

Vì vậy, nhìn chung, Chính phủ điện tử hay Chính quyền điện tử là việc ứng dụng ICT (Information & Communications Technologies - Công nghệ thông tin và Truyền thông) vào các hoạt động của các cơ quan Chính phủ, để cung cấp các dịch vụ của chính phủ cho người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thông qua đổi mới phương thức giải quyết công việc và chính phủ điện tử, các chính phủ trên toàn thế giới có thể hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của công dân về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, bao trùm hơn. Từ đó duy trì và nâng cao niềm tin của công dân vào chính phủ của họ.

Chính phủ điện tử là gì
Chính phủ điện tử giúp tối ưu hóa quản lí nguồn lực, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà.

II. Mục tiêu của chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử hướng tới mục tiêu chung cuối cùng là nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ. Từ đó, tăng tính công khai, minh bạch đối với thông tin, hoạt động, dịch vụ chính phủ, tối ưu hóa chi phí và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

Cụ thể, nâng cao năng lực quản lý điều hành của cơ quan chính quyền các cấp và chính phủ thông qua trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử... Nâng cao mức độ thuận tiện, tạo điều kiện tốt nhất để người dân dễ dàng truy cập, tiếp cận các dịch vụ công; Giảm chi phí đáng kể cho bộ máy chính phủ; Xây dựng chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch; Chính phủ điện tử tạo ra cách thức lãnh đạo mới thông qua những phương thức mới, đảm bảo và tăng cường quyền lợi cho người dân, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và điều hành đất nước.

Đầu năm 2023, Bộ TT&TT ban hành Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024 – 2025, trong đó nhấn mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới. 

Mục tiêu đến năm 2025, xếp hạng về Chính phủ điện tử của Việt Nam vào top 50 thế giới; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 80%; số lượng giao dịch qua nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đạt 860 triệu giao dịch; tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước đạt 100%.

Mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2016-2020 để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030 (Chinhphu.vn).

Đặc biệt, đã có chuyển biến trong nhận thức về Chính phủ điện tử và quá trình triển khai hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm gắn kết giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Theo Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2022 (E-Government Survey 2022), Việt Nam có vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc và vị trí thứ 6 ở Đông Nam Á sau các quốc gia Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Indonesia. Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014-2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86.

Mục tiêu của chính phủ điện tử

Đầu năm 2023, Bộ TT&TT ban hành Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024 – 2025, trong đó nhấn mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới.

Mục tiêu đến năm 2025, xếp hạng về Chính phủ điện tử của Việt Nam vào top 50 thế giới; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 80%; số lượng giao dịch qua nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đạt 860 triệu giao dịch; tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước đạt 100% (Nguồn vietnamnet.vn).

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số vẫn còn những hạn chế như: hạ tầng kỹ thuật chưa được tối ưu hóa và vận hành chuyên nghiệp, chưa có khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu mới phát sinh; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến thấp; hoạt động của cơ quan nhà nước còn dựa trên giấy tờ theo cách truyền thống; xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử có cải thiện nhưng mới ở mức trung bình trong khu vực; chuyển đổi số chưa có nhiều kết quả đột phá. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, công tác phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số và kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số chưa thực sự được quan tâm.

Nguyên nhân chính là do thiếu chiến lược tổng thể; các văn bản đã được ban hành chủ yếu là các nội dung kế hoạch triển khai Chính phủ điện tử trong các giai đoạn. Do đó, khi có chiến lược tổng thể sẽ xác định được tầm nhìn, mục tiêu, trách nhiệm triển khai các nội dung theo một lộ trình, bảo đảm việc triển khai được đồng bộ, kế thừa, kết nối, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng.

Sau khi tìm hiểu nội dung về khái niệm chính phủ điện tử là gì, mục tiêu của chính phủ điện tử và mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, mời bạn đọc theo dõi lợi ích chính phủ điện tử mang lại trong phần tiếp theo dưới đây.

III. Lợi ích chính phủ điện tử mang lại

Chính phủ điện tử đóng vai trò và có nhiệm vụ quan trọng trong việc cải thiện quản lý và cung cấp dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác giữa người dân, doanh nghiệp và chính phủ. Dưới đây là một số lợi ích chính quyền điện tử mang lại:

  • Cải thiện dịch vụ công: CPĐT giúp tối ưu hóa việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, từ việc nộp thuế, đăng ký kinh doanh, xin giấy phép, làm giấy tờ, đến việc truy cập thông tin về các chính sách và chương trình của chính phủ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực của người dân và doanh nghiệp, đồng thời cải thiện hiệu suất của hệ thống hành chính.
  • Tăng tính minh bạch và trung thực: CPĐT giúp tăng tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ bằng cách cung cấp thông tin chi tiết và dễ dàng truy cập về quyết định chính trị, ngân sách, chính sách và các hoạt động của chính phủ.
  • Nâng cao tương tác và tham gia của người dân: CPĐT tạo cơ hội cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định chính trị và thảo luận về các vấn đề quan trọng. Các nền tảng trực tuyến cung cấp không gian để người dân đưa ra ý kiến, đóng góp ý kiến và tương tác với chính phủ.
  • Giảm thiểu thủ tục hành chính: CPĐT giúp giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà bằng cách cung cấp các kênh trực tuyến để làm giấy tờ, đăng ký và thực hiện các thủ tục khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt gian lận.
  • Tối ưu hóa quản lý nguồn lực: CPĐT có thể giúp chính phủ quản lý tài nguyên và nguồn lực một cách hiệu quả hơn thông qua việc tự động hóa quy trình, giảm thiểu sự trùng lặp và tăng cường sự hiệu quả.
  • Tăng cường an ninh thông tin: CPĐT đặt ra môi trường tốt để tăng cường an ninh thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông tin nhạy cảm của người dân và doanh nghiệp.
  • Phát triển kinh tế số: CPĐT cũng đóng góp vào việc phát triển kinh tế số bằng cách thúc đẩy sự tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông rộng rãi hơn trong xã hội và doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, CPĐT có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất hành chính, tăng tính minh bạch và tương tác, cung cấp dịch vụ công tiện lợi hơn và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội số.

Lợi ích chính phủ điện tử mang lại

IV. Các mô hình giao dịch của chính phủ điện tử

Trong chính phủ điện tử, có một số mô hình giao dịch khác nhau để thực hiện việc cung cấp dịch vụ công và tương tác với người dân, doanh nghiệp. Dưới đây là một số mô hình phổ biến:

  • Chính phủ với công dân – G2C (Government to Citizens): Hiểu cơ bản thì mô hình giao dịch này là dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho người dân. Với mô hình giao dịch G2C, người dân sẽ được nắm thông tin nhiều hơn về các quy định, chính sách, luật, thông tin việc làm, cơ hội kinh doanh, bỏ phiếu, nộp thuế, nộp phạt, đăng ký/gia hạn giấy phép và dịch vụ của chính phủ.
  • Chính phủ với công chức, viên chức – G2E (Government to Employees): Đây là mô hình giao dịch giữa dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho đối tượng là cán bộ, công chức phục vụ người dân/doanh nghiệp. Mô hình giao dịch này giúp những cán bộ, công chức có quyền truy cập thông tin liên quan đến lợi ích, chính sách lương thưởng, dịch vụ việc làm, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp… Mục tiêu của G2E giúp các cơ quan nâng cao hiệu quả, không có sự chậm trễ trong quá trình xử lý công việc.
  • Chính phủ với doanh nghiệp – G2B (Government to Business): Ở mô hình là tập từng chủ yếu các dịch vụ trao đổi giữa chính phủ và các doanh nghiệp, bao gồm các nội dung như quy định về thể chế, chính sách, thông tin doanh nghiệp, nộp thuế, đăng ký kinh doanh…
  • Chính phủ với các cơ quan trong chính phủ với nhau và với các chính phủ – G2G (Government to Government): Mô hình giao dịch G2G sẽ đề cập đến khả năng tương tác, phối hợp và cung cấp dịch vụ giữa các tổ chức bộ máy nhà nước và các cơ quan chính phủ trong việc điều hành, quản lý nhà nước.

Các mô hình giao dịch của chính phủ điện tử

V. Quá trình triển khai chính phủ điện tử tại một số tỉnh, thành phố hiện nay

Ở những địa phương đã bắt đầu triển khai CPĐT như Hải Phòng đã bố trí mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng, Bắc Giang mỗi năm bố trí khoảng 60 tỷ đồng để hoàn thiện các hệ thống cốt lõi xây dựng chính phủ điện tử… (Chinhphu.vn)

Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương về tình hình triển khai các nhiệm vụ liên quan đến Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.
 
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, thời gian qua, các cơ quan đã tập trung triển khai các nhiệm vụ do Thủ tướng giao trong hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với nhau nói trên.

“Chưa bao giờ chúng ta làm bài bản như hiện nay”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh và cho biết, VPCP đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo như Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết 17/NQ-CP về Chính phủ điện tử…

Ở địa phương, những ví dụ tốt được nhắc tới là Bắc Giang sử dụng chữ ký số trong 100% văn bản gửi VPCP, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên cũng đạt gần 100%.

Theo ông Ngô Hải Phan, thành viên Tổ công tác, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, VPCP, việc triển khai Chính phủ điện tử đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Các địa phương đã bắt đầu triển khai nền tảng chính quyền điện tử. Như Hải Phòng đã bố trí mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng, Bắc Giang mỗi năm bố trí khoảng 60 tỷ đồng để hoàn thiện các hệ thống cốt lõi xây dựng chính quyền điện tử…
.
Đã hoàn thành việc kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia theo hướng dẫn của VPCP để triển khai gửi, nhận văn bản điện tử.

Tuy nhiên, vẫn còn những nhiệm vụ chậm triển khai và chưa đáp ứng yêu cầu, như Phú Thọ mới đang trình Chủ tịch UBND tỉnh kế hoạch triển khai Nghị quyết 17/NQ-CP về Chính phủ điện tử, trong khi thời hạn là 31/3. Nhiều địa phương chưa hoàn thành việc thành lập, kiện toàn bộ phận một cửa, dù thời hạn là quý IV/2018, như Hải Phòng chưa thành lập trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Thái Nguyên mới phê duyệt đề án thành lập trung tâm này. Bắc Giang vẫn chưa xây dựng cổng dịch vụ công trực tuyến tập trung, duy nhất…

Nhìn chung, số hồ sơ trực tuyến, nhất là cấp độ 4, phát sinh còn rất thấp, thậm chí không có hồ sơ phát sinh như tại Bắc Ninh.

Báo cáo của các địa phương cũng cho thấy một số những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính. Chẳng hạn như việc chậm ban hành một số Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu, về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức… Nhiều ứng dụng công nghệ thông tin còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ…

VI. Những thách thức trong việc triển khai chính phủ điện tử

Cổng dịch vụ công quốc gia đã có trên 35 triệu lượt truy cập; trên 134 nghìn tài khoản đăng ký; trên 7 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái... Ước tính, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỷ đồng/năm (Theo tapchitaichinh.vn)

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra các thách thức cho phát triển CPĐT gồm:

  • Một là, thách thức về kiểm soát an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng. CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu kiểm soát an toàn, an ninh thông tin cấp thiết hơn bao giờ hết. Chỉ khi kiểm soát được điều này, quá trình triển khai CPĐT mới bền vững.
  • Hai là, sự phát triển nhanh chóng của CPĐT đòi hỏi trình độ dân trí cần được cải thiện với mức độ tương ứng. Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ dân trí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: truyền thống lịch sử, vị trí địa lý, chính sách văn hóa, xã hội, giáo dục… Vì vậy, xu hướng CMCN 4.0 diễn ra quá nhanh và không đồng bộ, tương thích với trình độ dân cư, có thể dẫn đến tình trạng bị tụt hậu, bị “bỏ rơi” và lạc lõng của một bộ phận dân cư trong quá trình triển khai CPĐT. 
  • Ba là, CMCN 4.0 có thể tác động đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động và nguy cơ thất nghiệp. Máy móc tự động hóa dần thay thế lao động thủ công. Vì vậy, sự phát triển của CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực tương lai nói chung và nguồn nhân lực trong khu vực công nói riêng.
  • Bốn là, xuất phát từ đặc trưng “điện tử”, các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ công trong CPĐT cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, thủ tục đã quy định. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước là dạng hoạt động phức tạp với sự đa dạng và phong phú, biến đổi liên tục của đối tượng quản lý. Vì thế, sự cứng nhắc của máy móc trong quá trình giải quyết công việc đôi lúc sẽ gây ra khó khăn trong việc giao tiếp giữa chính quyền và người dân cũng như các nhóm công chúng liên quan khác...

Những khó khăn, thách thức trên đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ, cơ chế thực hiện xây dựng CPĐT, triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, DN trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản trị CPĐT hiện đại; Đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dân, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ; Tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế, trao đổi chuyển giao công nghệ phát triển CPĐT.

VII. Giải pháp thúc đẩy chính phủ điện tử

Để thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động, quản lý, điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành, trong đó tập trung tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử như xây dựng, ban hành một số văn bản về kết nối, chia sẻ dữ liệu, ưu đãi thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT; Nghị định thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Nghị quyết về Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025;…

Bên cạnh đó, thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, tăng cường phối hợp xây dựng Chính phủ điện tử.

Triển khai các giải pháp công nghệ tập trung vào phát triển nền tảng công nghệ Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như Khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0. Tập trung đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.

Ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử không chỉ gắn kết chặt chẽ với cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mà còn phải đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Chính phủ đã phân công rất rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, Bộ ngành, địa phương triển khai các dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, đặc biệt là phải tập trung vào dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Các Bộ, ngành, địa phương cũng phải căn cứ vào dịch vụ công sẽ triển khai để thuê dịch vụ, không tự làm, tự lập những cơ sở dữ liệu riêng biệt, không kết nối, chia sẻ. Đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tập trung triển khai Đề án phát triển Hệ tri thức Việt số hóa với mục tiêu xây dựng hệ tri thức tổng hợp mọi lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của mọi người dân.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp quý độc giả hình dung được về chính quyền điện tử là gì và những mục tiêu mà chính quyền điện tử hướng đến. Trong những bài viết tiếp theo, VR360 cũng sẽ tổng hợp những chính sách, thông tin mới nhất từ chính quyền về Chính quyền điện tử.

Tin tức mới nhất

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024

Bài viết cùng chủ đề

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024
Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Configurator 3D là gì? Định nghĩa, ví dụ và lợi ích

Tìm hiểu về Configurator 3D và cách công nghệ này hoạt động
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 23/09/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ