Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra kỷ nguyên mới cho tất cả các lĩnh vực. Số hoá và chuyển đổi số ngày càng phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều những nhầm lẫn về hai thuật ngữ này. Tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về số hóa và chuyển đổi số
Một cuộc khảo sát do Microsoft tiến hành tại các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng cả trước và sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Những nhà lãnh đạo và doanh nghiệp đều cho rằng số hoá và chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng và tất yếu cho sự phát triển của một quốc gia.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, cụ thể là những doanh nghiệp SMEs vẫn chưa thực sự hiểu được vai trò của họ trong cuộc cách mạng 4.0. Theo VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), hiện tại, các doanh nghiệp SMEs chiếm đến 97% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Sự đổi mới sáng tạo và kiến thức về lĩnh vực khoa học - công nghệ còn nhiều điểm hạn chế, số lượng máy móc nhập khẩu được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ ở mức 80% - 90%. Trong đó, gần 80% những công nghệ đã lỗi thời, có nguồn gốc từ những năm 1980 và 1990.
Đầu năm 2023, Cisco đã đưa ra một báo cáo về "Chỉ số Phát triển Kỹ thuật số của các doanh nhiệp SMEs trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương" được tiến hành trên 1.340 doanh nghiệp thuộc vùng lãnh thổ và trong đó có 50 doanh nghiệp của Việt Nam. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp SMEs vẫn đang đối mặt với những trở ngại trong quá trình chuyển đổi số, như là sự thiếu hụt về kỹ năng kỹ thuật số và đội ngũ lao động (17%), hạ tầng công nghệ thông tin không đủ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (16,7%). Những thách thức liên quan đến tư duy kỹ thuật số và văn hoá kỹ thuật số bên trong doanh nghiệp (15,7%)*
____________
Nguồn: Theo báo cáo từ tập đoàn công nghệ Cisco
Một số doanh nghiệp chưa phân biệt được giữa số hoá và chuyển đổi số. Do đó, họ cho rằng hai thuật ngữ này mang một hàm ý giống nhau. Tuy nhiên định nghĩa của hai khái niệm này vẫn có những khác biệt rõ rệt. Nếu số hoá là quy trình hiện đại hóa, chuyển từ cách làm việc thông thường sang hệ thống kỹ thuật số, thì chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công nghệ và tâm lý, tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xã hội.
Thông qua những khái quát trên có thể thấy rằng giữa số hoá và chuyển đổi số rõ ràng vẫn tồn tại những khác biệt cơ bản. Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ hơn ở phần 3 của bài viết.
Một số nhà lãnh đạo cho rằng việc đầu tư vào công nghệ mới như việc sử dụng máy tính và phần mềm mới chính là quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, chuyển đổi số là một quá trình phức tạp, bao gồm việc thay đổi toàn diện cách thức hoạt động, quy trình kinh doanh và thậm chí là văn hoá tổ chức để tận dụng tối đa các công nghệ kỹ thuật số.
Các doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng số hoá chỉ trong một số quy trình cụ thể là đủ để chứng minh mình đã thực hiện chuyển đổi số mà không thực hiện một chiến lược toàn diện, dẫn đến việc không thấy được lợi ích to lớn từ việc sử dụng công nghệ số.
Trước khi so sánh sự khác biệt, ta cần làm rõ định nghĩa của từng đối tượng:
- Số hoá (Digitization): là quá trình chuyển đổi thông tin hoặc dữ liệu từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số, dữ liệu được chuyển đổi thành một định dạng có thể được xử lý, lưu trữ và truyền đi thông qua mạng Internet.
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất ô tô có thể sử dụng các robot và máy móc tự động để lắp ráp các linh kiện, tăng tốc độ sản xuất và giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động nhân công.
- Chuyển đổi số (Digital Transformation): là sự thay đổi cả về tư duy, phương thức hoạt động cũng như cách giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, tổ chức hoặc một cá nhân nào đó, thông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, hệ thống internet có hiệu quả.
Ví dụ: JPMorgan Chase & Co là một ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng thành công. Đây là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia có trụ sở chính tại Thành phố New York, Mỹ và được thành lập tại Delaware. JPMorgan Chase đã đạt được thành công đáng kể trong việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động của mình. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, JPMorgan Chase được xếp hạng là ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ. Ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới về tổng tài sản.
Về cơ bản, cả hai quá trình này đều là ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào trong doanh nghiệp. Từ đó làm thay đổi nhiều thao tác truyền thống. Cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. Những công nghệ được áp dụng từ đơn giản đến phức tạp. Đơn giản như việc chuyển dữ liệu sang dạng file mềm. Hay phức tạp khi ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data, IoT,…
Tuy nhiên, điểm khác biệt là số hoá liên quan đến việc chuyển đổi thông tin dạng bản cứng sang dạng kỹ thuật số. Trong khi đó chuyển đổi số lại là một quy trình rộng lớn hơn, bao quát mọi hoạt động kỹ thuật số vào tất cả các khía cạnh của tổ chức nhằm mục đích cải thiện hiệu suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Số hoá là một yếu tố quan trọng đối với việc chuyển đổi số, nhưng chuyển đổi số lại là một quá trình biến đổi vượt xa việc đơn giản hoá dữ liệu. Sự khác biệt lớn giữa số hoá và chuyển đổi số còn nằm ở phạm vi dự án mà doanh nghiệp muốn triển khai và điều doanh nghiệp muốn tập trung là gì.
Số hóa tập trung vào việc tích hợp các công nghệ số vào các hoạt động, quy trình và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, với mục tiêu tự động hóa và tối ưu hóa hoạt động của công ty. Đây là một phương pháp cụ thể tập trung vào một khía cạnh cụ thể của tổ chức, như dịch vụ khách hàng, mua hàng, quản lý hàng tồn kho,...
Ngược lại, Chuyển đổi số là một quá trình toàn diện hơn, bao gồm việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào mọi khía cạnh của tổ chức, từ văn hóa, quy trình và chiến lược cho đến công nghệ.
Mục tiêu của chuyển đổi số là tối đa hóa sức mạnh của các công nghệ kỹ thuật số để tăng cường hiệu suất, hiệu quả, sự đổi mới và khả năng thích ứng của tổ chức, không chỉ trong một lĩnh vực cụ thể mà còn trong tất cả các khía cạnh hoạt động của nó.
Để có thể hình dung rõ hơn về định nghĩa và các ví dụ minh hoạ, mời bạn đọc xem thêm bài viết dưới đây:
Số hóa: Khái niệm, ví dụ và những lợi ích mà số hóa mang lại
Tóm tắt nội dung bài viết
Hầu hết các doanh nghiệp SMEs mới chỉ số hoá dữ liệu và quy trình, nhầm tưởng họ đã thành công trong việc chuyển đổi số, mà không nhận ra rằng mục tiêu cuối cùng là một sự thay đổi trong mô hình kinh doanh.
Qua bài viết trên VR360, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa số hoá và chuyển đổi số, đồng thời khuyến khích quan tâm và đầu tư vào việc nâng cao kiến thức và năng lực của bản thân, để từ đó, có thể tận dụng hết tiềm năng của công nghệ số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hay muốn tìm hiểu rõ hơn nội dung về số hoá và chuyển đổi số hay liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua email: infor@vr360.com.vn
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục