I. Tổng quan về khu công nghiệp thông minh
1.1 Khu công nghiệp thông minh là gì?
1. 2 Thực trạng khu công nghiệp thông minh hiện nay
II. Cấu trúc hoạt động của khu công nghiệp thông minh
III. Một số phân hệ phần mềm trong khu công nghiệp thông minh
3.1 Ứng dụng phần mềm GIS - Bản đồ số hóa quản lý xây dựng
Đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã khởi động các dự án khu công nghiệp thông minh, hướng đến những giải pháp ứng dụng công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vậy khu công nghiệp thông minh là gì và mang lại những lợi ích vượt trội nào cho nhà má, khu công nghiệp. Đọc ngay bài viết dưới đây!
Khu công nghiệp thông minh là một khu công nghiệp được xây dựng với các tiện ích công nghệ sản xuất vượt trội nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ.
Khu công nghiệp thông minh có thể hiểu đơn giản là một chuỗi các nhà xưởng thông minh sử dụng các công nghệ tiên tiến và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khả năng lớn nhất mà mô hình khu công nghiệp (KCN) này mang lại chính là khả năng hiển thị và kết nối. Nơi đây, quy trình làm việc được tự động hóa, phần lớn máy móc sẽ tự thực hiện các công việc đơn giản mà không cần đến sự tham gia của con người.
Khu công nghiệp thông minh giúp các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ tự động hóa để nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam có 413 khu công nghiệp (bao gồm 369 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế; 37 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển; 07 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu).
5 tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM, Long An và Bắc Ninh hiện nay đang đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư từ nước ngoài, hướng đến khu công nghiệp thông minh với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Trong một sự kiện hội thảo về KCN thông minh do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra nhận định về xu hướng mới này: “Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã và đang tạo ra cuộc cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất. Xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong các công nghệ và quy trình sản xuất ngày càng được đẩy mạnh. Do đó, khu công nghiệp (KCN) thông minh ra đời là tất yếu và trở thành sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp”.
Nhiều ứng dụng phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp được nghiên cứu và đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Một doanh nghiệp dẫn đầu CNTT để hướng đến KCN thông minh tại TP. Hồ Chí Minh đã làm giảm tối đa thời gian cung cấp thông tin cho khách hàng từ hai ngày (tương đương 2.880 phút) xuống còn đúng hai phút. Giảm chi phí chuyển thông tin cho khách hàng từ 15.000 đồng xuống còn 3.000 đồng/khách hàng.
Việc ứng dụng công nghệ đã tiết kiệm 35% điện năng tiêu thụ, quản lý thời gian thực trạng thái đèn, điều khiển chiếu sáng theo lập lịch và tự động và cảnh báo ngay tức thời khi có sự cố...
Với trên 30 cụm và khu công nghiệp đang hoạt động, Bình Dương có những định hướng chuyển đổi dần các khu công nghiệp truyền thống sang thông minh để tạo lợi thế cạnh tranh. VNTT - Becamex đã hoàn thiện giải pháp khu công nghiệp thông minh với hệ thống nhà xưởng, tòa nhà điều hành, trung tâm vận hành, an ninh, bãi xe thông minh.
Có thể thấy các doanh nghiệp trong những năm gần đây đã không ngừng nỗ lực và định hướng cơ cấu hướng đến Khu công nghiệp thông minh.
Xem thêm nội dung Nhà máy tương tác thông minh: Chìa khóa thành công trong thời 4.0
Tại khu công nghiệp thông minh, mọi thứ sẽ được gắn cảm biến và thiết bị IoT (Internet of Thing). Bộ đôi này sẽ cho phép DN nắm được tình trạng, quá trình vận hành của thiết bị. Đi cùng với đó là trí thông minh nhân tạo sẽ nghiên cứu và tổng hợp để đưa ra những lời khuyên, tự động sửa chữa sai sót của trang thiết bị. Nhờ đó các công việc thường ngày sẽ được giải quyết nhanh chóng. Quá trình vận hành cũng diễn ra trơn tru mà không bị gián đoạn.
- Internet of thing (IoT): Để quá trình truyền dữ liệu một cách dễ dàng và có hệ thống giữa các thiết bị và máy móc, KCN thông minh tích hợp thiết bị IoT. Các thông tin về sự cố, lỗi hoặc các thay đổi trong đơn hàng, các thông tin về số lượng hàng hiện tại đang có… sẽ liên tục được cập nhật và chia sẻ nhờ hệ thống cảm biến.
- Hệ thống tự động hóa: Khu công nghiệp thông minh sử dụng công nghệ cảm biến để có thể mô phỏng các trạng thái của các đối tượng và ghi lại những thông số nhiệt độ, độ ẩm, nhận biết hình dáng, số liệu cũng như dị tật sản phẩm. Hầu hết các trạng thái của đối tượng, các tiến trình của sản xuất đều được mô tả bằng các tín hiệu số nhờ vào các cảm biến tự động.
- Big Data: đóng vai trò quan trọng trong mô hình khu công nghiệp thông minh. Là các tập dữ liệu rất lớn và phức tạp, rất khó để có thể quản lý, lưu trữ và phân tích bằng các công cụ xử lý dữ liệu truyền thống. Big Data cho phép người dùng có thể theo dõi và kiểm soát mọi quá trình trong từng giai đoạn sản xuất. Hơn nữa, công nghệ này còn cung cấp cơ sở cho việc đánh giá và phân tích chất lượng, thiết kế, cũng như xác định các sự cố…
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Toàn bộ các dữ liệu thu được sẽ được mô phỏng hóa và được phân tích thông qua trí tuệ nhân tọa AI để đưa ra những cảnh báo, xu hướng…và tự động đưa ra những điều chỉnh tương thích phù hợp.
Một điểm nữa để nhận dạng khu công nghiệp thông minh chính là nhân công lao động. Số người cần để vận hành mô hình này là rất ít. Mọi thứ đã được máy tính, hệ thống AI giải quyết nhanh chóng và tự động. Thay vì trực tiếp sản xuất, công việc của con người nay chỉ là điều khiển và vận hành hệ thống, kiểm tra những vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó con người còn có nhiệm vụ tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp nằm ngoài khả năng của máy tính.
Ứng dụng 3D GIS xây dựng mô hình khu công nghiệp 3D bao gồm nền địa hình, dữ liệu đồ họa của các đối tượng địa hình, mô hình hóa 3D các phân khu, phòng ban trong KCN, Mô phỏng khu công nghiệp... mang đến cho các nhà quy hoạch và nhà đầu tư phát triển một cái nhìn chung về hướng dẫn phát triển khu công nghiệp và giảm thời gian cần thiết cho các ứng dụng xây dựng.
Sử dụng 3D GIS giúp việc tạo, chỉnh sửa và quản lý các kế hoạch phân vùng khu vực trở nên đơn giản với môi trường 3D. Thông qua các chỉ số và phân tích chi tiết, 3D GIS cũng cho phép tạo ra các mô hình nhanh chóng để giúp trực quan hóa các khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển khác được đề xuất.
Phần mềm GIS cho phép doanh nghiệp có thể:
- Tăng năng suất lao động
Khu công nghiệp thông minh dựa vào tự động hóa để hoàn thành các quy trình, việc sản xuất trở nên tự động hơn. Từ đó việc sản xuất trở nên tự động hơn, ít cần đến sự can thiệp của người lao động. Các công việc sản xuất đơn giản được lặp đi lặp lại đã có dây chuyền tự động làm việc, đảm bảo việc vận hành diễn ra trơn tru, giúp tăng năng suất sản xuất của nhà máy, khu công nghiệp.
Khi sản xuất ít phụ thuộc vào con người, các công việc sẽ giảm thiểu tình trạng bị đình trệ bởi máy móc thì không cần nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người lao động có thể tập trung vào các công việc nghiên cứu, theo dõi để đảm việc diễn ra đúng tiến độ.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đặc trưng của khu công nghiệp thông minh là tự tối ưu hóa, có thể dự đoán và phát hiện sớm các vấn đề của sản phẩm. Từ đó giúp người quản lý có thể nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và có những giải pháp khắc phục kịp thời. Đảm bảo chất lượng sản phẩm khi được sản xuất được đồng bộ. KCN thông minh còn có thể giảm tỷ lệ phế liệu và thời gian sản xuất, tăng tỷ lệ hoàn thành và nâng cao năng suất.
Một quy trình sản xuất được tối ưu hóa chất lượng dẫn đến sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đồng đều hơn, giảm bớt các sản phẩm lỗi cũng như số lần sửa chữa sản phẩm lỗi.
- Giảm chi phí sản xuất
Với mô hình sản xuất được tối ưu hóa hơn so với mô hình truyền thống, doanh nghiệp có thể rút ngắn quy trình sản xuất nhờ ứng dụng các công nghệ tự động. Các quy trình kiểm kê thông thường trước đây cần phải có một đội ngũ theo dõi thì bây giờ hoàn toàn có thể thay bằng cảm biến đếm thông minh. Giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, tình hình kho vận cũng được kiểm soát tốt. Doanh nghiệp có thể dự đoán và cảnh báo về lượng sản xuất để ra các quyết định nhập hàng, đẩy hàng, lựa chọn nhà cung cấp giá tốt...
- Đạt được lợi thế cạnh tranh
Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt từ nhiều khu công nghiệp, nhà máy trên thị trường, việc doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông minh vào quá trình sản xuất sẽ tạo nên sự khác biệt. Khi doanh nghiệp bạn có thể sản xuất nhanh hơn, chất lượng hơn và tiết kiệm hơn so với đối thủ sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Lợi thế cạnh tranh cho phép doanh nghiệp bạn nổi bật hơn trước đám đông.
Theo nhận định của các chuyên gia về cuộc cách mạng 4.0 đã thay đổi quá trình sản xuất rất nhiều. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải chạy đua công nghệ để phát triển mô hình sản xuất. Do đó các khu công nghiệp thông minh sẽ là nơi tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tại đây mọi thứ đều được tự động hóa và số hóa.
Lựa chọn khôn ngoan của các doanh nghiệp là tập trung phát huy năng lực của con người để sự vận hành khu công nghiệp được trơn tru, hiệu quả. Cùng với đó là sự đón nhận xu hướng thay đổi tất yếu về công nghệ để đạt được hiệu suất công việc cao nhất. Loại bỏ dần những hoạt động thủ công rườm rà.
Đội ngũ quản lý có thể dễ dàng điều khiển cả một hệ thống chỉ với một chiếc điện thoại cầm tay. Từ đó sự lệ thuộc vào nguồn lực lao động được giảm thiểu tới mức tối đa. Nhân công tại những khu công nghiệp sẽ không phải dùng sức mạnh của cơ bắp để làm việc. Thay vào đó, sức mạnh trí óc sẽ được tận dụng. Ngoài ra, việc phát triển mô hình này sẽ tạo ra nhiều ngành, nghề mới phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhờ vậy mà trong tương lai, vấn đề việc làm sẽ được giải quyết.
Đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã khởi động dự án khu công nghiệp thông minh. Theo Biza, dự án KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 sẽ triển khai trong khuôn khổ dự án, từ 2024 đến 2027. Đại diện JICA cho biết, trong dự án thí điểm tại KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, JICA sẽ cung cấp lắp đặt đồng hồ thông minh cần thiết, tư vấn về quản lý tài nguyên toàn diện và hỗ trợ quan hệ công chúng để tham gia vào dự án.
Khu công nghiệp thông minh đóng vai trò then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4. Với tiềm năng không giới hạn, mô hình KCN thông minh sẽ là hướng đi với nhiều triển vọng và góp phần vào sự thành công, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai của các doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin VR360 cung cấp sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về mô hình này.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục
I. Tổng quan về khu công nghiệp thông minh
1.1 Khu công nghiệp thông minh là gì?
1. 2 Thực trạng khu công nghiệp thông minh hiện nay
II. Cấu trúc hoạt động của khu công nghiệp thông minh
III. Một số phân hệ phần mềm trong khu công nghiệp thông minh
3.1 Ứng dụng phần mềm GIS - Bản đồ số hóa quản lý xây dựng