Hãy tưởng tượng Robot Roomba chỉ báo cho chủ nhà biết rằng sàn nhà của họ đang bẩn, nhưng thực tế không hề giúp vệ sinh sàn nhà. Như vậy sản phẩm này có thực sự hữu ích không? Đây là một câu hỏi gây khá nhiều tranh luận.
Các nhà khoa học đã kết nối với một ứng dụng bên ngoài như kết nối các cảm biến của Roomba với thân robot giúp việc lau sàn trở nên có thể.
Được biết Robot Roomba là một dòng robot hút bụi thông minh được phát triển bởi iRobot, một công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ. Roomba trở thành sự lựa chọn của nhà tiêu dùng trên thị trường nhờ vào được trang bị cảm biến tiên tiến giúp nhận diện không gian, tránh va chạm và có khả năng làm việc một cách tự động.
Thông qua việc sử dụng các hệ thống hoặc chương trình để thực hiện các nhiệm vụ thay cho con người bằng cách thiết lập quy trình làm việc và sử dụng các công cụ có sẵn. Đây gọi là AI Agent (tác nhân trí tuệ nhân tạo).
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI Agent, cách mà AI Agent hoạt động và các loại AI Agent phổ biến hiện nay. Đọc ngay!
AI Agent (tạm dịch: tác nhân AI) là hệ thống hoặc chương trình máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện những công việc của con người theo một cách tự động.
Những AI Agent này có khả năng quan sát, học hỏi và hành động thông qua sự phản hồi. Sử dụng các thuật toán tiên tiến và đầu vào cảm biến để thực hiện nhiệm vụ.
Đây cũng được đánh giá sẽ là bước đột phá lớn tiếp theo trong AI. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chính xác và mọi người vẫn chưa thể thống nhất về những gì cấu thành nên một tác nhân AI.
Hiểu một cách đơn giản, AI Agent hay tác nhân AI là phần mềm hoạt động bằng trí tuệ nhân tạo thực hiện một loạt công việc của con người. Ở đó, người dùng có thể yêu cầu, phản hồi và những gì còn lại AI Agent sẽ giải quyết.
Tháng trước, Google đã công bố tác nhân AI đầu tiên của mình có tên là Project Mariner, có thể được sử dụng để tìm chuyến bay và khách sạn, mua sắm đồ gia dụng hay tìm các công thức nấu ăn... Google coi đây như một trợ lý thực thụ.
Hay với Asana, tác nhân AI được xem như một đồng đội trong dự án “AI Teammates”, đảm nhận các nhiệm vụ được giao như bất kỳ đồng nghiệp nào.
Việc thiếu một định nghĩa thống nhất tạo nên nhiều sự nhận định khác nhau về tác nhân AI. Nhưng bất kể ở trong định nghĩa nào, những tác nhân này đều có chức năng hoàn thành các nhiệm vụ một cách tự động và ít cần sự tương tác từ con người.
*** Để thuận tiện hơn cho việc theo dõi bài viết, bắt đầu từ đây, chúng tôi sẽ thống nhất dùng nguyên bản tiếng Anh: AI Agent để quý độc giả thuận tiện khi tìm hiểu thông tin.
Theo Lilian Weng, người đứng đầu hệ thống an toàn tại OpenAI và là cựu giám đốc nghiên cứu ứng dụng AI chỉ ra rằng, một AI Agent có 3 đặc điểm chính:
Để có thể đáp ứng 3 đặc điểm trên, AI Agent được thiết kế để tự động hóa các tác vụ, đảm bảo có các yếu tố sau:
Và để đi vào tìm hiểu cách mà AI Agent hoạt động, hãy chắc rằng bạn đã biết về cấu trúc của AI Agent.
Về bản chất, một AI Agent bao gồm bốn thành phần: môi trường, cảm biến, bộ truyền động và cơ chế ra quyết định.
📌 Dịch vụ của chúng tôi: Virtual Tour - Tham quan thực tế ảo
Cốt lõi của các AI Agent là mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) vì vậy mà các tác nhân AI nhiều lúc còn được gọi là tác nhân LLM.
Các LLM truyền thống tạo ra các phản hồi dựa trên dữ liệu được sử dụng đề đào tạo, tuy nhiên mô hình này thường bị giới hạn bởi các hạn chế về kiến thức và lý luận.
Khác với LLM truyền thống, công nghệ AI Agent sử dụng một cơ chế đặc biệt để truy cập thông tin mới nhất, tự động hóa công việc và chia nhỏ các nhiệm vụ phức tạp để đạt được mục tiêu.
Điểm đáng chú ý là các AI Agent này có khả năng học hỏi theo thời gian để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Chúng có thể ghi nhớ các tương tác trước đó và lập kế hoạch cho những hành động tiếp theo, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và cung cấp các câu trả lời toàn diện hơn.
Điều này được thực hiện hoàn toàn tự động, không cần con người can thiệp, mở ra nhiều ứng dụng thực tế hơn cho AI. Quá trình mà các AI Agent thực hiện để đạt được mục tiêu của người dùng thường trải qua ba giai đoạn chính.
Mặc dù các AI Agent có khả năng tự ra quyết định, nhưng vẫn cần con người xác định mục tiêu và môi trường hoạt động. Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của AI Agent:
Dựa trên mục tiêu từ người dùng và các công cụ sẵn có, AI Agent sẽ chia nhỏ nhiệm vụ phức tạp thành các phần việc cụ thể. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất và đạt được mục tiêu hiệu quả hơn.
Với những nhiệm vụ đơn giản, bước lập kế hoạch có thể không cần thiết. Thay vào đó, AI Agent có thể liên tục tự xem xét và cải thiện phản hồi mà không cần lập kế hoạch trước.
AI Agent đưa ra hành động dựa trên thông tin đã thu thập được. Khi không có đủ kiến thức để xử lý các nhiệm vụ phức tạp, các tác nhân này sử dụng công cụ có sẵn như dữ liệu bên ngoài, tìm kiếm trên web, API hoặc thậm chí là các AI Agent khác.
Sau khi lấy được thông tin cần thiết, AI Agent sẽ cập nhật kho kiến thức của mình. Trong từng bước, tác nhân sẽ đánh giá lại kế hoạch và điều chỉnh nếu cần.
Giả sử người dùng đang lập kế hoạch cho kỳ nghỉ và yêu cầu AI Agent dự đoán tuần nào trong năm tới có thời tiết phù hợp nhất để lướt sóng ở một thành phố hay quốc gia khác. Vì mô hình ngôn ngữ của tác nhân không chuyên về thời tiết, nên tác nhân này sẽ truy cập một cơ sở dữ liệu bên ngoài chứa thông tin thời tiết hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tác nhân vẫn chưa xác định được điều kiện lý tưởng để lướt sóng, ngay sau đó một nhiệm vụ phụ sẽ được hình thành để xác định điều kiện tốt nhất để lướt sóng.
Quá trình chia sẻ thông tin giữa các công cụ giúp AI Agent trở nên linh hoạt và đa năng hơn so với các mô hình AI truyền thống.
AI Agent sử dụng cơ chế phản hồi từ các nguồn AI Agent khác hoặc chính con người để cải thiện độ chính xác. Trong ví dụ về lướt sóng, sau khi tác nhân đưa ra kết quả và tự động lưu lại thông tin đã học và phản hồi của người dùng để tối ưu hóa hiệu suất trong tương lai.
Nếu các tác nhân khác tham gia vào quá trình, như ở ví dụ trên là tác nhân liên quan đến việc xác định điều kiện lý tưởng để lướt sóng, những phản hồi này có thể được tận dụng. Phản hồi của nhiều tác nhân có thể đặc biệt hữu ích trong việc giảm thiểu thời gian hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo kết quả tốt hơn.
Cơ chế phản hồi này giúp AI Agent cải thiện khả năng lý luận và độ chính xác, được gọi là quá trình tinh chỉnh lặp đi lặp lại. Để tránh lặp lại lỗi cũ, AI Agent còn lưu trữ dữ liệu về các giải pháp đã thực hiện trong quá khứ, tạo nên một kho kiến thức ngày càng hoàn thiện.
Nhiều tổ chức tạo ra và triển khai các loại tác nhân thông minh khác nhau, dưới đây là 5 loại AI Agent chính:
Các AI Agent hay tác nhân AI này học tập liên tục học hỏi từ những kinh nghiệm trước đó để cải thiện kết quả của mình. Sử dụng đầu vào cảm biến và cơ chế phản hồi, tác nhân điều chỉnh yếu tố học tập của mình theo thời gian để đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể.
AI Agent mang đến cho doanh nghiệp tiềm năng hợp lý hóa hoạt động, đưa ra quyết định sáng suốt, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và những lợi ích khác, đọc ngay nội dung dưới đây.
Tự động hóa nhiệm vụ
Các AI Agent có thể tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, cho phép doanh nghiệp hoàn thành chúng nhanh hơn và chính xác hơn. Cải thiện hiệu quả thực hiện và giải phóng thời gian của nhân viên để tập trung vào các tác vụ quan trọng hơn cho doanh nghiệp.
Ra quyết định tốt hơn
AI Agent có thể phân tích dữ liệu lớn và cung cấp thông tin chi tiết có giá trị để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Bằng cách tận dụng các thuật toán tiên tiến và máy học, các AI Agent có thể xác định các mô hình, xu hướng và mối tương quan mà con người có thể bỏ qua. Từ đó đưa ra những quyết định mang tính chính xác hơn.
Cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Các AI Agent có thể cung cấp các tương tác được cá nhân hóa và kịp thời với khách hàng, nâng cao trải nghiệm của họ. Họ có thể cung cấp hỗ trợ tức thời, trả lời các câu hỏi và đưa ra các khuyến nghị, điều này giúp tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
Tiết kiệm chi phí
Bằng cách tự động hóa các tác vụ, các AI Agent có thể giảm nhu cầu về nguồn nhân lực và lao động thủ công, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Chúng có thể xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại, khối lượng lớn mà không bị mệt mỏi hoặc lỗi.
Không thể phủ nhận những lợi ích của AI Agent mang lại, song người dùng vẫn có thể gặp những hạn chế khi sử dụng AI Agent. Đừng bỏ qua phần cuối cùng của bài viết!
Các AI Agent ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thời gian trở lại đây, được nhiều tổ chức triển khai phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên tồn tại một số hạn chế không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng các tác nhân này.
📌 Có thể bạn quan tâm: AI và Môi Trường: Những thách thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Tương lai của AI Agent với kỳ vọng tạo nên những khả năng thú vị. Khi các tổ chức nhận thấy tiềm năng nâng cao hiệu quả và năng suất, việc ứng dụng các AI Agent sẽ ngày càng phổ biến hơn. Với các thông tin được VR360 chia sẻ về AI Agent trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về tác nhân này.
Link tham khảo trong bài viết:
https://www.simform.com/blog/ai-agent/
https://github.blog/ai-and-ml/generative-ai/what-are-ai-agents-and-why-do-they-matter/
https://www.ibm.com/think/topics/ai-agents
https://botpress.com/vi/blog/what-is-an-ai-agent
https://aws.amazon.com/what-is/ai-agents/
https://techcrunch.com/2024/12/15/what-exactly-is-an-ai-agent/
Mục lục