Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế đó là hệ thống khu công nghiệp (KCN) rộng khắp, hiện đại, có quy mô lớn và cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Theo số liệu tính đến tháng 1/2025, Việt Nam có 433 KCN đang hoạt động. Trong đó, ở miền Bắc có khoảng hơn 100 KCN, miền Trung sở hữu trên 56 KCN và miền Nam chiếm số đông với khoảng 183 KCN.
Vậy đâu là những cái tên nằm trong danh sách các khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam? Tìm hiểu ngay!
Bạn cũng có thể tìm hiểu danh sách các khu công nghiệp trên cả nước tại đây
Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C là hệ thống các khu công nghiệp và cảng biển do nhà đầu tư Bỉ phát triển và vận hành tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
DEEP C khởi động với dự án phát triển khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng I vào năm 1997, đến nay đã liên tục mở rộng ra ba khu công nghiệp ở Hải Phòng và hai khu công nghiệp ở Quảng Ninh, hình thành nên Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C có diện tích 3.400 ha.
Sản phẩm và dịch vụ chính của DEEP C bao gồm:
- Đất công nghiệp cho thuê
- Nhà xưởng, nhà kho xây sẵn
- Tiện ích: Điện, cấp nước xử lý nước thải, cầu cảng hàng lỏng, khu hóa dầu, viễn thông...
- Dịch vụ hỗ trợ
Để chuyển mình thành một khu công nghiệp thông minh, DEEP C đang áp dụng các công nghệ số với một tư duy đổi mới. Việc triển khai mạng LPWAN trong DEEP C và công nghệ đồng hồ đo thông minh ứng dụng Internet vạn vật (IoT) là bước đi đầu tiên để nâng cao hiệu suất, an toàn và tính trực quan của hệ thống sản xuất và phân phối điện.
Sở hữu vị trí đắc địa nhất Hải Phòng trên diện tích lên đến 1.329ha nằm sát cửa biển, cùng tâm huyết xây dựng thương hiệu đẳng cấp, Khu công nghiệp Nam Đình Vũ đã và đang khẳng định sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế...
Đây cũng là khu công nghiệp duy nhất ở Việt Nam sở hữu cảng biển nội khu – Cảng Nam Đình Vũ (khu vực có vùng quay trở tàu rộng tới 300 mét cho phép tiếp nhận tàu trọng tải tối đa đến 40.000 DWT).
Sản phẩm KCN Nam Đình Vũ cung cấp: Đất dầu khí, đất nhà xưởng, đất kho bãi, đất công nghiệp, đất cảng biển, khu phi thuế quan...
Nằm trong số những KCN lớn nhất tại Việt Nam, Nam Đĩnh Vũ đã và đang có những bước tiến lớn, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ số, giới thiệu và quảng bá hình ảnh đến nhà đầu tư, các doanh nghiệp và khách hàng...
Ứng dụng công nghệ VR để tạo nên Tour tham quan thực tế ảo, mang đến trải nghiệm tham quan hoàn toàn mới. Người dùng có thể dễ dàng truy cập, tìm hiểu thông tin từng phân khu bên trong KCN.
Tham quan: https://vr360vn.namdinhvu.com/
Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức có diện tích lên đến 2287 ha. Là KCN có quy mô lớn nhất toàn bộ miền Nam, mũi nhọn kinh tế hàng đầu của huyện Châu Đức. Sở hữu vị trí thuận lợi, cách Quốc lộ 51 khoảng 13 km, cảng Cái Mép 19 km, cảng Thị Vải 16 km và cảng Gò Dầu 21 km, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường bộ và đường biển.
Quy mô diện tích dự án: 2.287,55 ha, trong đó:
- Đất khu công nghiệp: 1.556,14 ha
- Đất khu đô thị Châu Đức: 537,01 ha
- Đất sân Golf: 152 ha
- Đất ngoài khu đô thị (khu tái định cư): 42 ha
Dự kiến tương lai, Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức sẽ tiếp tục đón thêm nhiều khách hàng tiềm năng, bởi đây là một trong khu công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước. Được đánh giá có nhiều ưu điểm và lợi thế nổi bật về vị trí tại khu vực. Hệ thống cơ sở hạ tầng nội khu hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất. Nhưng vẫn đảm bảo định hướng phát triển lâu dài bền vững.
Khu công nghiệp, đô thị Yên Phong 2 được thành lập theo quyết định số 856 /TTg-CN của Thủ tướng Chính Phủ ngày 28/06/2007 có tổng diện tích quy hoạch là 1.200 ha, trong đó KCN là 1.000 ha, diện tích đô thị là 200 ha.
Khu công nghiệp Yên Phong II bao gồm 03 phân khu A, B và C. Trong đó, Khu công nghiệp Yên Phong II-C đã hoàn thiện xây dựng và đi vào hoạt động sớm nhất, đạt hiệu quả thu hút đầu tư và tỷ lệ lấp đầy tốt. Thu hút tập đoàn sản xuất vật liệu bán dẫn hàng đầu thế giới trong việc sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn, cung cấp cho các đối tác chiến lược là những công ty điện tử hàng đầu như Qualcomm, Samsung, NVIDIA, Foxconn, Broadcom, LG, SK Hynix.
Khu công nghiệp Yên Phong II-A ưu tiên các ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới...
Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 với quy mô 2280 ha nằm tại Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương. Được quy hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, đầy đủ tiện ích dịch vụ.
Đây là KCN đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình xây dựng mới - xây dựng một khu phức hợp - không chỉ thu hút các hoạt động sản xuất công nghiệp mà còn có các hoạt động dịch vụ, thương mại, đô thị... nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hướng đến xây dựng khu vực phía Bắc Bình Dương thành một thành phố công nghiệp.
Một số ngành nghề thu hút đầu tư có thể kể đến như:
- Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng;
- Công nghiệp điện tử, công nghệ tin học, phương tiện thông tin, viễn thông và truyền hình, công nghệ kỹ thuật cao
- Công nghiệp chế tạo xe máy, ôtô, máy kéo, thiết bị phụ tùng, lắp ráp phụ tùng;
- Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác;
- Công nghiệp sợi, dệt, may mặc;
Bên cạnh đó, KCN Mỹ Phước 3 còn có các dịch vụ hỗ trợ:
- Cung cấp đất công nghiệp cho thuê với diện tích linh hoạt.
- Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, giao thông nội bộ.
- Hỗ trợ thủ tục pháp lý và đầu tư cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ logistics và kho bãi.
Khu công nghiệp Phước Đông nằm ở huyện Gò Dầu & Trảng Bàng, Tây Ninh, là khu công nghiệp thuộc dự án Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời. Với tổng diện tích 3.285 ha, trong đó 2.190 ha dành cho khu công nghiệp và phần còn lại phát triển khu đô thị và dịch vụ. được phân chia thành ba giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tập trung cho thuê đất/nhà xưởng sản xuất công nghiệp, giai đoạn 3: Khu đô thị - tái định cư.
Một số ngành nghề thu hút đầu tư chủ lực của KCN Phước Đông tập trung ở các ngành chế tạo cao su, lốp xe, nhựa, cơ khí, gia công kim loại, may mặc, thực phẩm,… Tính đến cuối năm 2024, KCN Phước Đông đã thu hút gần 60 dự án đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hiện nay, KCN Phước Đông có 296,5 ha diện tích đất sẵn sàng cho thuê, dự kiến diện tích này sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới khi KCN Phước Đông đang triển khai giai đoạn 3 (bổ sung thêm 650ha đất sạch).
Khu Công nghiệp Becamex Bình Phước được quy hoạch với diện tích hơn 2.448 ha, được phát triển theo mô hình hệ sinh thái khu công nghiệp và đô thị tích hợp.một hệ sinh thái toàn diện bao gồm các dịch vụ công nghiệp, các dịch vụ đô thị và các dịch vụ đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư, từ giải pháp công nghiệp và đô thị đến đổi mới sáng tạo.
Được bố trí theo tiêu chuẩn xây dựng của một đa ngành nghề, do vậy các ngành nghề được ưu tiên đầu tư vào KCN Becamex Bình Phước cũng rất phong phú, đa dạng từ các ngành sản xuất, lắp ráp và chế tạo cơ khí; chế biến sản phẩm lâm, nông nghiệp; may mặc và sản xuất hàng tiêu dùng, cho đến các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, thức ăn/ thức ăn chăn nuôi… đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khu công nghiệp Hiệp Phước tọa lạc tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng diện tích 1.686 hecta, Hiệp Phước là khu công nghiệp lớn nhất Thành phố, sở hữu vị trí chiến lược với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dịch vụ tiện ích đa dạng, hệ thống 3 cảng biển quốc tế nội khu, dễ dàng kết nối đến đường cao tốc, sân bay quốc tế...
Sản phẩm và dịch vụ tại KCN Hiệp Phước bao gồm:
- Đất công nghiệp cho thuê: Đất công nghiệp được phân lô với nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề. Hệ thống giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước và xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là những yếu tố giúp KCN Hiệp Phước trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư.
- Nhà xưởng xây sẵn cho thuê: Nhà xưởng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với nhiều loại hình sản xuất và kinh doanh.
- Cảng biển quốc tế: Khu công nghiệp Hiệp Phước có 3 cảng biển quốc tế nằm ngay trong nội khu, gồm: Cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn (SPCT), Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước.
- Tiện ích khác: Khu lưu trú, khu thể thao, trường dạy nghề... đáp ứng nhu cầu về nơi ở ổn định, lâu dài của người lao động đang làm việc tại đây.
Khu công nghiệp cao Hòa Lạc tọa lạc tại huyện Thạch Thất, Hà Nội với kỳ vọng trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao của Quốc Gia. được xây dựng theo định hướng trở thành mẫu hình kinh tế tiêu biểu của nước ta. Đây là KCN hiện đại tích hợp phát triển theo hướng thành phố khoa học thủ nhỏ vs công nghệ sinh thái thông minh.
Hòa Lạc sẽ là hạt nhân thu hút các nhà đầu tư, nhân tài phát triển trên 4 lĩnh vực cốt lõi:
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ vật liệu mới
- Công nghệ tự động hóa
Với định hướng trở thành KCN thông minh kiểu mẫu của Quốc Gia, chính vì thế, hạ tầng cơ sở của Hòa Lạc được đầu tư đồng bộ và vô cùng hiện đại.
Khu công nghiệp Quế Võ được thành lập theo quyết định số 1224 /QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002 do Tổng Công ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc – CTCP. Với diện tích 1802,7 ha cho 3 KCN, cụ thể:
- KCN Quế Võ I có diện tích 640 ha, tập trung vào các ngành nghề: Cơ khí lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, dệt may, chế biến thực phẩm.
- KCN Quế Võ II có diện tích 570 ha, ngành nghề thu hút chính: Điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ.
- KCN Quế Võ III với diện tích 592.7 ha, tập trung vào công nghiệp sạch, công nghệ cao.
Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại với đầy đủ hệ thống nhà xưởng, văn phòng, kho tàng bến bãi, trường học, bệnh viện, bưu điện, và siêu thị đạt tiêu chuẩn. KCN Quế Võ xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, Internet, truyền hình cáp, video hội nghị, điện thoại và Fax qua IP.
Với vị trí chiến lược, hạ tầng hiện đại và chính sách ưu đãi hấp dẫn, các khu công nghiệp Quế Võ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm kiếm môi trường kinh doanh hiệu quả và bền vững.
Công ty Cổ phần Becamex Bình Định là thành viên của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC Corp) có quy mô 2.308 ha, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (khu A) dự án Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định có diện tích khoảng 1.425 ha, trong đó có 1.000 ha đất quy hoạch dành cho khu công nghiệp và 425 ha đất dành để đầu tư xây dựng khu dân cư, thương mại dịch vụ và khu tái định cư.
- Giai đoạn 2 (khu B) dự án Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định diện tích khoảng 883 ha, được quy hoạch xây dựng khu đô thị, dịch vụ và thương mại thuộc phân khu 8 khu kinh tế Nhơn Hội, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh.
Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định là KCN tổng hợp đa ngành gắn liền với các công trình dịch vụ đa dạng như y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, vui chơi, giải trí, trung tâm văn hóa, thể thao cộng đồng, nhà ở xã hội...
Dự án Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định tập trung thu hút các ngành chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao. Ưu tiên các ngành nghề: Công nghiệp hỗ trợ, chế biến thực phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng, công nghiệp tiêu dùng, điện tử, nội thất, công nghiệp ô tô, dệt may…
Với hệ thống khu công nghiệp ngày càng hiện đại, quy mô lớn và tích hợp hạ tầng đồng bộ, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.
Từ DEEP C Hải Phòng, VSIP Bình Dương đến Becamex Bình Định hay Phước Đông Tây Ninh, mỗi khu công nghiệp không chỉ mang dấu ấn riêng về vị trí, lĩnh vực chuyên sâu mà còn góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế vùng và quốc gia.
Hãy tiếp tục theo dõi để khám phá thêm các khu công nghiệp tiêu biểu và xu hướng phát triển hạ tầng sản xuất tại Việt Nam!
Lưu ý:
Mọi thông tin, số liệu trong danh sách này được VR360 thu thập và tổng hợp từ không gian mạng. Vậy nên tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Các KCN được xếp hạng một cách ngẫu nhiên. Danh sách sẽ được VR360 cập nhật thường xuyên trong thời gian tới.
Mục lục