Đăng ký nhận báo giá



Tổng hợp ví dụ về nhà máy thông minh ở Việt Nam và thế giới

(5/5) (6 lượt đánh giá)
Cập nhật nội dung: 20/02/2024
VR360
Cập nhật nội dung: 20/02/2024 VR360
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse

Thị trường nhà máy thông minh trên toàn cầu ước đạt 153,7 tỷ USD vào năm 2019 và dự báo sẽ tăng đạt mức 244,8 tỷ USD vào năm 2024. 

Để thuận lợi đạt được mức tăng trưởng ấy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quy trình vận hành, sản xuất của tổ chức. Lúc này nhà quản trị cần tìm hiểu về những trường hợp, ví dụ về nhà máy thông minh để có thể ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp vào doanh nghiệp.  

nhà máy thong  minh

1. Những đặc trưng của nhà máy thông minh (Smart Factory) 

Có nhiều lầm tưởng về nhà máy thông minh và nhà máy tương tác thông minh, tuy nhiên hai khai niệm này hoàn toàn khác nhau.  

Nhà máy thông minh (Smart Factory) là một xu hướng đột phá trong lĩnh vực sản xuất, mô tả một môi trường tự động hóa mà không yêu cầu sự can thiệp của con người. Các nhà máy thông minh dựa trên hệ thống ảo vật lý, tận dụng Internet of Things (IoT) và dịch vụ để tạo ra một mạng lưới trao đổi thông tin linh hoạt.  

Trong khi đó, nhà máy tương tác thông minh là việc ứng dụng công nghệ số, VR hoặc AR để tạo nên chuyến tham quan hoặc những tương tác thực với các thiết bị, quy trình sản xuất của nhà máy.   

Để có thể trở thành làn sóng mới dần thay thế cho những nhà máy truyền thống, Smart Factory sở hữu 5 đặc trưng (5T) riêng biệt như: Tính tối ưu hóa, tính kết nối, tính minh bạch, tính chủ độngtính linh hoạt

ví dụ nhà máy thông minh

  • Tính tối ưu hóa (Optimized): Hạn chế sự lệ thuộc vào con người, tối ưu quy trình vận hành, tự động hóa hoạt động sản xuất là những đặc điểm mà một Smart Factory đạt được. Nhà máy thông minh thiết lập nhằm giúp đồng bộ các quy trình sản xuất, những công việc lặp đi lặp lại được lập trình để máy móc thực hiện. Từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn nhân lực, giải phóng sức lao động của con người ra khỏi các công việc đơn giản và nhàm chán. Thay vào đó tập trung cho các hoạt động phân tích, nghiên cứu mới. 
  • Tính kết nối (Connected): Trong mô hình sản xuất nhà máy thông minh, máy móc được trang bị các cảm biến thông minh giúp cập nhật liên tục các dữ liệu về tình hình hoạt động sản xuất. Thông tin sau đó sẽ được phần mềm MES (hệ thống điều hành sản xuất) theo dõi toàn bộ quy trình sản xuất trong nhà máy để đưa ra các lệnh sản xuất theo từng thời điểm.  
  • Tính minh bạch (Transparent): Với Smart Factory, các dữ liệu về quy trình, sản phẩm được cập nhật một cách liên tục, rõ ràng và chi tiết cho bất kỳ một cá nhân nào khi truy cập vào. Các dữ liệu, số liệu báo cáo được tổng hợp và hiển thị dưới dạng đồ thị, biểu đồ để người quản lý dễ dàng theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất, từ đó đưa ra được những hành động điều chỉnh kịp thời.

Tổng hợp ví dụ về nhà máy thông minh ở Việt Nam và thế giới

  • Tính chủ động (Proactive): Nhà máy thông minh có khả năng cung cấp các cảnh báo, dự báo về các nguy cơ có thể phát sinh trong tương lai một cách nhanh chóng và kịp thời hơn so với con người. Từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc nghiên cứu các phương án ứng phó với các vấn đề phát sinh, thay vì chỉ phản ứng sau khi vấn đề xảy ra. Đặc trưng này giúp Smart Factory có thể bao gồm xác định các điểm bất thường, dự trữ và bổ sung hàng tồn kho, xác định và giải quyết dự đoán các vấn đề về chất lượng và giám sát vấn đề về an toàn và bảo trì hệ thống,... 
  • Tính linh hoạt (Agile): Tính linh hoạt cho phép mô hình nhà máy sản xuất tiên tiến thích ứng nhanh với những thay đổi về lịch trình sản xuất hoặc nhu cầu, số lượng sản phẩm. Các nhà máy thông minh có thể tự định cấu hình thiết bị và phân bổ dòng nguyên liệu tùy thuộc vào yêu cầu về sản phẩm. Khi các cập nhật được thiết lập, hệ thống sẽ tự động lên lịch thực thi sản xuất và cập nhật dữ liệu lên hệ thống quản lý sản xuất. 

Đọc ngay bài viết này để có thể hiểu hơn vềnhà máy thực tế ảo: Nhà máy thực tế ảo: Giải pháp dành cho ngành công nghiệp trong thời đại 4.0

2. Vì sao doanh nghiệp cần đạt được nhà máy thông minh? 

Ứng dụng nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp có thể tối ưu quá trình sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát chất lượng, phát triển sản phẩm và hậu cần. 

Một ví dụ về nhà máy thông minh giúp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp một cách đơn giản hơn: GE Hải Phòng là 1 trong 7 nhà máy thông minh của Tập đoàn General Electric trên toàn cầu, Nhà máy thông minh đã giúp cho GE Hải Phòng tiết kiệm tới 30% thời gian hoàn tất đơn hàng, giảm lượng hàng tồn kho tới 20%, nâng cao năng suất thêm 15% và hiệu suất tổng thể tăng 25%.

Nhà máy thông minh Takako Việt Nam (KCN VSIP I tỉnh Bình Dương) cũng là minh chứng cho thấy ưu thế vượt trội của việc ứng dụng các thành tựu chuyển đổi số, áp dụng nhà máy thông minh vào sản xuất. Ứng dụng công nghệ số làm nền tảng chính để điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất, năng suất lao động tại công ty đã được cải thiện 2,5 lần so với trước đây. 

Nhà máy thông minh Takako Việt Nam

Mục đích cuối cùng của nhà máy thông minh chính là tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạn chế tối đa sản phẩm lỗi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí thuê nhân công, tự động hóa các khâu sản xuất.  

Một lợi thế có thể kể đến của nhà máy thông minh là giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Khi mà các khâu sản xuất và kiểm soát được tối ưu hóa, chất lượng sản phẩm được nâng cao thì doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hơn, hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó chắc chắn sẽ cải thiện được doanh thu và lợi nhuận. 

Nhà máy thông minh góp phần làm giảm nguy cơ lỗi cũng như an toàn với người lao động, giảm các rủi ro, tai nạn không đáng có mang đến những hoạt động sản xuất an toàn và hiệu quả. 

3. Ví dụ về nhà máy thông minh 

Để nhắc đến một ví dụ về nhà máy thông minh thành công và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trên thế giới, phải kể đến trường hợp thực tế của Siemens. Được thành lập năm 1989 ở Amberg, Siemens là một hãng sản xuất thiết bị công nghiệp lớn nhất của Đức. Kể từ năm 2014, khi Siemens cho ra mắt hình mẫu Nhà máy Điện tử Amberg Siemens được số hóa hoàn toàn tại Đức thì nhà máy thông minh đã thành sự thật.  

Nhà máy Điện tử Amberg Siemens

Ngày 19/04/2021, Siemens đã tuyên bố chính thức trở thành đối tác của Google Cloud, hướng tới mục tiêu cung cấp các giải pháp tối ưu hóa quy trình nhà máy và cải thiện năng suất sản xuất. Siemens dự định tích hợp công nghệ dữ liệu đám mây dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/ học máy của Google (AI/ML) với các giải pháp tự động hóa hiện có để giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa và số hóa trong tương lai. 

Siemens tập trung vào việc định hình lại các quy trình bằng kỹ thuật số hóa cho toàn bộ doanh nghiệp và nhà máy. Quá trình sản xuất sẽ được ghi lại, theo dõi, phân tích và tối ưu hóa bằng các thiết bị kỹ thuật số. Qua việc áp dụng các cải tiến, năng lực sản xuất của nahf máy Siemens tăng gấp 10 lần và chất lượng sản xuất đạt mức 99,9%. 

Tổng hợp ví dụ về nhà máy thông minh ở Việt Nam và thế giới

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF - The World Economic Forum) đã công bố danh sách các nhà máy thông minh nhất trên thế giới khi đề cập đến việc áp dụng công nghệ IoT công nghiệp (IIoT). Theo diễn đàn cho biết, mỗi cơ sở này đã triển khai một loạt các công nghệ công nghiệp 4.0 trên quy mô lớn, giúp các nhà máy có thể đạt được mức độ hiệu quả cao nhất. Có thể kể đến một số ví dụ về nhà máy thông minh hàng đầu thế giới như:  

  • Bosch Automotive (Vô Tích, Trung Quốc): Phân tích dữ liệu nâng cao giúp công ty hiểu rõ và loại bỏ những tổn thất đầu ra, mô phỏng và tối ưu hóa các thiết lập quy trình và dự đoán gián đoạn máy trước khi chúng xảy ra.  
  • Johnson & Johnson DePuy Synthes (Cork, Ireland): Nhà máy đã sử dụng công nghệ IoT để tạo ra bản sao kỹ thuật số (Digital Twin) cho các thông tin chi tiết về máy móc tiên tiến, giúp giảm chi phí vận hành và thời gian ngừng máy. 
  • Phoenix Contract (Bad Pyrmont/Blomberg, Đức): Công nghệ “Kết hợp kỹ thuật số do khách hàng điều khiển" có liên quan đến việc tạo bản sao kỹ thuật số của từng chi tiết kỹ thuật của khách hàng, giúp giảm thiểu 30% thời gian sản xuất. 
  • Proctor & Gamble (Rakona, Cộng hòa Séc): Nhà máy đã phát triển một mô hình phân tích dựa trên Web để cải thiện chuỗi cung ứng, đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và tăng hiệu quả của việc kiểm kê cũng như gia tăng sự hài lòng của khách hàng. 
  • Schneider Electric (Le Vaudreuil, Pháp): Các nhà nghiên cứu đã làm tăng khả năng hiển thị vào quy trình hoạt động, bảo trì và sử dụng năng lượng, giúp giảm thiểu chi phí năng lượng lên đến 10% và giảm chi phí bảo trì tới 30%. 

Tổng hợp ví dụ về nhà máy thông minh ở Việt Nam và thế giới

Tại Việt Nam cũng đã có những tín hiệu tích cực trong triển khai nhà máy thông minh, thị trường giải pháp nhà máy thông minh đang không ngừng mở rộng tại Việt Nam cho thấy các DN sản xuất đang nỗ lực chuyển đổi số một cách thực chất. Theo báo cáo của Ernst & Young Vietnam Việt Nam 2023, xu hướng ứng dụng các công nghệ số trong sản xuất thông minh 4.0 (Smart Manufacturing 4.0) tại Việt Nam có thể kể đến như: Cơ sở hạ tầng kết nối 5G (5G Connectivity infrastructure), máy bay không người lái (UAV), cảm biến thông minh (smart sensors), học máy (machine learning), dữ liệu lớn (big data), blockchain, thực tế ảo (Virtual Reality), in 3D (3D Printing)... 

Nhà máy thông minh 3S iFACTORY

Tháng 5/2023, HHP GLOBAL đã chính thức triển khai Dự án Nhà máy thông minh 3S iFACTORY. Dự án xây dựng nhà máy thông minh tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISA 95 của Hiệp hội Tự động hóa Hoa Kỳ và linh hoạt triển khai dựa trên tình hình cụ thể tại doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.  

HHP GLOBAL sử dụng hệ thống quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 3S ERP, cung cấp giải pháp tổng thể, chuyên ngành cùng hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện. 3S ERP làm nền tảng để số hóa toàn bộ các hoạt động về chiến lược, quản trị mua hàng, bán hàng, kế toán, nhân sự…  

Xem chi tiết về dịch vụ Virtual Tour - Chuyến tham quan thực tế ảo tại: VR360 Virtual Tour - Web 360 - 360 Tour - Sa Bàn Ảo

4. Tổng hợp danh sách dự án nhà máy thông minh   

Trong những năm trở lại đây, nhiều tập đoàn lớn đã không ngừng ngại đầu tư công nghệ, dây chuyền vào các nhà máy, doanh nghiệp của Việt Nam để hướng đến nhà máy thông minh. Tháng 2/2022, Bộ Công Thương phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ "Dự án hợp tác phát triển Nhà máy thông minh giữa Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam”. Dự án sẽ đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam, hỗ trợ tư vấn, cải tiến 50 doanh nghiệp áp dụng nhà máy thông minh trong 02 năm (2022 – 2023) nhằm để nâng cao khả năng chuyên môn của đội ngũ chuyên gia tư vấn, cải tiến năng lực vận hành sản xuất trên nền tảng công nghệ thông tin. 

Cùng VR360 điểm qua danh sách một số nhà máy thông minh hàng đầu của Việt Nam trong nội dung dưới đây! 

TÊN NHÀ MÁY 

ĐỊA CHỈ 

Nhà máy Power Plus Technology  

Khu công nghiệp Quế Võ 3, Bắc Ninh 

Nhà máy Ắc quy GS Bình Dương 

Bình Hóa, Thuận An, Bình Dương 

Trang trại công nghệ cao Delco 

Nguyệt Đức, Thuận Thành, Bắc Ninh 

Nhà máy giấy Hoàng Hà  

Kiều Hạ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng 

Công ty nhựa An Phú Việt 

Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên 

Công ty cổ phần Kềm Nghĩa 

Lạc Long Quân, Phường 9, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 

Công ty CP Bao bì nhựa Thiên Hà 

Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên 

Xí nghiệp bao bì Liksin 

Tân Đức, Đức Hòa, Long An 

Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang 

Hàm Nghi, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 

Công ty Cổ phần công nghiệp và thương mại Lidovit 

Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh 

Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Tiến Thịnh 

KCN Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. 

Công ty Cổ phần cao su Thái Dương 

Đường Số 7, Tân Tạo A, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 

Công ty TNHH giải pháp điện tử TCE Việt Nam 

Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh 

GE Hải Phòng 

KCN Nomura, An Dương, TP.Hải Phòng 

Nhà máy công nghệ cao Traphaco  

Tân Quang, Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 

Công ty CP Nhôm nhựa Aluba Việt Nam 

Ngọc Liệp, Quốc Oai,  Hà Nội 

Công ty TNHH Nhôm Đông Á 

Tân Dân, Chí Linh, Hải Dương 

Công ty TNHH thạch rau câu Long Hải  

Bùi Thị Xuân, Lê Thanh Nghị, TP. Hải Dương 

Công ty CP in và bao bì Goldsun 

KCN Quế Võ, Nam Sơn, Bắc Ninh, 

Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 

Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 

Để hỗ trợ cho các nhà máy, khu công nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay, nhiều nhà máy ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR, VR, trí tuệ nhân tạo vào nhà máy để quảng bá hình ảnh, đẩy mạnh việc hợp tác phát triển. VR360 mang đến những giải pháp công nghệ ứng dụng thực tế ảo cho phép lồng ghép thông tin ảo (âm thanh, hình ảnh, video, giỏ hàng...) vào trong nhà máy, giúp người dùng có cái nhìn trực quan hơn về đối tượng, sản phẩm trong thế giới thực sẽ như thế nào. 

Tổng hợp danh sách dự án nhà máy thông minh

VR360 đã có cơ hội hợp tác với nhiều nhà máy, khu công nghiệp trong dự án ứng dụng công nghệ VR, AR tạo nên những chuyến tham quan, trải nghiệm ảo thú vị. Cùng theo dõi thông tin trong danh sách dưới đây:

TÊN NHÀ MÁY 

ĐỊA CHỈ 

LINK DỰA ÁN 

Nhà máy Martech Boiler 

Xã Long Thọ, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai 

https://vr360.com.vn/nha-may-martech-boiler 

Nhà máy Ánh Hồng Food 

Phường 11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh 

https://vr360.com.vn/nha-may-anh-hong 

Nhà máy Warehouse U&I Logistics 

Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh 

https://vr360.com.vn/warehouse-u 

Khu công nghiệp Core 5 Hưng Yên   

KCN Minh Đức, Ngọc Lâm, Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên   

https://vr360.com.vn/kcn-core5-hung-yen 

Khu công nghiệp Du Long    

Xã Lợi Hải, Huyện Thuận Bắc, Tỉnh Ninh Thuận 

https://vr360.com.vn/khu-cong-nghiep-du-long-du-an 

Nhà máy Hải Thanh 

KCN Tân Phú Thạnh, Giai đoạn 1, Châu Thành A, Hậu Giang 

https://vr360.com.vn/nha-may-hai-thanh 

Nhà Máy Dược Phẩm Quốc Tế DOLEXPHAR 

KCN Đại An, Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương   

https://vr360.com.vn/nha-may-duoc-pham-quoc-te-dolexphar 

Nhà Máy Bia Savibeco 

Số 11 Tân Vĩnh Thuận, Tân Ngãi, Vĩnh Long 

https://vr360.com.vn/nha-may-bia-savibeco 

Nhà máy thông minh là chìa khóa mở ra hướng đi mới thành công cho các tổ chức, doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số. Với xu hướng này, nhiều nhà máy đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ số, mô hình ứng dụng thông minh trong quy trình sản xuất. Với những ví dụ về nhà máy thông minh được VR360 tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng và chuyển đổi. 

Bài viết liên quan: 

 


LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360 
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT 

- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline:  0935 690 369  
- Email: infor@vr360.com.vn 
- Địa chỉ:

  • 123 Phạm Huy Thông, Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Toà nhà Citilight, số 45 Võ Thị Sáu, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • 3B Đặng Thái Thân, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tin tức mới nhất

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024

Bài viết cùng chủ đề

Copilot là gì? Thông tin chi tiết và cách sử dụng

Copilot là gì? Thông tin chi tiết về các phiên bản và cách sử dụng

Tìm hiểu ngay Copilot là gì, cách sử dụng và lợi ích khi tích hợp vào công việc.
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 20/11/2024
Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Quy trình số hóa hợp lý giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành

Một quy trình số hóa tốt giúp tiết kiệm 90% chi phí vận hành liệu có thực sự đúng? Cùng...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 13/11/2024
Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Cách quảng bá nhà xưởng hiệu quả với công nghệ thông minh

Việc quảng bá nhà xưởng trở nên khó khăn khi bản 2D chưa đủ để truyền tải tiềm năng của...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/11/2024
Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp

Quy trình số hóa hồ sơ thật sự quan trọng khi tổ chức dành tới 30% thời gian để tìm...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 22/10/2024
Sự kiện ảo Virtual Event: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo: Xu hướng tất yếu của ngành tổ chức sự kiện?

Sự kiện ảo vẫn luôn được nhiều đơn vị tổ chức sự kiện lựa chọn. Liệu đây chỉ là trào...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 18/10/2024
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Chính phủ số và chính phủ điện tử: Hai khái niệm, một mục tiêu

Chính phủ số và chính phủ điện tử là những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi hai...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 14/10/2024
Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Nền tảng công nghệ số: Khái niệm, đặc trưng và lợi ích

Tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 11/10/2024
Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là gì? Khái niệm, lợi ích và ứng dụng thực tiễn

Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 08/10/2024
Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Công nghệ 4.0 trong giáo dục: Tương lai của giáo dục, đào tạo

Cùng tìm hiểu về công nghệ 4.0 trong giáo dục và những tác động tích cực của công nghệ này...
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 02/10/2024
Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Chính quyền số là gì? Khái niệm, lợi ích của chính quyền số

Thế nào là chính quyền số? Mục tiêu và lợi ích là gì? Cùng tìm hiểu với VR360!
VR360 Giải pháp Thực tế ảo VR, AR, 3D, 360, Map3D, Metaverse 30/09/2024

Khách Hàng Tiêu Biểu

Liên hệ