Theo UN News, đến năm 2030, thế giới sẽ có 1,8 tỷ người đi du lịch.
Để đáp ứng lượng khách du lịch này, các quốc gia đang hướng tới Smart Tourism - du lịch thông minh - như một phương tiện hợp lý hóa và cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch. Đây là cách tiếp cận mang tính thay đổi đột phá đối với ngành du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi và phát triển du lịch thông qua công nghệ đổi mới và các giải pháp dựa trên dữ liệu.
Smart Tourism còn được gọi là Du lịch thông minh, đây là mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ số, khai thác tiềm năng của các công cụ thông tin và truyền thông (ICT) để tích hợp thông tin và dịch vụ kỹ thuật số vào trải nghiệm du lịch một cách liền mạch. Trong đó, hạ tầng được tích hợp dữ liệu đồng bộ, phát triển với đầy đủ thông tin về các khu du lịch như: địa chỉ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, đặt vé, đánh giá của khách hàng...
Mục tiêu là cung cấp cho khách du lịch nhiều lựa chọn du lịch cá nhân thuận tiện, hiệu quả và an toàn hơn. Đồng thời Smart Tourism góp phần bảo vệ và làm nổi bật di sản văn hóa cũng như giảm tác động môi trường của ngành du lịch.
Du lịch thông minh có nguồn gốc từ Liên minh Châu Âu (EU) và đã cho thấy những kết quả tuyệt vời ở nhiều quốc gia ở Châu Âu và các nơi khác. Khái niệm Du lịch thông minh của EU có thể thể hiện dưới nhiều giải pháp khác nhau, bao gồm giao thông hiệu quả hơn, truy cập Wi-Fi miễn phí trên toàn quốc, cảnh báo tự động về mô hình giao thông hoặc sự cố công cộng, thẻ điện tử cho các địa điểm văn hóa có thể lấy trực tuyến, các lựa chọn giao thông bằng điện và nhiều hơn nữa.
Trước đây, khái niệm “thông minh” không liên quan trực tiếp với công nghệ. Nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ, Du lịch thông minh và công nghệ chắc chắn đan xen lẫn nhau. Để trở nên “thông minh”, các điểm đến, điểm tham quan và các bên liên quan khác của ngành du lịch sẽ sử dụng nhiều cải tiến công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ là trọng tâm của khái niệm du lịch thông minh.
Có nhiều cách mà các quốc gia có thể áp dụng các hoạt động Du lịch thông minh để đạt được những trải nghiệm du lịch bền vững. Đầu tiên, chắc chắn du khách cần phải sẵn sàng áp dụng các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới phù hợp với mục tiêu Du lịch thông minh.
Một số ứng dụng thực tế của Smart Tourism bao gồm ứng dụng di động, trang web và thiết bị IoT (Internet of Things) cung cấp cho khách du lịch các giải pháp linh hoạt từ nhiều điểm tiếp xúc kỹ thuật số khác nhau. Các ứng dụng và trang web dành cho thiết bị di động có thể là một cách tuyệt vời để kết nối khách du lịch khi đang di chuyển. Giúp du khách có thể xem các thông tin về địa điểm, các điểm tham quan và phương tiện di chuyển... Bên cạnh đó, Du lịch thông minh ngày nay còn tích hợp tính năng chatbot để khách du lịch tìm kiếm thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác mà không cần đến văn phòng du lịch truyền thống.
Các ứng dụng của Du lịch thông minh có thể đưa ra các đề xuất dựa trên sở thích cá nhân và thậm chí có thể kết hợp thực tế tăng cường để mang lại trải nghiệm tương tác hấp dẫn tại các di tích và địa danh lịch sử. Smart Tourism không chỉ làm tăng sự hài lòng của du khách mà còn giúp địa phương có thể bảo tồn, quảng bá du lịch, văn hóa đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời, Du lịch thông minh còn giúp Ban quản lý tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp và cải thiện việc sử dụng tài nguyên để quản lý du lịch hiệu quả hơn. Các ứng dụng Du lịch thông minh có thể đóng vai trò then chốt trong cách khách du lịch tương tác với các điểm đến, nâng cao sự thuận tiện, cá nhân hóa và tính bền vững.
Nhiều điểm đến đã nhận được kết quả tuyệt vời từ việc triển khai các giải pháp và công cụ Smart Tourism. Dưới đây là một số địa điểm đang truyền cảm hứng cho thế giới bằng những ví dụ sáng tạo về Du lịch thông minh:
Gothenburg, Thụy Điển: Du khách khi đến Gothenburg sẽ được trải nghiệm vùng phủ sóng 4G rộng khắp, lưới điện và giao thông thông minh cũng như hệ thống giao thông công cộng được tối ưu hóa. Thành phố cũng có trang web thông tin riêng với chức năng trò chuyện theo thời gian thực. 92% khách sạn và 100% cơ sở hội họp của thành phố được chứng nhận thân thiện với môi trường. Khách tham dự các sự kiện quy mô lớn có thể yên tâm rằng địa điểm và sự kiện đã được tối ưu hóa để bền vững nhất có thể.
Helsinki, Phần Lan: Được vinh danh là Thủ đô Du lịch thông minh Châu Âu vào năm 2019, Helsinki đã phát triển một số giải pháp giao thông công cộng thông minh, bao gồm xe buýt không người lái, đường dành cho xe đạp, ô tô điện,... Họ cũng cài đặt “Người trợ giúp Helsinki” trên toàn thành phố có thể cung cấp hỗ trợ bằng nhiều ngôn ngữ. Du khách có thể sử dụng bản đồ đường đi Helsinki để hướng dẫn khách du lịch và ngăn ngừa tình trạng quá tải cho các chủ doanh nghiệp và người dân địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong thời đại số, hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý du lịch với du khách, Việt Nam đang chú trọng đầu tư và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Ưu tiên phát triển du lịch thông minh đồng bộ tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hạ Long, Thành phố Huế, Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Hà Giang, Quảng Trị, An Giang và Kiên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM cho biết, thành phố đang triển khai phối hợp cùng các đơn vị liên quan để xây dựng bản đồ du lịch tương tác thông minh 3D/360. Đồng thời, triển khai các hoạt động quảng bá Trạm Thông tin và Hỗ trợ khách Du lịch thông qua ứng dụng công nghệ kĩ thuật số nhằm tăng sự thu hút, chú ý của du khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, thành phố còn triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác quảng bá, xây dựng hệ thống Tour VR giới thiệu các địa điểm du lịch thành phố và áp dụng mã QR lên tất cả ấn phẩm tại các trạm, cửa ra vào, trụ sạc điện thoại và các ứng dụng khác nhằm hỗ trợ du khách có thể tiếp cận nhanh chóng với Cổng thông tin điện tử và ứng dụng du lịch thông minh.
Thành phố Đà Nẵng: Từng bước số hóa để hướng đến du lịch thông minh. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quảng bá du lịch, Danang FantastiCity do Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng quản lý đến nay đã phát triển và mở rộng trên bảy kênh truyền thông số. Hợp tác với các nền tảng di lịch Kloock, Travelloka để xây dựng chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch đến các thị trường mới.
Để phục hồi và tạo ra trải nghiệm mới trong du lịch, từ năm 2020, Đà Nẵng đã chủ động xây dựng và phát triển ứng dụng thực tế ảo VR360 - “Một chạm đến Đà Nẵng” với nhiều tính năng ưu việt như: các điểm ảnh “360 độ” sống động được đặt tại các vị trí, địa danh nổi tiếng của Đà Nẵng, thuyết minh tự động bằng 2 ngôn ngữ Anh – Việt, tính năng chat trực tiếp với Trung tâm hỗ trợ du khách… Đây là sản phẩm hoàn toàn mới, tiên phong đổi mới công nghệ của ngành du lịch Đà Nẵng.
NHẬN BÁO GIÁ DỊCH VỤ TẠO TOUR DU LỊCH THỰC TẾ ẢO
NHẬN TƯ VẤNDu lịch thông minh cần triển khai các công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technologies – ICT) để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tính năng động trong phát triển kinh tế bền vững. Kỷ nguyên mới của ICT đã mở ra một loạt các ứng dụng mới cho du lịch như: Ứng dụng di động, ứng dụng tương tác thực tế, công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn, công cụ online PSA nối kết thông tin, định vị iBeacons...
- Ứng dụng di động (Mobile app):
Ứng dụng di động được chia làm 3 loại: ứng dụng gốc (Native App), ứng dụng web (Web App) và ứng dụng lai (Hybrid App) như Google Play hoặc Apple’s App Store hay gần đây nhất là Amazon.
Thông qua việc sử dụng các ứng dụng này, khách du lịch sẽ tiết giảm được chi phí cuộc gọi quốc tế và có thể tiếp cận thông tin mà không cần đến có kết nối Internet. Ngoài ra, ứng dụng có thể được sử dụng tại các trung tâm vận chuyển khách du lịch để cung cấp các bản tin cập nhật trực tiếp. Các ứng dụng được đề xuất trong phục vụ du lịch thông minh bao gồm: sách hướng dẫn du lịch kỹ thuật số, các ứng dụng giới thiệu di sản văn hóa, lộ trình di chuyển.
- Ứng dụng tương tác thực tế (Augmented Reality-AR)
Ứng dụng giúp du khách truy cập và tìm kiếm địa điểm tham quan hoặc các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi mua sắm, ẩm thực địa phương... Hiện tại VR, AR cho phép truy cập và tiếp nhận thông tin từ việc mô tả điểm đến, các dịch vụ du lịch, thông tin hữu ích về dịch vụ bổ trợ như điểm phát sóng Wi-Fi, ATM, bãi đỗ xe, phương tiện giao thông, các tin tức địa phương và thời tiết. Hơn nữa, ứng dụng còn có thể cho phép du khách tham quan và khám phá trực quan các địa điểm du lịch trong không gian ảo.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR, AR có thể tạo ra những trải nghiệm phong phú và mang tính giáo dục mà khách du lịch có thể tham gia. Những loại giải pháp này đặc biệt hiệu quả tại các di tích lịch sử hoặc điểm tham quan văn hóa.
- Công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (Near-Field Communication – NFC)
Ứng dụng công nghệ kết nối không dây này tạo ra một sự tương tác rất lớn giữa việc kinh doanh du lịch và nghiên cứu du lịch. Ngành khách sạn là một đối tượng để áp dụng công nghệ NFC hiệu quả như hệ thống đăng ký khách sạn tự động cung cấp cho khách du lịch thông tin nhận đặt phòng, khóa kỹ thuật số thông qua ứng dụng NFC. Do đó, khi đến khách sạn, du khách không cần phải đợi làm thủ tục nhận phòng mà có thể tiến hành trực tiếp đến phòng được phân bổ và mở nó bằng thiết bị của riêng mình, hoặc du khách có thể dùng công nghệ này để điều khiển một số tính năng như điều chỉnh ánh sáng, máy sưởi, tivi, thanh toán tiền khách sạn tại quầy có hỗ trợ dịch vụ NFC được đặt tại sảnh lễ tân.
- Công cụ online PSA nối kết thông tin
Dùng để nối kết giữa người mua và người bán trên toàn cầu. Thông qua giao diện web hoăc web app trên mobile thì dữ liệu của họ sẽ được tương tác như một cuộc 2B2 meeting cho một giao dịch thương mại của ngành du lịch.
- Công cụ định vị iBeacons
Cho phép ứng dụng nắm bắt vị trí của du khách và phân phối nội dung đến họ. Giao tiếp này được kích hoạt thông qua Bluetooth Low Energy (BLE) để truyền dữ liệu qua khoảng cách ngắn. Các tương tác iBeacon khác nhau dựa trên vị trí của từng khách truy cập để thông tin về các sự kiện sắp diễn ra, tin tức và chương trình khuyến mãi có sẵn tại thời điểm du khách tham quan. Ngoài ra, sử dụng công cụ này để các nhà quản lý du lịch có thể kiểm soát được đám động khi có các tình huống nguy hiểm xảy ra cho việc tìm kiếm du khách có thể bị kẹt trong các vụ hỏa hoạn, vách núi hoặc chìm tàu….
Một loại hình Du lịch thông minh khác là triển khai hệ thống giao thông thông minh. Các hệ thống này kết hợp thông tin thời gian thực về giao thông, giao thông công cộng, các giải pháp đỗ xe thông minh có sẵn và chia sẻ chuyến đi để tạo ra khả năng di chuyển địa phương liền mạch hơn. Điều này cũng mang lại lợi ích cho người dân bằng cách giảm các vấn đề giao thông, ô nhiễm tiếng ồn và tình trạng quá đông đúc gần các khu dân cư.
Du lịch thông minh mang lại lợi ích to lớn cho cả khách du lịch và người dân địa phương.
Dễ dàng nhận thấy những tác động tích cực của Du lịch thông minh trong việc phục hồi và phát triển du lịch.
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, Smart Tourism là minh chứng cho sức mạnh có thể tạo nên sự biến đổi mới trong ngành du lịch. Đây cũng là xu hướng phát triển trong ngành du lịch thế giới nói chung và ngành Du lịch Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhất việc chuyển đổi này, tạo nên một hệ sinh thái Du lịch thông minh là cả một quá trình dài, đòi đầu tư và phát triển đồng bộ giữa các địa phương, các tỉnh thành phố với nhau.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ: