1. Sự khác biệt giữa Digitization, Digitalization và Digital Transformation theo khái niệm
2. Digitization hay Digitalization: Nên sử dụng trong trường hợp nào?
3. Sự khác biệt giữa Digitalization và Digital Transformation
4. Ví dụ về Digitization, Digitalization và Digital Tranformation?
5. Sự tương tác giữa Digitization, Digitalization và Digital Transformation
5.1 Quá trình từ Digitization đến Digitalization
5.2 Sự chuyển đổi hoàn toàn thông qua Digital Transformation
Trong thời đại kỹ thuật số, khi mà chúng ta thường xuyên bắt gặp những cụm từ Digitization (số hoá), Digitalization (kỹ thuật số hoá) và Digital transformation (chuyển đổi số) trên các phương tiện truyền thông.
Dễ dàng nhầm lẫn nếu như không có sự tìm hiểu kỹ khi cả 3 khái niệm đều liên quan đến quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi sang mô hình kỹ thuật số. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt rất lớn về phạm vi và mục đích.
Phân biệt Digitization, Digitalization và Digital Transformation?
Cùng VR360 phân biệt Digitization, Digitalization và Digital Transformation trong nội dung bài viết dưới đây.
Về khái niệm:
Cùng theo dõi bảng sau:
Để phân biệt Digitization, Digitalization và Digital Transformation, trước tiên cùng VR360 bóc tách về Digitization và Digitalization nên sử dụng trong trường hợp nào
Thoạt nhìn Digitization và Digitalization có vẻ giống nhau, vì vậy rất dễ hiểu nhầm hai khái niệm này là một. Để không gây nên sự nhầm lẫn khi mọi người sử dụng thuật ngữ này cho các mục đích khác nhau. Cần đặt vào trong một bối cảnh cụ thể để hiểu rõ việc nên sử dụng hình thức nào là phù hợp. Theo dõi ngay phần tiếp theo dưới đây!
Digitization - Số hóa - là một thuật ngữ mà chúng ta đã sử dụng từ lâu. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ với các nhà báo hoặc với các đối tác rằng doanh nghiệp họ đang tiến hành “số hoá toàn bộ doanh nghiệp”, triển khai các hệ thống, phần mềm mới để tối ưu hoá hoạt động.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng cụm từ “số hoá” cũng đúng ngữ cảnh, ít nhất là theo quan điểm của VR360. Không thể nào biến con người và mọi thứ ở trong một doanh nghiệp thành bit và byte? Tự động hóa mọi thứ và thay thế con người bằng robot?
Có thể hiểu ở trường hợp này, doanh nghiệp chỉ đang hướng đến việc số hoá kỹ thuật, ứng dụng các công nghệ số vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp này đã sử dụng thuật ngữ Digitization thay vì Digitalization.
Trong quá trình số hóa, các đối tượng vật lý hoặc thông tin được lưu trữ trong máy tính, nhưng quá trình sử dụng dữ liệu này có thể không thay đổi. Đây là sự khác biệt chính giữa số hóa và số hóa kỹ thuật. Số hoá kỹ thuật được sử dụng để cho phép hoặc cải thiện các quy trình, vì vậy mà quá trình sử dụng dữ liệu này sẽ có những thay đổi đáng kể.
Trong khi Digitization tập trung vào việc chuyển đổi và ghi lại dữ liệu, Digitalization phát triển các quy trình và thay đổi luồng công việc để cải thiện các hệ thống thủ công.
Nếu Digitalization liên quan đến việc thay đổi hoạt động kinh doanh, mô hình kinh doanh và thậm chí là cơ hội kinh doanh mới, thì sự khác biệt giữa chuyển đổi số và số hóa kỹ thuật là gì?
Sự thật Digitization hay Digitalization chỉ là một phần trong quá trình Digital Transformation. Chuyển đổi số tích hợp công nghệ vào hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các hoạt động kinh doanh. Trong chuyển đổi số, công nghệ số được tích hợp vào mọi lĩnh vực của doanh nghiệp để cải thiện hiệu quả cơ bản trong quy trình làm việc và tạo ra giá trị cho khách hàng. Những thay đổi về văn hóa, tổ chức và hoạt động được thực hiện thông qua việc tích hợp các công nghệ số.
Với chuyển đổi số, công nghệ được đánh giá là một tập hợp được tích hợp với chiến lược kinh doanh, con người, quy trình, dữ liệu và tài sản.
Cụ thể tại một doanh nghiệp triển khai Digitalization, họ có thể bắt đầu bằng việc triển khai hệ thống ERP để tự động hoá các quy trình tài chính, kế toán. Tuy nhiên để triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp thì cần đồng bộ ở tất cả các bộ phận, phòng ban...
Ví dụ, Spotify đã loại bỏ nhu cầu thu thập CD vật lý để có thư viện nhạc. Bây giờ, chỉ với một vài cú nhấp chuột, người ta có thể phát trực tuyến nhạc yêu thích của mình mọi lúc, mọi nơi.
📌 Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang chuyển đổi số - Phần 1
Khi đã phân biệt Digitization, Digitalization và Digital Tranformation theo từng ngữ cảnh khác nhau, bạn có thể hiểu hơn về những khái niệm này trong những ví dụ cụ thể dưới đây.
Digitization: Hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các bệnh viện trước đây đều lưu trữ hồ sơ bệnh nhân trên giấy, người bệnh cần có sổ theo dõi. Tuy nhiên quá trình số hoá đã giúp việc tiếp nhận cũng như lưu trữ hồ sơ dễ dàng hơn. Bệnh viện đang chuyển đổi các bản ghi y tế bệnh nhân của mình sang dạng điện tử để dễ dàng quản lý và truy xuất thông tin hồ sơ y tế của bệnh nhân.
Digitalization: Các công ty bán lẻ đang chuyển đổi các cửa hàng của mình sang mô hình bán hàng trực tuyến để giảm thiểu chi phí và tăng khả năng tiếp cận của khách hàng. Chuyển đổi các quy trình của họ bằng cách sử dụng các công cụ quản lý quan hệ khách hàng để tăng cường tính tương tác với khách hàng.
Digital Transformation: Một công ty sản xuất đang triển khai chuyển đổi số để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Chương trình này bao gồm việc triển khai các giải pháp Internet of Things để theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa các quy trình và tăng cường tính chính xác của dự báo sản xuất. Họ cũng đang áp dụng các giải pháp phân tích dữ liệu, số hóa quy trình/vận hành (HR, E-Office, CRM, PM, v.v) để nắm bắt nhu cầu của thị trường và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
📌 Xem chi tiết về dịch vụ Virtual Tour - Chuyến tham quan thực tế ảo tại: VR360 Virtual Tour - Web 360 - 360 Tour - Sa Bàn Ảo
- Tạo bản sao kỹ thuật số của thông tin:
Digitization được coi là bước đầu tiên đặt nền móng cho quá trình chuyển đổi số. Ở bước này, các thông tin, tài liệu dưới dạng vật lý như sổ sách, hồ sơ, ảnh,... sẽ được scan hoặc nhập thành file số.
Kết quả là tạo ra một bản sao kỹ thuật số của các thông tin ban đầu. Quá trình này khá tốn kém nhân lực và thời gian nhưng là bước đầu tiên quan trọng.
- Sử dụng thông tin kỹ thuật số để tăng cường quy trình kinh doanh
Sau khi có được các thông tin số hoá, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu tận dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, các thông tin khách hàng số hoá sẽ giúp việc quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) chính xác và nhất quán hơn. Các quy trình kinh doanh cốt lõi như kế toán, HR cũng sẽ được tối ưu hoá thông qua ứng dụng công nghệ.
- Thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động, quy trình và sản phẩm/dịch vụ
Sau giai đoạn số hóa và tối ưu hóa bằng công nghệ số, nhiều doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định để thực hiện chuyển đổi số. Đây là quá trình thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh, cách thức hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ để phù hợp với thế giới số.
- Tập trung vào khách hàng và sự thay đổi văn hóa tổ chức
Trong chuyển đổi số, khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Mọi nỗ lực chuyển đổi đều nhằm mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thông qua kênh số. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư duy, phát triển văn hóa đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu và công nghệ cũng rất quan trọng. Toàn bộ doanh nghiệp phải đồng lòng hướng tới mục tiêu chuyển đổi số.
Dù có khá nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến việc sử dụng các thuật ngữ như Digitization, Digitalization và Digital Transformation. Tuy nhiên nếu đặt vào trong những bối cảnh cụ thể, bạn sẽ hình dung được doanh nghiệp của mình đang ở đâu trong hành trình và có những chiến lược cụ thể.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn có thể phân biệt Digitization, Digitalization và Digital Transformation.
Mục lục
1. Sự khác biệt giữa Digitization, Digitalization và Digital Transformation theo khái niệm
2. Digitization hay Digitalization: Nên sử dụng trong trường hợp nào?
3. Sự khác biệt giữa Digitalization và Digital Transformation
4. Ví dụ về Digitization, Digitalization và Digital Tranformation?
5. Sự tương tác giữa Digitization, Digitalization và Digital Transformation
5.1 Quá trình từ Digitization đến Digitalization
5.2 Sự chuyển đổi hoàn toàn thông qua Digital Transformation