2. Sự khác biệt giữa Trí tuệ nhân tạo và Thực tế ảo
4. Ứng dụng phổ biến của AI trong thực tế ảo hiện nay
Học tập tương tác (Interactive learning)
Tự động hóa và phân tích dữ liệu
Thiết kế, thay đổi một phần hoặc toàn phần không gian ảo theo thời gian thực
5. Vậy với VR360 Virtual tour và Bản đồ số du lịch thông minh, AI được ứng dụng như thế nào?
Trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), những công nghệ mạnh mẽ đang tạo nên chuyển đổi tích cực trên nhiều lĩnh vực. Dù ở phạm vi nghiên cứu, phát triển hay ứng dụng cụ thể vào doanh nghiệp thì dường như chúng ta vẫn chưa nhận thấy được điểm hạn chế khi chúng kết hợp nhau. VR và AI.
Dù không còn quá xa lạ với cộng đồng, nhưng một điểm chung giữa AI (Trí tuệ nhân tạo) và VR (Thực tế ảo) là chúng đã tồn tại lâu hơn mọi người nghĩ. Mặc dù các nghiên cứu ban đầu khác rất nhiều so với các giải pháp cơ bản hoàn thiện ngày nay, thì cả hai vẫn có một hành trình bắt đầu từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước.
Với AI, chúng lần đầu được trình bày đầy đủ vào năm 1951 tại Đại học Manchester, Anh, trong một chương trình đã được tạo ra để chơi cờ. Và nếu chúng ta mở rộng định nghĩa về trí tuệ nhân tạo, ví dụ có thể được tìm thấy từ hàng ngàn năm trước với các nhân vật có khả năng đưa ra quyết định đơn giản.
Tương tự, với thực tế ảo, công nghệ được cho là đã gần 200 tuổi, đôi khi theo một vài luận điểm, chúng có thể "già" hơn. Năm 1838, Charles Wheatstone phát minh ra trình xem lập thể, tạo ra cảm giác 3D. Năm 1929, Edward Link đã xây dựng một máy bay mô phỏng được sử dụng để đào tạo phi công trước Thế chiến II. Hay đến năm 1965, Ivan Sutherland mô tả hệ thống thực tế ảo hiện đại đầu tiên, bao gồm việc sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh cho hệ thống. Và cũng giống với Trí tuệ nhân tạo, nếu mở rộng định nghĩa, chúng ta có thể tìm thấy các ví dụ ở các giai đoạn xa hơn.
Vậy nguyên do nào, đến những giai đoạn gần đây, Thực tế ảo, Trí tuệ nhân tạo hay các công nghệ khác mới tạo được tiếng vang và nhận được nhiều sự quan tâm của giới công nghệ? Dưới góc nhìn của VR360, điều này có thể được lý giải vởi mức độ đáp ứng của công nghệ và internet.
Sự phát triển đồng bộ về công nghệ, internet, hạ tầng, kho dữ liệu,... đã giúp các công nghệ như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, thực tế tăng cường,... có những bước tiến đáng kể. Điều này tạo nên những tác động tích cực đến cách người dùng trải nghiệm không gian nhập vai và tương tác trong thế giới kỹ thuật số.
Và để nói đến trải nghiệm và tương tác trong không gian số, thì theo nhiều nhận định, AI được đánh giá là công nghệ nổi bật nhất khi kết hợp cùng VR. Điều này có thể nhận thấy ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dường như chưa thấy giới hạn cụ thể.
Và phần tiếp theo, VR360 sẽ tập trung làm rõ cách kết hợp 2 công nghệ AI và VR, vai trò cụ thể của từng công nghệ và liệu các công nghệ này có thực sự kết hợp tốt với nhau không?
Không quá khó để nhận ra sự khác biệt giữa AI và VR. Khi thực tế ảo tập trung hơn vào việc xây dựng các không gian, nơi người dùng có thể đắm mình trong thế giới mô phỏng "thực tế ảo". Dựa vào các thiết bị hỗ trợ, người dùng hoàn toàn "nhập vai hoàn toàn" vào thế giới hoàn toàn khác so với thế giới thực hoặc vị trí thực tế hiện tại. Tạo cảm giác đang ở một nơi hoàn toàn khác.
Mặt khác, Trí tuệ nhân tạo tập trung nhiều hơn vào tương tác trực tiếp giữa người và máy móc, cho phép máy móc suy nghĩ/hành động như con người. Tất cả dựa trên kho dữ liệu, các mô hình ngôn ngữ lớn, học máy,... Từ đó hỗ trợ con người trong nhiều tác vụ khác nhau.
Dựa vào đây, chúng ta có thể nhận thấy, AI không trực tiếp tạo ra môi trường mà đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ, cho phép tích hợp dữ liệu quan trọng và tăng khả năng tương tác, phản ứng thông minh với suy nghĩ và hành động của người dùng.
Tìm hiểu chi tiết hơn về hành trình của Trí tuệ nhân tạo tại >>> Dòng thời gian của trí tuệ nhân tạo AI
Nếu VR đóng vai trò trong việc xây dựng, tái hiện không gian thì AI tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua những tương tác trực tiếp, có tính cá nhân hóa cao.
Theo chiều hướng khác, thực tế ảo cung cấp cho các công cụ AI "không gian độc đáo" để phát huy hết tiềm năng của công nghệ này.
Những điều này giúp người dùng, khách hàng ở lại lâu hơn, tương tác tích cực hơn trong các không gian ảo hoặc tour tham quan ảo tương ứng. Hãy hình dung, nếu không có đầy đủ sự hỗ trợ từ con người hoặc AI, người dùng gần như rất khó làm quen với không gian mới. Vẫn còn cảm giác thích thú nhưng đầy bất tiện và không có tính tương tác đa chiều.
Với VR360, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nói chung, VR, AR nói riêng, tiềm năng to lớn của AI khi được tích hợp vào các chuyến tham quan ảo virtual tour là điều chúng tôi không thể bỏ lỡ.
Bằng cách kết hợp chúng lại với nhau, chúng tôi có thể làm cho các chuyến tham quan ảo hay không gian ảo của mình trở nên thú vị hơn, nơi người dùng thực sự "trải nghiệm".
Sẽ có nhiều luồng ý kiến khi bắt đầu thảo luận về ứng dụng của AI trong thực tế ảo, bao gồm cả những chủ đề chung và khác biệt.
Sự kết hợp giữa thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo được nhiều chuyên gia đánh giá là cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục. Thông qua các môi trường thực tế hoặc môi trường 3D, học sinh, sinh viên có thể trải nghiệm, tìm hiểu về những địa điểm, không gian ở xa vị trí thực hoặc không gian ảo hoàn toàn. Và AI sẽ giúp họ biết phải làm gì, tương tác với không gian như thế nào, cũng như tham gia vào các nhiệm vụ, trò chơi, bài tập được tích hợp bên trong không gian và AI sẽ chấm điểm cũng như đưa ra các hướng dẫn cụ thể.
Cụ thể cho trường hợp này, với một số tour của VR360, các bạn học sinh có thể di chuyển tìm hiểu từng ngóch ngách nhỏ trong không gian được VR360 tái hiện. AI sẽ hỗ trợ thuyết minh theo hành trình của các bạn và giải đáp các câu hỏi, thắc mắc dựa trên kho dữ liệu chính thống được chính Ban quản lý cung cấp. AI cũng hỗ trợ xây dựng, cung cấp các câu hỏi, nhiệm vụ theo cấp độ, bậc học của người dùng, từ kho dữ liệu được giáo viên cung cấp, giúp các bạn nhanh chóng ghi nhớ nội dung.
Không dừng lại ở môi trường giáo dục, AI đã được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp có thể dựa vào các dữ liệu AI cung cấp để biết về tiến độ đào tạo cho từng nhân viên, từ đó xây dựng chương trình đào tào được cá nhân hóa từ kho dữ liệu. Ví dụ cụ thể cho trường hợp này, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình VR đào tào về an toàn lao động và xử lý sự cố, AI có thể phân tích chi tiết cho ban quản lý, nhân viên của mình đã làm tốt ở những module nào, module nào chiếm thời gian, cần cải thiện,… hoặc thậm chí đánh giá chất lượng bài học, từ đó gợi ý những cải tiến phù hợp.
Điều này còn giúp hạn chế rủi ro với các ngành học đặc thù, nơi các bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn trước khi thực sự làm việc trong môi trường thực tế.
Không thể bỏ qua giải trí, khi ở đây, người dùng có thể xem các nội dung với vị trí "người trong cuộc". Hoặc tham gia vào các trò chơi được thiết kế dành riêng cho kính thực tế ảo. Trải nghiệm các môn thể thao mạo hiểm theo cách vô cùng an toàn.
AI cũng hỗ trợ cá nhân hóa nội dung, cốt truyện hay linh hoạt trong các kịch bản được xây dựng sẵn dựa trên phân tích về người dùng trong xuyên suốt trò chơi.
Chuyên sâu hơn, AI có khả năng xây dựng một nhân vật NPC “người” hơn, không bị giới hạn ở một vài động tác, phản ứng hạn chế. Các nhân vật có thể tương tác, thích ứng với các hành vi của người chơi trong không gian VR với người chơi. Hay theo nghiên cứu do ICIR công bố, trong ngành công nghiệp game, các thuật toán AI ban đầu được triển khai do nhu cầu tạo ra những đối thủ xứng với người chơi.
Một trong những ứng dụng tuyệt vời khi nhắc đến AI. Trong môi trường thực tế ảo, AI có thể được sử dụng để dự đoán hành vi, tối ưu hóa quy trình và thực hiện các phân tích phức tạp, từ đó tạo ra một cơ sở dữ liệu có giá trị lớn về hành vi người dùng.
Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo cho phép tùy chỉnh và cá nhân hóa theo thời gian thực. Tùy chỉnh ở đây không chỉ ở cấp độ nội dung mà còn ở chính không gian. AI có thể được sử dụng để xác định các vị trí trong không gian, đưa ra các đề xuất thay đổi, điều chỉnh, cho phép người dùng kiểm soát, trang trí, điều chỉnh cảnh quan hoặc xây dựng không gian của riêng mình, dù thực tế việc xây dựng không gian riêng vẫn còn khá nhiều hạn chế.
Dù có đôi chút khác biệt nhưng đây cũng là điều mà Roomzify (một giải pháp từ VR360) đang hướng đến. Phòng mô phỏng vật liệu cho phép người dùng khoanh vùng không gian thực, điều chỉnh, thay đổi một số thành phần trong không gian dựa trên các AI riêng biệt, giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Về phía doanh nghiệp, Roomzify cũng giúp doanh nghiệp xây dựng phòng trải nghiệm, trưng bày sản phẩm. Cho phép người dùng tìm hiểu về sản phẩm, thử nghiệm với chính căn phòng của bản thân.
Nằm trong bộ tính năng tích hợp nâng cao của VR360, AI được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau để nâng cấp trải nghiệm tham quan, tăng tương tác giữa người dùng, khách hàng, du khách với không gian.
Cơ bản và phổ biến nhất là AI chatbot, trợ lý ảo. Không chỉ dừng lại ở giới thiệu tour tham quan dựa trên kho dữ liệu thuyết minh được cung cấp bởi ban quản lý, Chatbot AI còn có khả năng tùy chỉnh văn phong, phân tích, đưa ra các phản hồi theo thời gian thực và hỗ trợ du khách trong suốt quá trình tham quan.
Ngoài ra, AI chatbot và voicebot được tích hợp trên các tour tham quan của VR360 còn hỗ trợ giải đáp tất cả thắc mắc từ khách hàng xung quanh địa điểm đến, lịch sử, tin tức. Hỗ trợ xây dựng lịch trình tham quan. Hay rộng hơn là thông tin review, hỗ trợ lên lịch trình du lịch theo địa điểm trong Bản đồ số du lịch.
Với du lịch ảo, AI có thể phân tích sở thích của du khách để gợi ý những địa điểm tham quan phù hợp, giúp họ có hành trình trải nghiệm trọn vẹn. Hay trong lĩnh vực bất động sản, AI có thể theo dõi khách hàng quan tâm đến khu vực nào của căn hộ thông qua hành vi tìm kiếm và truy cập, từ đó tự động đề xuất bất động sản phù hợp.
Thông qua AI, ban quản lý có thể biết người dùng tương tác với không gian như thế nào, tần suất truy cập vào các địa điểm cụ thể, thời gian tương tác. Các nội dung người dùng thắc mắc.
Dựa trên những dữ liệu được thu thập, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các chương trình phân loại khách hàng theo hành vi và sở thích, từ đó tạo ra quảng cáo cá nhân hóa, đúng đối tượng, đúng thời điểm. Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và chốt đơn.
Với Roomzify, AI được tích hợp sẽ đề xuất các sản phẩm phù hợp với sở thích, mong muốn của người dùng, hỗ trợ người dùng cuối khoanh vùng không gian, thay đổi các loại vât liệu theo sở thích cá nhân, từ đó giúp lựa chọn được các loại sản phẩm phù hợp, đặt hàng. Mang đến trải nghiệm liền mạch, cá nhân hóa.
VR360 vẫn tiếp tục làm việc để tăng khả năng thích ứng của AI, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cả về mặt tính năng và thẩm mỹ từ khách hàng, đối tác.
Với vrMuseum, chúng tôi tích hợp AI nhận diện hiện vật tại bảo tàng, hỗ trợ cung cấp thông tin theo timeline, dòng lịch sử của hiện vật. Kết hợp với Model 3D AR, giúp nâng cấp trải nghiệm tham quan, mang đến khả năng tương tác trực quan hơn. Hỗ trợ bảo tàng, nhà trưng bày thu hút du khách bằng những trải nghiệm riêng biệt, thú vị.
Dù là một nền tảng bất động sản lớn tại Mỹ, Zillow gặp phải nhiều thách thức lớn trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, bao gồm: sự hạn chế của hình ảnh tĩnh khiến khách hàng khó có cái nhìn toàn diện về không gian bất động sản, đặc biệt là bố cục phòng cũng như kích thước thực tế.
Trải nghiệm khách hàng chưa thực sự làm ban lãnh đạo hài lòng và họ cũng không có nhiều dữ liệu phân tích về hành vi người dùng để tối ưu hiển thị bất động sản phù hợp.
Để giải quyết những vấn đề trên, Zillow đã phát triển công cụ Zillow 3D Home, ứng dụng AI vào Virtual Tour với các tính năng vượt trội:
AI đo kích thước phòng và tối ưu ánh sáng: AI sử dụng Computer Vision để tự động đo diện tích phòng, chiều cao trần nhà, giúp khách hàng hình dung chính xác không gian. AI còn phân tích ánh sáng để tự động điều chỉnh độ sáng & độ tương phản, giúp hình ảnh hiển thị rõ nét hơn.
Tự động điều hướng và cá nhân hóa trải nghiệm: AI phân tích hành vi người dùng, hiểu được khu vực nào họ quan tâm nhất để gợi ý góc nhìn phù hợp. Tích hợp chatbot AI để trả lời ngay lập tức các câu hỏi của khách hàng về bất động sản.
Phân tích dữ liệu để tối ưu bán hàng: AI theo dõi lượng người xem, thời gian dừng lại ở từng khu vực, giúp chủ nhà và môi giới biết được điểm nào hấp dẫn nhất trong căn nhà để tập trung tiếp thị.
Kết quả đạt được:
Trải nghiệm sống động hơn giúp người mua dành nhiều thời gian hơn để khám phá bất động sản trên Zillow. Thời gian khách hàng dành để xem Virtual Tour tăng 200% đồng thời tăng tỷ lệ chốt deal đến 22%.
Marriott Hotels là một trong những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới, hoạt động tại hơn 130 quốc gia. Tuy nhiên, Marriott gặp phải những vấn đề phổ biến trong ngành khách sạn khi khách hàng đặt phòng trực tuyến khó hình dung trải nghiệm thực tế, từ đó khiến thời gian ra quyết định đặt phòng kéo dài.
Các nền tảng đặt phòng chỉ hiển thị danh sách phòng theo giá và loại phòng, không có gợi ý dựa trên sở thích cá nhân. Khách hàng phải tự tìm kiếm, xem nhiều tùy chọn khác nhau dẫn đến sự quá tải thông tin.
Marriott đã triển khai "Try Before You Fly", dự án Virtual Tour tích hợp AI giúp khách hàng trải nghiệm trước khách sạn trước khi đặt phòng:
Công nghệ VR360 giúp khách hàng khám phá không gian như thật, khách hàng có thể tự do di chuyển trong phòng, nhà hàng, hồ bơi, spa, khu vực sự kiện qua Virtual Tour 360°. Điều này giúp khách có cái nhìn chính xác về dịch vụ, không gian, tiện nghi trước khi đưa ra quyết định.
AI phân tích sở thích và đề xuất phòng phù hợp dựa trên hệ thống AI theo dõi hành vi người dùng trong Tour, xem họ dành nhiều thời gian ở khu vực nào, quan tâm đến loại phòng nào... dựa trên những dữ liệu này, AI có thể đề xuất phương án phù hợp với khách hàng.
Kết quả đạt được
Trải nghiệm VR360 giúp khách hàng tự tin hơn khi đặt phòng, giảm lo ngại về sự khác biệt giữa ảnh quảng cáo và thực tế. Tăng 18% lượng đặt phòng đồng thời rút ngắn thời gian ra quyết định từ 7 xuống 3 ngày.
Do khách đã có trải nghiệm trước, họ biết mình sẽ nhận được gì, giảm thiểu các phàn nàn khi nhận phòng.
AI có thể nâng cấp VR Tour 360 trở nên thực tế và hấp dẫn hơn đối với người dùng thông qua những khả năng mà công nghệ này có thể mang lại như: trình tạo hình ảnh, chatbot AI, thuyết minh ảo. Với những cải tiến này, người dùng có thể tham quan Tour với những trải nghiệm được tối ưu hơn.
Nếu Zillow có thể thay đổi cuộc chơi trong ngành bất động sản hay Marriott Hotel nâng cao trải nghiệm người dùng bằng AI và Virtual Tour, thì các doanh nghiệp khác cũng có thể ứng dụng AI và Tour 360 để tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ!
Liên hệ với chúng tôi tại đây để nâng cấp trải nghiệm khách hàng với AI và VR, Virtual tour.
Table of content
2. Sự khác biệt giữa Trí tuệ nhân tạo và Thực tế ảo
4. Ứng dụng phổ biến của AI trong thực tế ảo hiện nay
Học tập tương tác (Interactive learning)
Tự động hóa và phân tích dữ liệu
Thiết kế, thay đổi một phần hoặc toàn phần không gian ảo theo thời gian thực
5. Vậy với VR360 Virtual tour và Bản đồ số du lịch thông minh, AI được ứng dụng như thế nào?