Trong thời đại 4.0, số hoá đã có những tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, bao gồm tài chính, y tế, xây dựng, giáo dục,... Cho phép dữ liệu được xử lý nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ và truyền tải qua mạng, có những kiến tạo mới trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Cùng tìm hiểu những ứng dụng số hóa trong 5 lĩnh vực dưới đây!
Đẩy mạnh số hóa, giảm bớt thời gian làm thủ tục tại các cơ sở khám chữa bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế. Đặc biệt, điều đó giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả người bệnh, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Từ năm 2020, Bộ Y tế đã triển khai đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” theo Quyết định số 2628/QĐ-BYT và khai trương 1000 điểm cầu. Việc triển khai đẩy mạnh số hóa mang đến những bước tiến đột phá trong ngành. Ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, IoT... giúp quá trình tiếp cận thông tin về bệnh tình, phương pháp điều trị nhanh chóng.
Đến thời điểm hiện tại, 100% bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; nhiều bệnh viện đã và đang triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy.
Một ví dụ tại Bệnh viện Đa khoa An Giang, họp giao ban trên điện tử, mọi số liệu về số lượng bệnh nhân biến động trong ngày, đơn thuốc, thu chi… đều hiển thị đầy đủ nên lãnh đạo bệnh viện có thể can thiệp, điều chỉnh ngay hành vi của bác sĩ nếu có tình trạng lạm dụng kê đơn, chỉ định xét nghiệm quá mức.
Một số bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim, phát triển ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân tạo nên sự thuận tiện trong việc theo dõi bệnh tình, cập nhật các chỉ số nhanh chóng, kịp thời.
Phát triển logistics xanh, gắn với số hóa là xu hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, theo khảo sát của Bộ Công thương, hơn 66% doanh nghiệp được khảo sát có chiến lược phát triển logistics xanh, nhưng chỉ có khoảng 31% có sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động kho bãi. Công tác số hóa trong ngành logistics vẫn cần được chú trọng đầu tư và phát triển.
Ngành logistics có đặc thù cần liên kết chặt chẽ giữa mọi khâu trong quy trình cung ứng, vì thế việc thống nhất trong thông tin, tài liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để có thể đảm bảo thông tin thống nhất, việc số hóa tài liệu lên kho dữ liệu tập trung được các doanh nghiệp logistics lựa chọn.
Xây dựng kho lưu trữ tài liệu tập trung nhờ vào việc số hóa. Các tài liệu, dữ liệu liên qua đến thông tin cá nhân, dịch vụ, tiến trình vận chuyển... cần được lưu trữ cẩn thận và đảm bảo thông tin xuyên suốt trong quá trình truyền tải thông tin, thuận tiện cho việc truy cập từ xa. Vì vậy, công tác số hóa tài liệu có thể tối ưu hóa việc quản lý, lưu trữ tài liệu an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Có đến hơn 42.65% đơn vị logistics gặp những vấn đề về xử lý tài liệu khi giao dịch với khách hàng. Do thông tin khối lượng lớn, sắp xếp rời rạc dẫn đến khó tổng hợp, trích xuất. Việc chuyển từ tài liệu truyền thống sang dạng kỹ thuật số, đảm bảo thuận tiện cho quá trình làm việc và nâng cao trải nghiệm khách hàng, hỗ trợ giải quyết thực trạng tài liệu phân mảnh đang diễn ra trong hoạt động của hàng loạt chuỗi cung ứng lớn.
Để đáp ứng nhu cầu và tiến độ của các dự án, công trình xây dựng, số hóa dường như trở thành một nhiệm vụ bắt buộc đối với ngành kiến trúc, xây dựng. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 bởi Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Châu Âu Leibniz (ZEW), 61,5% các công ty xây dựng chậm tiến độ do thiếu thông tin về các hoạt động thực tế tại công trường. Điều này đặt ra yêu cầu với ngành xây dựng là số hóa các tài liệu quan trọng để chia sẻ thông tin nhanh chóng, chính xác, phục vụ trong quá trình làm việc.
Số hóa giúp kiểm soát tiến độ của dự án một cách tốt hơn. Với đặc thù cần kết nối trực tiếp giữa nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn trong những dự án phức tạp, ngành xây dựng cần phải đảm bảo được yêu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời. Việc trao đổi và quản lý, lưu trữ các thông tin truyền thống, thủ công đã không còn phù hợp. Cần phải số hóa quy trình cũng như các tài liệu để có thể đảm bảo tiến độ của dự án.
Các tài liệu đặc biệt như bản vẽ, bản thiết kế, sơ đồ... với số lượng lớn và phức tạp, khi được số hóa có thể tiết kiệm được không gian lưu trữ, có thể tìm kiếm ngay tức thì, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu trữ. Một dự án xây dựng đường hầm ở Mỹ với sự tham gia của 600 nhà cung cấp chỉ cần sử dụng một nền tảng để quản lý thông tin. Điều này giúp tiết kiệm 75% thời gian làm việc và tăng tốc 90% thời gian truyền tải tài liệu, tiết kiệm hơn 5 tỷ đô la.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng hiện đang có hơn 20 triệu tài khoản cá nhân. Với số lượng tài khoản như vậy, việc số hóa các dữ liệu, hồ sơ, thông tin giấy tờ trong ngân hàng là điều cần thiết để quá trình vận hành được đảm bảo.
Ứng dụng số hóa để tạo lập kho dữ liệu số, các thông tin của khách hàng, thông tin tài khoản thế chấp, báo cáo tài chính, Việc lưu trữ các thông tin này đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tình trạng mất hay rò rỉ thông tin. Việc tìm kiếm, truy xuất thông tin, dữ liệu cũng trở nên nhanh chóng. Việc số hóa tài liệu cho phép ngân hàng bóc tách thông tin khách hàng tự động thay vì nhập liệu thủ công truyền thống. Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho nhân viên ngân hàng và nâng cao hiệu quả làm việc.
Ứng dụng số hóa trong ngành ngân hàng giúp quản trị được rủi ro trong việc tích hợp tính năng đối chiếu thông tin như chữ ký, bản viết tay, chỉ ra điểm khác biệt so với bản gốc để ngăn chặn các hành vi gian lận, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Bên cạnh đó, việc ứng dụng số hóa vào quy trình trong ngân hàng còn giúp quá trình thực hiện các công việc của nhân viên chăm sóc nhanh hơn, khách hàng cũng rút ngắn giai đoạn khi tiến hành giao dịch.
Ứng dụng số hóa vào công tác quản lý sổ sách, hồ sơ như sổ liên lạc điện tử, giáo án điện tử, sổ theo dõi chất lượng giáo dục, sổ chủ nhiệm… giúp giáo viên giảm bớt các công việc theo dõi, quản lý. Xa hơn, số hóa ngành giáo dục được kỳ vọng sẽ triệt tiêu những tiêu cực trong học tập, thi cử. Đồng thời giúp phụ huynh theo dõi, đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục trẻ.
Hiện nay, nhiều trường học đã diễn ra các hoạt động tập huấn kiến thức về giáo dục thời đại công nghệ 4.0, kỹ năng ứng dụng công nghệ giáo dục vào hoạt động dạy và học bằng “số hóa bài giảng” và bộ công cụ Office 365. Trọng tâm là sự đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, tăng cường tính chủ động và tương tác của học sinh trong hoạt động dạy học.
Triển khai số hóa không chỉ giúp nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm bớt khối lượng công việc của giáo viên mà còn giúp học sinh, sinh viên thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng. Có thể học mọi lúc mọi nơi thông qua các giáo trình điện tử.
Dù doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào, việc số hóa cũng đều cần thiết để tránh bị tụt hậu. Đồng thời, số hóa mang đến nhiều lợi ích giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng và phát triển mạnh mẽ hơn. Hy vọng qua những ứng dụng số hóa trong 5 lĩnh vực trên sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi phù hợp trong doanh nghiệp.
Bài viết liên quan:
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục