Chúng ta dễ dàng bắt gặp mã QR 360 ở khắp mọi nơi, tại những trung tâm mua sắm cho đến các cửa hàng tiện lợi hay trên mỗi thẻ căn cước công dân. Gần đây, để giúp người dân và khách du lịch có thêm những trải nghiệm tham quan dễ dàng và thuận tiện về các di tích và hiện vật, Ban quản lý của các địa điểm du lịch, khu di tích đã gắn mã QR cho từng hiện vật. Đây là công trình “Số hóa các di tích” đang được các cơ sở đoàn của các tỉnh thực hiện rộng rãi. Vậy mã vạch QR 360 được ứng dụng như thế nào trong công tác số hóa di tích? Cùng VR360 tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
Mã QR 360 (Quick Response Code) là một mã vạch ma trận có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. Được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994, với cấu trúc của một ký hiệu QR code gồm: hoa văn định vị, vùng dữ liệu và mô-đun. Nhờ các hoa văn định vị mà QR code có thể được đọc ở 360 độ. Mã vạch hai chiều có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
Mã QR chứa được nhiều dữ liệu, độ mã hóa cao, đọc được mọi hướng (360 độ) với tốc độ cao bằng máy quét và có thể phục hồi lỗi tốt (có thể khôi phục khi bị hỏng 30% mã). QR Code có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.
Tận dụng thế mạnh của công nghệ số cũng như nhận thấy nhu cầu tiếp cận thông tin trên môi trường Internet rất cao – đặc biệt là trong giới trẻ. Ban quản lý khu di tích, bảo tàng đã đầu tư, ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyên môn lẫn các hoạt động trải nghiệm, các tiện ích phục vụ công chúng. Trong đó, công tác số hóa, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hiện vật và quản lý thông tin bằng mã QR được các cơ quan chú trọng triển khai.
Số hóa hiện vật bảo tàng nhằm hiện đại hóa hoạt động của bảo tàng, giúp quản lý hiện vật thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn cũng như hỗ trợ cho công tác truyền thông, quảng bá và tăng tương tác với người xem; đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và phát huy tối đa giá trị các sưu tập hiện vật thông qua khai thác thế mạnh của công nghệ số.
Cùng tìm hiểu xu hướng: Thực tế ảo dành cho lĩnh vực du lịch bảo tàng
Năm 2023, Bảo tàng Đà Nẵng đã từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quy trình hoạt động chuyên môn nghiệp vụ bằng việc xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện vật và quản lý hiện vật trong kho cơ sở bằng mã QR. Mỗi hiện vật khi được thêm mới thành công vào hệ thống Quản lý thông tin hiện vật Bảo tàng Đà Nẵng thuộc Phần mềm quản lý nhà nước chuyên ngành Văn hóa và Thể thao của thành phố Đà Nẵng thì toàn bộ dữ liệu của hiện vật như: Vị trí lưu trữ, hoạt động bảo quản, trưng bày, tài liệu tham khảo… đều được quản lý, lưu trữ trong phần mềm. Đến nay, Bảo tàng đã thực hiện gắn mã QR cho 500 hiện vật thuộc các chất liệu đồ giấy, đồ dệt và đồ mộc đang lưu giữ trong kho cơ sở.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa cũng là một trong những địa điểm tại Đà Nẵng triển khai gắn QR code cho 300 hiện vật, đưa vào sử dụng phần mềm quản lý thông tin hiện vật bằng mã QR. Tự động xuất ra 2 mã QR, trong đó một mã QR dành cho cán bộ quản lý hiện vật và một mã QR dành cho khách tham quan trực tiếp. Mỗi hiện vật được thêm mới thành công sẽ được quản lý, lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Thông tin hiện vật, thông tin về vị trí lưu trữ hiện vật, lịch sử bảo quản đều được lưu trữ, bảo đảm phục vụ công tác chuyên môn. Các hiện vật, tài liệu được gắn mã QR Code mã hoá thông tin về các tư liệu giúp khách tham quan có thể xem đầy đủ thông tin về những hiện vật mà không cần phải có sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch.
Hà Nội cũng đang đẩy mạnh thực hiện số hóa các di tích trên mỗi quận, chiều ngày 29 tháng 12 năm 2023, Ban Thường vụ Quận đoàn Hai Bà Trưng phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng công trình “Bản đồ số địa chỉ đỏ” tại Chùa Vua, mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dân. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và kết nối mạng Internet, người dân, du khách đến từ bất cứ nơi đâu cũng sẽ có được những thông tin, hình ảnh trải nghiệm về những di tích lịch sử.
“Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người dân, du khách thập phương quét mã QR sẽ có được những thông tin, hình ảnh về những di tích lịch sử này. Việc khám phá, tìm hiểu di tích cũng trở nên dễ dàng, thú vị hơn”, Bí thư Quận đoàn Hai Bà Trưng - Nguyễn Lê Ngân cho biết.
Mọi người đều có thể tạo mã QR cho riêng mình hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần gõ từ khóa "QR code generator" trên công cụ tìm kiếm bạn sẽ tìm được rất nhiều công cụ trực tuyến giúp tạo mã QR. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo công cụ đáng tin cậy Kaywa được tạo bởi Datamatrix, Qurify hay Delivr.
Dưới đây là cách tạo mã QR cho các khu di tích, bảo tàng cũng như các địa điểm và tài liệu văn hóa khác:
Tìm hiểu thêm về công nghệ được ứng dụng: MÔ HÌNH 3D - AR
Mã QR 360 là một công cụ kỹ thuật số tiên tiến đã được chứng minh là hợp lý hóa mọi công việc. Khi được sử dụng để bảo tồn và chia sẻ kiến thức về văn hóa và truyền thống, mã QR mang đến rất nhiều lợi ích và sự tiện dụng.
- Tiết kiệm không gian: Mã QR cho phép tích hợp và cung cấp thông tin chi tiết về một hiện vật trong không gian nhỏ. Chỉ cần đưa thiết bị và quét, hàng ngàn thông tin hữu ích về các địa điểm văn hóa và hiện vật sẽ được hiện ra. Như vậy không cần thiết phải trưng bày, giới thiệu trong một không gian rộng lớn, bạn vẫn có thể có được những thông tin cần thiết nhờ QR 360.
- Khả năng lưu trữ hiệu quả: Mã QR nổi tiếng về khả năng lưu trữ hiệu quả hơn các phương thức lưu trữ truyền thống. Ban quản lý khu di tích, bảo tàng có thể dễ dàng lưu trữ và quản lý các thông tin liên quan đến hiện vật. Có thể tải lên hoặc nhúng thông tin toàn diện như liên kết trang web, tệp tài liệu liên quan đến các tài liệu, hiện vật trưng bày vào mã QR.
- Có thể chỉnh sửa: Mã QR là công cụ kỹ thuật số rất linh hoạt, người dùng có thể thay đổi kích thước, giúp dễ dàng khớp mã vào các bề mặt lớn hoặc nhỏ. Có khả năng chỉnh sửa thông tin được nhúng. Điều này cho phép người dùng cập nhật, chỉnh sửa hoặc xóa nội dung mã QR bất cứ lúc nào họ muốn, ngay cả khi mã QR hiện đang được sử dụng. Quá trình chỉnh sửa sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của mã QR.
- Hỗ trợ quảng bá, thu hút khách du lịch: Với xu hướng công nghệ 4.0, rất dễ dàng để có thể thu hút và nâng cao trải nghiệm du lịch của khách tham quan thông qua ứng dụng các công nghệ như QR code. Khách du lịch chỉ cần quét mã để có được những thông tin mình cần, không cần phải mất quá nhiều thời gian tham quan, trải nghiệm hay phải cần sự hướng dẫn, của giúp của hướng dẫn viên du lịch.
Việc tích hợp mã QR 360 vào các hiện vật, tài liệu là một nỗ lực quảng bá và bảo tồn di sản văn hóa của các cơ quan quản lý. Rất nhiều tỉnh thành đã thực hiện và nhận được những tín hiệu phản hồi tốt từ du khách. Hy vọng với những thông tin mà VR360 chia sẻ, sẽ giúp bạn ứng dụng QR code hiệu quả trong công tác quản lý và bảo tồn các di tích, hiện vật.
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục