Với sự phát triển của công nghệ, nhiều bảo tàng, nhà trưng bày trên thế giới đã ứng dụng công nghệ số để số hóa bảo vật 3D nhằm quảng bá và thu hút du khách tham quan thông qua việc truy cập trực tuyến để tương tác với các hiện vật được trưng bày bên trong bảo tàng.
Tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi số được coi là một trong những hoạt động tất yếu của bảo tàng, nhà trưng bày hay khu triển lãm hiện nay. Số lượng các bảo vật quốc gia, các hiện vật gắn liền với những giá trị văn hóa lịch sử luôn cần được bảo tồn và gìn giữ tại các bảo tàng từ các tỉnh trên cả nước. Hoạt động số hóa bảo vật quốc gia 3D đã diễn ra hầu hết ở các bảo tàng như: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam...
Đà Nẵng cũng là một trong những thành phố đi đầu về chuyển đổi số, bảo tàng, nhà trưng bày đã sử dụng ứng dụng thông minh như: quét mã QR, trưng bày mô hình 3D, công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ thực tế tăng cường (AR)… để làm phong phú cách thức trưng bày của bảo tàng, di tích. Đây cũng là cầu nối hữu hiệu, gắn kết công chúng với các di sản, bảo vật trong các bảo tàng, khu di tích. Đồng thời mang đến cho những di sản văn hóa của thành phố một đời sống khác, một cách trưng bày mới lạ và độc đáo, một sức sống mới mà bấy lâu nay vẫn nằm ngoài sự quan tâm và hiểu biết của du khách nói riêng, của công chúng nói chung.
Đà Nẵng hiện có bốn bảo tàng công lập gồm Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Bảo tàng Quân khu 5. Ngoài ra còn có ba bảo tàng ngoài công lập và hai nhà trưng bày. Các bảo tàng đã tiến hành khảo sát và phân tích để xây dựng nội dung chuyển đổi số phù hợp từng giai đoạn. Trong đó, chú trọng phát triển các ứng dụng công nghệ mang đến nhiều trải nghiệm mới cho công chúng ở cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến nay, hàng nghìn hiện vật, tư liệu, di tích, di sản tại Đà Nẵng đã được số hóa thông qua công nghệ VR360, scan 3D mang đến giao diện độc đáo, mới mẻ cho du khách.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa là một trong những bảo tàng, nhà trưng bày ứng dụng triển khai số hóa các hiện vật. Nơi đây gắn liền với thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt; là nơi trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền những thông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động, giá trị minh chứng lịch sử về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Nơi đây trưng bày hơn 300 tài liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh, được tổ chức trưng bày xuyên suốt, phản ánh cả quá trình lịch sử theo chiều lịch đại, từ những ngày đầu khi các chúa Nguyễn khai phá, xác lập chủ quyền đến thời điểm hiện nay.
Năm 2023, Ban quản lý nhà Trưng bày Hoàng Sa đã hợp tác cùng VR360 để triển khai số hóa 300 hiện vật, đưa vào sử dụng phần mềm quản lý thông tin hiện vật bằng mã QR. Mỗi hiện vật được thêm mới thành công sẽ được quản lý, lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Thông tin hiện vật, thông tin về vị trí lưu trữ hiện vật, lịch sử bảo quản đều được lưu trữ, bảo đảm phục vụ công tác chuyên môn. Nhà Trưng bày Hoàng Sa sẽ tự động xuất ra 2 mã QR, trong đó một mã QR dành cho cán bộ quản lý hiện vật và một mã QR dành cho khách tham quan trực tiếp. Các hiện vật, tài liệu được gắn mã QR Code mã hoá thông tin về các tư liệu giúp khách tham quan có thể xem đầy đủ thông tin về những hiện vật mà không cần phải có sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch.
Có thể bạn quan tâm: 5 lợi ích bảo tàng ảo mang lại, cách làm bảo tàng ảo tối ưu
Các hiện vật, bảo vật tại nhà Trưng bày được chia làm hai loại để có hướng sử lý phù hợp và hiệu quả, bao gồm: Các hiện vật dạng khối (thuyền ghe bầu, Mộc bài, thuyền câu...) và các hiện vật dạng phẳng (Châu bản, Mộc bản, An Nam Đại Quốc họa...) Ở công đoạn số hóa hiện vật dạng khối sẽ dùng máy scan 3D để quét Laser 3D hiện vật. Tùy kích thước của hiện vật mà chúng ta sẽ sử dụng những loại máy scan phù hợp. Đối với nhóm hiện vật dạng 2 chiều sẽ sử dụng máy scan 2 chiều hoặc dùng máy ảnh chuyên dụng.
Tiếp đó sẽ lập trung tâm dữ liệu để lưu trữ, quản lý và phổ biến tài liệu, các thông tin hiện vật đã số hóa sẽ được đưa vào bộ nhớ của Server để lưu trữ, quản lý dữ liệu và tổ chức khai thác. Tổ chức khai thác phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu hiện vật và trưng bày phục vụ khách tham quan. Từ trung tâm dữ liệu, chúng ta có thể chuyển thông tin số hóa qua nối mạng sang hệ thống máy tính hoặc các phương tiện kỹ thuật phục vụ công chúng trong và ngoài bảo tàng.
Ban quản lý Bảo tàng TP. Đà Nẵng xác định mục đích xây dựng mô hình bảo vật 3D tạo nên một hệ thống quản lý quy chuẩn và khoa học, phục vụ cho việc nghiên cứu và tham quan một cách hiệu quả mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp đến hiện vật, bảo vệ tuyệt đối các hiện vật để tránh những ảnh hưởng, hư hại không đáng có. Ngoài ra trưng bày các hiện vật, bảo vật phục vụ khách tham quan tại bảo tàng hoặc thông qua mạng internet một hình thức mới sinh động và hấp dẫn hơn, không dừng lại ở việc nhìn ngắm, giờ đây khách tham quan có thể tương tác, tìm kiếm không giới hạn các hiện vật có tại bảo tàng. Đặc biệt lan tỏa giá trị văn hóa, di sản đến gần hơn với công chúng trên không gian số là một trong những mục tiêu của chuyển đổi số trong hệ thống các bảo tàng.
Đối với việc bảo tồn và lưu giữ các hiện vật, bảo vật thì việc ứng dụng công nghệ Scan 3D, VR, quét mã QR, sẽ giúp các hiện vật gốc được bảo tồn tốt hơn vì sau khi số hóa, du khách hay ban quản lý ít phải tác động trực tiếp đến các hiện vật khi cần kiểm kê, nghiên cứu... Đặc biệt, số hóa hiện vật, bảo vật 3D giúp Ban quản lý Nhà Trưng bày Hoàng Sa xây dựng được những nội dung trưng bày hiện đại, tạo sự tương tác chân thật cùng những trải nghiệm hấp dẫn, sống động hơn đối với khách tham quan. Công nghệ số hóa đã và đang giúp các bảo tàng trưng bày hiện vật một cách mới lạ đến đông đảo công chúng, ở mọi thời gian, địa điểm khác nhau.
Cùng xem một số hiện vật đã được số hóa dưới đây nhé:
Bài viết liên quan: Bảo vật 3D: Kết nối thời gian, không gian cùng di sản văn hoá
Số hóa các hiện vật, bảo vật đang ngày càng khẳng định vai trò của một phương pháp bảo tồn, lưu giữ di sản phù hợp trong xã hội số hiện nay, góp phần quan trọng trong quản lý, cung cấp thông tin làm cơ sở nghiên cứu lịch sử, giúp những người ở xa có cơ hội tiếp cận với di sản giống như tham quan trực tiếp. Nhà Trưng bày Hoàng Sa đang làm tốt công tác bảo tồn gìn giữ các hiện vật, bảo vật 3D, hỗ trợ du lịch thành phố phát triển.
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ: