Số hóa hiện vật - xu hướng tất yếu cho bảo tàng 4.0?
Số hóa hiện vật đang là giải pháp ứng dụng công nghệ thực tế ảo hàng đầu dành cho các khu di tích, bảo tàng trong thời đại công nghệ 4.0. Với mong muốn cung cấp tài liệu, hiện vật đến gần hơn với công chúng bất kể trong thời gian và địa điểm nào, nhiều bảo tàng đã ứng dụng công nghệ số hóa để tạo nên những trải nghiệm mới thu hút du khách. Bên cạnh đó giúp ban quản lý bảo tàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong việc số hóa bảo tàng theo chỉ thị của nhà nước. Trong bài viết này, cùng VR360 khám phá những điều thú vị về số hóa hiện vật tại bảo tàng và kiểm chứng xem liệu đây có phải là xu hướng tất yếu cho bảo tàng trong thời đại 4.0?
Số hóa hiện vật hay số hóa hiện vật bảo tàng là quá trình chuyển đổi các thông tin (tài liệu, hình ảnh, hiện vật...) có trong không gian thực thành dữ liệu số, được thực hiện thông qua các công nghệ số hóa như máy quét 3D, máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm xử lý hình ảnh. Đây là một phương pháp giúp bảo quản, lưu trữ thông tin chi tiết về hình dạng, kích thước và màu sắc của các hiện vật một cách an toàn và hiệu quả. Đặc biệt đối với các bảo tàng có số lượng lớn các tài liệu, hiện vật với giá trị lịch sự lâu đời, số hóa các thông tin tài liệu, hiện vật là một giải pháp mà ban quản lý bảo tàng, khu di tích không nên bỏ qua.
Khi giới trẻ ngày nay có xu hướng tìm kiếm thông tin trên internet, bị thu hút bởi những thông tin và trải nghiệm mới lạ thì số hóa hiện vật bảo tàng là một trong những giải pháp công nghệ mới có thể thôi thúc những người trẻ tham gia trải nghiệm bảo tàng dù trước nay chưa từng có. Số hóa hiện vật bảo tàng đã góp phần giải quyết triệt để những lo ngại của các bảo tàng trong việc thu hút mọi người tham quan trải nghiệm. Bằng việc số hóa tài liệu, hình ảnh, hiện vật để tạo thành một chuyến tham quan thực tế ảo giúp công chúng có thể dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm các thông tin tài liệu mà không cần đến trực tiếp bảo tàng.
Nước ta hiện có khoảng 147 bảo tàng, trong đó có 83 bảo tàng ở các tỉnh thành phố, 36 ở bộ ngành và 4 bảo tàng do bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Đơn cử tại bảo tàng tỉnh Gia Lai hiện đang lưu giữ hơn 10.000 hiện vật với sự đa dạng về loại hình, phong phú về chất liệu, tạo nên sự khó khăn nhất định trong việc quản lý và vận hành bảo tàng. Người quản lý cần phải phân loại, cập nhật thường xuyên, bên cạnh đó quy trình làm việc thường thông qua ghi chép vào số sách nên rất khó trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin hiện vật. Sau khi hiện vật bảo tàng được số hóa thông tin tạo nên một bảng thông tin mô phỏng được lưu trữ trên hệ thống bộ nhớ máy tính, từ đó đem đến nhiều tiện lợi trong hoạt động quản lý, tìm kiếm và truy xuất thông tin về hiện vật.
- Trải nghiệm sống động và trực quan: Thông qua bảo tàng số hóa, du khách có thể dễ dàng tiếp cận các hiện vật quý giá như: tác phẩm nghệ thuật, di tích lịch sử, vật phẩm triển lãm... với những trải nghiệm di chuyển, xoay và tương tác trong mọi không gian khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, du khách dễ dàng hình dung các hiện vật, không gian khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử một cách chân thực, trực quan với các tính năng vượt trội như MC ảo, thuyết minh tự động về những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được bảo tàng sưu tầm, nghiên cứu,... mà không cần hướng dẫn viên hay đến trực tiếp địa điểm. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh sau lần ra mắt ứng dụng công nghệ số đã thu hút hơn 515 nghìn lượt truy cập và 12 nghìn lượt chia sẻ. Đây là những khởi đầu thuận lợi để bảo tàng tiếp tục nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ thu hút nhiều khách tham quan hơn nữa.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với số hóa hiện vật, khách tham quan không cần phải tốn nhiều thời gian để đến trực tiếp bảo tàng và tìm kiếm một tài liệu nào đó. Đây là giải pháp công nghệ hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian không chỉ cho du khách mà còn có các hướng dẫn viên, quản lý khu du lịch, bảo tàng. Bên cạnh đó, số hóa bảo tàng giúp các tổ chức có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc thuê nhân sự quản lý bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch. Nhờ vào việc kết hợp hướng dẫn viên ảo, công nghệ hỗ trợ thuyết minh chi tiết và rõ ràng về các hiện vật, sự kiện cho khách tham quan, mang lại các góc nhìn tổng quan về khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử.
- Tích hợp thông tin dễ dàng với nhiều tính năng: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào bảo tàng cho phép hiển thị các thông tin hướng dẫn, giới thiệu chi tiết về các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử... Ngoài ra, với tính năng MC ảo, công nghệ hỗ trợ thuyết minh cung cấp các thông tin rõ ràng về các hiện vật, hình ảnh cho khách tham quan, tạo cảm giác như đang có mặt và tương tác trực tiếp. Bên cạnh đó, việc tích hợp hệ thống quản lý giúp những người quản lý có thể kiểm soát mọi hoạt động, thông tin đang diễn ra tại bảo tàng hay các khu di tích...
- Thay thế và tích hợp vào Website: Giải pháp công nghệ số hóa bảo tàng dễ dàng tích hợp vào website của các bảo tàng và khu di tích, giúp truyền tải nội dung một cách đầy đủ, sinh động và chi tiết cùng nhiều tiện ích đa năng như hướng dẫn viên thuyết minh ảo, chatbot hỗ trợ giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin chi tiết và rõ ràng về hiện vật, sự kiện bảo tàng, khu du lịch và di tích lịch sử cho du khách. Bên cạnh đó, số hóa bảo tàng đóng vai trò như một website với những tổ chức chưa có website, tạo nên cầu nối để trao đổi thông tin giữa bảo tàng với khách tham quan, có cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của bảo tàng đến với công chúng.
- Tạo sự khác biệt và nâng cao uy tín: Bảo tàng số hóa giúp các khu di tích, bảo tàng tạo nên những trải nghiệm độc đáo và khác biệt. Nếu trước đây khi muốn tham quan bảo tàng, du khách thường phải đến trực tiếp địa điểm, tiếp nhận thông tin hiện vật thông qua sự trưng bày với những bản ghi ngắn gọn thì số hóa hiện vật mang lại nhiều tiện ích cho công chúng. Bây giờ chỉ cần một vài thao tác đơn giản, khách tham quan có thể tiếp nhận thông tin liên quan đến hiện vật một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Đồng thời có thể xoay, lật, tương tác trực tiếp với không gian bên trong bảo tàng. Tạo nên những trải nghiệm thú vị giúp tăng mức độ uy tín cho bảo tàng, khu di tích.
- Thuận lợi trong lưu trữ, bảo quản hiện vật: Các tài liệu, hiện vật được xem là “gốc rễ” là “tài sản” của một bảo tàng, tuy nhiên việc trưng bày các hiện vật không tránh khỏi những tổn thất, hư hại không đáng có. Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên hiện đang lưu giữ trên 35 nghìn hiện vật cùng 3 phòng trưng bày chuyên đề, bảo tàng chủ yếu trưng bày theo tính chất truyền thống và đón khách đến xem trực tiếp nên trong quá trình hoạt động và quản lý gặp không ít khó khăn. Từ sau khi bảo tàng tỉnh Thái Nguyên bắt đầu tiếp cận với những hoạt động ứng dụng chuyển đổi số đã giúp cho việc quản lý các hiện vật trở nên dễ dàng hơn, nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ và chi tiết mà không cần phải ghi chép qua sổ sách, lý lịch... Hiện vật bảo tàng sau khi được số hóa thông tin thì lúc nào cũng có thể cập nhật, cung cấp lượng thông tin một cách phù hợp với yêu cầu của khách tham quan. Trên cơ sở đó người quản lý có thể đưa ra những dự báo, định hướng phù hợp cho hoạt động của bảo tàng trong từng giai đoạn cụ thể
Có thể bạn đang quan tâm đến Số hóa di sản: Giải pháp công nghệ mới hồi sinh di tích lịch sử
3. Các bước thực hiện bảo tàng số hóa hiện vật
Việc thực hiện bảo tàng số hóa hiện vật không chỉ đòi hỏi có các công nghệ số hóa tiên tiến mà còn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, định hướng một kế hoạch thực hiện rõ ràng. Dưới đây là các bước thực hiện bảo tàng số hóa hiện vật nói chung mà các tổ chức, người quản lý bảo tàng có thể tham khảo:
- Bước 1: Khảo sát thực tế tại bảo tàng: Đây là một bước quan trọng để có được những hình dung ban đầu một cách chân thật nhất về bảo tàng, xác định được các khu vực, vị trí trưng bày, các thông tin chi tiết để phục vụ cho quá trình số hóa các tài liệu, hiện vật có ở bảo tàng.
- Bước 2: Thu thập và phân loại tài liệu, hiện vật: Có thể tiếp nhận thông tin, tài liệu được bàn giao từ các người quản lý bảo tàng hoặc thu thập tài liệu trực tiếp trong quá trình khảo sát. Sau đó sắp xếp, phân loại các hiện vật dưới nhiều hình thức khác nhau để thuận tiện trong quá trình quét tài liệu. Tùy thuộc vào mục tiêu lưu trữ của các tổ chức mà quá trình sắp xếp, phân loại tài liệu cũng sẽ biến đổi theo. Ví dụ như những tài liệu, hiện vật cổ quý hiếm khi số hóa để bảo tồn, lưu giữ cần đặc biệt chú ý cẩn thận để có thể lấy được tư liệu một cách chính xác nhất, truyền tải đúng nhất những nội dung mà các bảo tàng hướng đến.
- Bước 3:Quét tài liệu bằng các loại công nghệ phù hợp: Tùy vào tính chất của các tài liệu mà sử dụng các công nghệ số hóa phù hợp để mang lại kết quả và chất lượng tốt nhất. Sử dụng máy quét 3D để mô phỏng lại các tài liệu với mức độ chính xác lên đến 99% hay VR360 Virtual Tour phù hợp trong không gian rộng lớn, tái hiện chân thực không gian trưng bày bên trong bảo tàng.
- Bước 4: Biên tập và xuất bản: Lên nội dung để thuận tiện hơn trong việc hướng dẫn và giới thiệu với các du khách khi tham gia trải nghiệm bảo tàng số hóa, đặc biệt nên ghi chú các thông tin bổ sung như mô tả, nguồn gốc, tác giả hoặc năm sáng tạo của các tư liệu có tại bảo tàng.
Để hiểu hơn quy trình thực hiện số hóa bảo tàng của VR360 liên hệ ngay qua hotline 0935 690 369 để chúng tôi tư vấn chi tiết.
Tại các bảo tàng tỉnh hiện nay đang lưu giữ và quản lý trên 75.000 tài liệu hiện vật các loại, gần 6.500 ảnh tư liệu, cùng nhiều tài liệu sách báo khác nhau. Trong đó, có trên 90% tài liệu hiện vật đã được đưa vào hệ thống quản lý bằng phần mềm “Quản lý thông tin hiện vật” trên không gian mạng. Việc số hóa hiện vật tại bảo tàng không chỉ đơn thuần là một bước tiến về công nghệ, mà còn mở ra một thế giới mới đầy sự sáng tạo. Bảo tàng số hóa đòi hỏi những yêu cầu cao trong quá trình thực hiện, vì vậy các tổ chức, người quản lý càng khắt khe hơn trong quá trình tìm kiếm đơn vị thi công, thực hiện. Với kinh nghiệm thực hiện hơn 500 dự án thực tế ảo lớn nhỏ trong nước, VR360 tự tin có thể đồng hành cùng các bảo tàng trong công cuộc chuyển đổi số áp dụng các phương pháp, công nghệ thực tế ảo, mang đến những hiệu quả tối ưu cùng với chi phí hợp lý nhất cho các dự án.
Đừng ngại tham khảo thêm một số dự án số hóa hiện vật bảo tàng, khu di tích nổi bật mà VR360 đã thực hiện:
- Bảo Tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng: Nhằm thực hiện ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản mỹ thuật… Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng áp dụng những tiến bộ công nghệ để từng bước thực hiện số hóa bảo tàng. VR360 đã tạo chuyến tham quan thực tế ảo cho tổng quan dự án, vẽ model 3D lên Map 3D, lập trình MC ảo giới thiệu tổng quan bảo tàng, tái hiệu bảo vật bằng công nghệ bảo vật 3d... mang đến những trải nghiệm mới lạ cho người dùng.
- Bảo Tàng Số Thực Tế Ảo Telemor - Đông Timor: Trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Telemor (một thương hiệu của Viettel có trụ sở tại Đông Timor) đã tin tưởng chọn VR360 trở thành đối tác để xây dựng Tour du lịch thực tế ảo Việt Nam – Đông Timor và Bảo tàng số Telemor tạo được ấn tượng với khách hàng qua những tính năng như: nhận diện thương hiệu, mini map, âm thanh, nút điều hướng, nút giới thiệu, album ảnh, video, nhãn thông tin, v.v.
- Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam: Qua lăng kính thực tế ảo, di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa và mô phỏng lại chính xác kích thước bằng công nghệ 3D Scanning, thể hiện trong không gian ba chiều trực quan, lưu giữ dễ dàng trên môi trường internet, có thể sử dụng các thiết bị điện tử thông dụng để quan sát.
Với những lợi ích vượt trội mà số hóa hiện vật mang lại, có thể nói đây là xu hướng tất yếu cho các bảo tàng, khu du lịch, khu di tích lịch sử trong thời gian đến. Nếu bạn là quản lý của một khu bảo tàng, di tích hoặc bất kỳ tổ chức nào quan tâm đến những giải pháp công nghệ thực tế ảo vào quá trình số hoá cho bảo tàng của mình thì liên hệ ngay với VR360.
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Fb: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
- 123 Phạm Huy Thông, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Toà nhà Citilight, số 45 Võ Thị Sáu, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- 3B Đặng Thái Thân, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội