1. Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
2. Bia Tưởng niệm chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh tại Dinh Độc Lập
3. Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ
4. Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn
5. Khu di tích Lịch sử Dân công hoả tuyến
6. Số 4 Duy Tân - Trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thời đánh Mỹ
Ở TP HCM, vẫn tồn tại những vết tích lịch sử của thời kỳ chiến tranh, được gọi là "địa chỉ đỏ". Những địa điểm này trước đây là những nơi bí mật, như các căn cứ quân sự, tòa nhà hành chính cũ và hầm địa đạo. Ngày nay, chúng đã mở cửa đón khách tham quan. Trong bài viết này, VR360 sẽ liệt kê vài địa điểm địa chỉ đỏ ở TP.Hồ Chí Minh mang giá trị lịch sử. Hy vọng mọi người có thể đến và trải nghiệm những địa điểm di tích này cũng như giới thiệu đến mọi người xung qoanh sau khi đọc xong bài viết.
Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh đặt tại địa chỉ số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Đây thuộc quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh và là một trong các chi nhánh của Hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc.
Trong hơn 30 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm quan trọng về giáo dục lịch sử cách mạng, đạo đức và cuộc đời cùng hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với hơn 30 triệu lượt khách tham quan đến từ khắp nơi trong nước và quốc tế, bao gồm cả hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và quan chức cấp cao, Bảo tàng đã chứng tỏ vai trò quan trọng là điểm đến để tìm hiểu và nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bia đặt tại địa chỉ 108 Nguyễn Du, phường Bến Thành, Quận 1 – nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu của 15 chiến sĩ Đội 5, Biệt động Sài Gòn - Gia Định tấn công vào Dinh Độc Lập trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 31/1/1968 (rạng sáng Mùng 2 Tết Mậu Thân), 15 chiến sĩ Đội 5, Biệt động Sài Gòn - Gia Định, do đồng chí Tô Hoài Thanh chỉ huy tấn công vào Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn tại cổng Dinh phía đường Nguyễn Du. Đội diệt được bọn lính gác nhưng trước sự chống trả quyết liệt của lính bảo vệ Dinh với hỏa lực rất mạnh, quân ta không vào được bên trong. Địch điều xe thiết giáp đến ứng cứu, quân ta phải rút lui. Sau hơn một ngày đêm chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, đối đầu với kẻ thù đông hơn, mạnh hơn nhiều lần về hỏa lực, phía ta có 8 chiến sĩ anh dũng hy sinh, 7 chiến sĩ bị sa vào tay giặc.
Ghi nhận sự hy sinh của các chiến sĩ, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (20/12/1969).
Di tích Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ, đặt tại số 51/10/14 đường Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, đánh dấu một trang sử cách mạng quan trọng trong giai đoạn chống Mỹ.
Tại ngôi nhà này, Ban Tuyên huấn Xứ ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng với sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp như Trần Bạch Đằng, Phạm Dân, Tân Đức, Đỗ Văn Ba... cho đến khi Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ dời về chiến khu D vào năm 1957.
Di tích này đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1988, là minh chứng cho vai trò quan trọng trong lịch sử cách mạng của đất nước.
Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn là một căn hầm bí mật được biết đến với tên gọi "Hầm B", bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 1952. Được xem là một trong những cấu trúc hầm thông minh nhất trong nội thành Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Nằm dưới nền của một căn nhà tại địa chỉ đã nêu, ban đầu là một ngôi nhà gỗ với ván vách, có diện tích 62m2 (6,2m x 10m). Ngôi nhà được phân chia thành hai phần: một phần để ở và phần còn lại được đào thành hầm bí mật để in ấn tài liệu cho Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn. Khu vực này cũng chứa một phòng làm đàn để làm nơi ngụy trang. Xung quanh khuôn viên có hàng rào làm từ tre.
Tháng 9 năm 1954, cơ sở in ấn này được chuyển vào chiến khu An Phú đông, đến cuối năm 1957, hầm bí mật ngừng hoạt động vì một cơ sở của Hội bị địch phát hiện. Nhiều đồng chí bị địch bắt, bị tra tấn dã man và một số bị đày ra Côn đảo. Sau năm 1975, hầm bí mật được trùng tu hầu như cũ: hầm chính, hầm phụ và địa đạo để đón khách tham quan.
Đây là cơ sở hoạt động cách mạng đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, in ấn truyền đơn, hội họp. Đến nay là điểm tham quan giáo dục truyền thống của Quận trong các tầng lớp nhân dân.
Sự kiện đêm 15/6/1968 khiến 32 dân công hỏa tuyến ngã xuống, là sự mất mát to lớn nhưng cũng là mốc son chói lọi trong lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Lộc và mãi không phai mờ trong tâm trí những người ở lại.
32 sinh mạng đã mất trong một trận đánh địch. Trong số họ, có một người du kích làm hướng dẫn, một thanh niên từ gia đình Cách mạng tham gia cùng với đoàn dân công, hai đồng chí thương binh từ Sư đoàn 9 và 16 phụ nữ cùng 5 nam giới bị thương. Họ đều rất trẻ, người lớn nhất mới 30 tuổi, còn người trẻ nhất chỉ 15 tuổi. Tất cả đều là những người yêu nước, sẵn lòng hi sinh để bảo vệ quê hương và Tổ quốc.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm đến Danh sách các địa chỉ đỏ ở Hà Nội thu hút khách tham quan
Nhà Văn hoá Thanh Niên TP. Hồ Chí Minh đã trở thành nơi quen thuộc với nhiều thế hệ thanh niên của thành phố. Tại đây, diễn ra những sự kiện quan trọng dành cho học sinh, sinh viên và thanh niên. Qua việc tìm hiểu về lịch sử của nơi này, thế hệ trẻ có thêm niềm tự hào khi biết rằng trước năm 1975, số 4 Duy Tân đã là nơi mở đầu cho nhiều cuộc vận động yêu nước, đòi hòa bình và thống nhất đất nước.
Từ năm 1963 đến 1975, số 4 Duy Tân đã trở thành trung tâm của cuộc đấu tranh chính trị của thanh niên, sinh viên và học sinh do Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định trực tiếp chỉ đạo.
Nơi này đã chứng kiến sự nổi lên của các phong trào yêu nước, đòi hòa bình và thống nhất đất nước, đồng thời là nơi diễn ra những hoạt động như đêm không ngủ, biểu diễn ca nhạc để thể hiện tinh thần tự do và đấu tranh. Những phong trào này đã lan tỏa rộng rãi, được ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều tầng lớp và phần tử trong xã hội.
Ngày 26/3/1985, Ban Thường vụ Thành đoàn ra quyết định số 79, đặt bia truyền thống kỷ niệm tại số 4 Duy Tân với nội dung “4 Duy Tân - Trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời đánh Mỹ” và xếp địa điểm này vào loại lịch sử truyền thống của Ðoàn Thanh niên TP.
Căn hầm bí mật tại số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) là một biểu hiện rõ nét về sự kiên cường và dũng cảm của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.
Nằm dưới căn nhà rộng khoảng 37m2, khu vực này trước đây là một "địa chỉ đỏ" nằm trong con hẻm chợ, chứa đựng một hệ thống hầm bí mật được sử dụng để lưu trữ vũ khí được mang từ ngoại ô vào Sài Gòn. Các miệng hầm được che giấu một cách kỹ lưỡng, khó bị phát hiện.
Năm 1988, Bộ Văn hóa công nhận căn nhà này là Di tích lịch sử cấp quốc gia với tên gọi "Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong cuộc tấn công dinh Độc Lập vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968".
Di tích Ngã Ba Giòng nằm tại Ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, được bao quanh bởi ba con đường: Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa và tỉnh lộ 19.
Nơi này là khu vực ghi nhận những sự kiện quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2002 theo quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002.
Nằm giữa trung tâm Sài Gòn, phở Bình vốn nức tiếng từ trước năm 1975 là một trong các địa chỉ đỏ ở TP.Hồ Chí Minh. Ít ai biết được nơi đây từng là Sở chỉ huy tiền phương Phân khu 6 trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam đã tiến hành lập kế hoạch và xây dựng các cơ sở bí mật trong nội thành. Những nơi này được sử dụng để lưu trữ vũ khí, đồng thời là điểm tổ chức các cuộc họp, trao đổi thông tin, và là cơ sở tiền chỉ huy trước và trong các trận đánh.
Phở Bình, với lịch sử lâu dài và sự kiên cường trước bao biến cố, vẫn tồn tại ở Sài Gòn như một minh chứng yên bình, gợi nhớ về quá khứ. Không gian giản dị, thoải mái giữa nhịp sống sôi động của thành phố có thể là lý do khiến khách hàng luôn nhớ về Phở Bình, bên cạnh việc thưởng thức những tô phở thơm ngon.
Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ (trước đây gọi là Lâm viên Cần Giờ) có diện tích rộng 2.215,45 ha, trong đó có 514 ha đã và đang mở cửa để phục vụ du lịch. Khu vực này giữ đầy đủ sinh cảnh và loài vật của một hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng nhất. Nơi này còn là nơi sinh sống của nhiều đàn khỉ, với tổng số hơn 1.000 con, tự nhiên và gần gũi với con người.
Căn cứ cách mạng Rừng Sác đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 2004. Vào ngày 21-1-2000, UNESCO công nhận Rừng Sác là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ với động thực vật đa dạng, độc đáo, đặc trưng của vùng ngập mặn. Khu vực này được hình thành từ lòng chảo của các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, với tổng diện tích khu rừng ngập mặn Cần Giờ lên đến 75.740 ha.
Có thể thấy rằng các di tích lịch sử địa chỉ đỏ không chỉ góp phần giáo dục truyền thống cho người dân, thế hệ trẻ mà còn là điểm đến thú vị ngày càng được du khách quốc tế ưa chuộng. Đây là cơ hội lớn để quảng bá, làm sống động, hấp dẫn du khách đến với các “địa chỉ đỏ”, góp phần vào sự phục hồi của ngành du lịch ở nước ta. Hiện nay, tại TP. Hồ ChíMinh vẫn còn rất nhiều di tích địa chỉ đỏ chưa được nhắc đến trong bài viết, VR360 sẽ cập nhật các địa chỉ đỏ còn lại trong bài viết tiếp theo.
Bài viết liên quan:
Nguồn: Tổng hợp từ các trang Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà văn hoá sinh viên, Báo Nhân dân điện tử...
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360
VR360 – ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT
- Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/
- Hotline: 0935 690 369
- Email: infor@vr360.com.vn
- Địa chỉ:
Mục lục
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
2. Bia Tưởng niệm chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh tại Dinh Độc Lập
3. Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ
4. Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn
5. Khu di tích Lịch sử Dân công hoả tuyến
6. Số 4 Duy Tân - Trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thời đánh Mỹ